Chuyển đổi số Phần mềm CRMĐạt kỷ luật Leads thu về nhờ 10 cách tương tác với khách hàng cho Sales
Tương tác với khách hàng là gì? Cách Sale tương tác để thêm nhiều Lead và giữ chân người tiêu dùng
21 giờ trước 156 lượt xem

Đạt kỷ luật Leads thu về nhờ 10 cách tương tác với khách hàng cho Sales

Khách hàng của bạn luôn sẽ có những kỳ vọng cao và nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng được, họ sẽ sẵn sàng rời bỏ bạn để tìm đến đối thủ. Nghe có vẻ thật khắt khe, nhưng sự thật là những tương tác tốt với khách hàng chỉ xảy ra khi bạn làm hai điều sau:

  • Cung cấp cho họ sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của họ

  • Giúp khách hàng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ khi cần

Trải nghiệm khách hàng không kết thúc sau một giao dịch, sau đó là cả một hành trình dài mà các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực cải thiện. Khi bạn đầu tư và cố gắng vượt kỳ vọng của khách hàng, họ sẽ vui lòng ủng hộ sản phẩm và thương hiệu của bạn.

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn xây dựng những tương tác với khách hàng khiến họ không để không “yêu” thương hiệu của bạn.

>>> Bí quyết xây dựng B2B Sales Funnel hiệu quả

Tương tác với khách hàng là gì?

Tương tác với khách hàng là bất kỳ cuộc giao tiếp nào giữa khách hàng và công ty. Mỗi lần tương tác đều là cơ hội để kết nối, làm hài lòng khách hàng, và tăng khả năng họ quay lại hoặc giới thiệu doanh nghiệp bạn.

Tương tác với khách hàng là gì?

Tương tác với khách hàng là gì?

Ví dụ về các kiểu tương tác với khách hàng

Trong Tiếp thị

  • Khách hàng thấy quảng cáo của bạn trên mạng xã hội và để lại bình luận.

  • Họ nhìn thấy biển quảng cáo tại cửa hàng với thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Khách hàng đăng ký nhận email từ bạn để cập nhật tin tức và khuyến mãi hàng tuần.

  • Họ tham gia một sự kiện của công ty bạn.

Trong Bán hàng

  • Khách hàng gọi đến số hỗ trợ và yêu cầu gặp nhân viên bán hàng.

  • Họ truy cập trang web và bắt đầu trò chuyện trực tuyến với nhân viên.

  • Họ nhận email từ đội ngũ bán hàng và sắp xếp cuộc hẹn.

  • Đại diện bán hàng gọi để hỏi xem khách hàng có hài lòng với sản phẩm mới không.

  • Nhân viên bán hàng gửi email theo dõi sau cuộc trò chuyện trước đó.

Trong Dịch vụ khách hàng

  • Khách hàng gọi đến số hỗ trợ để yêu cầu giúp đỡ về sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Họ có thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ, hoặc khuyến mãi và liên hệ qua mạng xã hội.

  • Khách hàng không hài lòng và viết đánh giá tiêu cực về thương hiệu của bạn.

  • Quản lý CSKH chủ động liên hệ với những khách hàng có dấu hiệu rời bỏ.

Theo báo cáo Future of CX (Tương lai của Trải nghiệm khách hàng),có đến 80% người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng từ những thương hiệu biết cách tạo ra trải nghiệm khách hàng mang tính cá nhân hóa.

Ngày nay, khách hàng muốn tương tác qua bất kỳ kênh nào họ chọn và mong đợi rằng mỗi trải nghiệm đều được “may đo” theo sở thích và lịch sử giao dịch của họ. Vì vậy tạo tương tác với khách hàng một cách tích cực là vô cùng quan trọng.

>>>> Bạn có tò mò về quy trình chăm sóc khách hàng thế nào là chuẩn?

Tại sao nói các tương tác với khách hàng lại quan trọng?

Mỗi cuộc trò chuyện, mỗi email, hay mỗi lần hỗ trợ khách hàng đều có thể quyết định việc họ sẽ tiếp tục gắn bó hay rời bỏ doanh nghiệp của bạn. Hãy xem xét tình huống thực tế sau:

Một khách hàng không hài lòng gọi điện để phàn nàn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Cách bạn phản ứng và xử lý trong tình huống này không chỉ ảnh hưởng đến cảm nhận hiện tại của họ mà còn quyết định liệu họ có sẵn sàng giới thiệu bạn đến bạn bè, người quen hay, ngược lại, để lại một đánh giá tiêu cực chỉ 1 sao trên mạng xã hội.

Tương tác với khách hàng rất quan trọng trong việc giữ chân khách hàng

Tương tác với khách hàng rất quan trọng trong việc giữ chân khách hàng

Đó không phải là trường hợp hiếm hoi. Bạn có biết không, chi phí để chinh phục một khách hàng mới có thể cao gấp 5 đến 7 lần so với việc giữ chân một khách hàng hiện tại. Nhưng không chỉ dừng lại ở con số, mà đó là nghệ thuật tương tác với khách hàng:

  • Một email gửi khách hàng phản hồi nhanh chóng, chu đáo có thể biến cơn giận dữ thành nụ cười hài lòng

  • Một nhân viên tư vấn tận tâm, hiểu rõ sản phẩm sẽ trở thành người bạn đáng tin cậy của khách hàng

  • Một cuộc gọi hỗ trợ nhiệt tình có thể biến đánh giá 1 sao thành 5 sao chỉ trong tích tắc

Mỗi tương tác là cơ hội để:

  • Đào sâu vào mong đợi của họ, hiểu rõ những ý muốn chưa được đáp ứng

  • Thu thập những góc nhìn khác nhau để hoàn thiện sản phẩm

  • Xây dựng những mối quan hệ gắn bó, vượt xa khái niệm mua-bán đơn thuần

  • Tạo ra những “người quảng cáo” nhiệt thành nhất, hoàn toàn miễn phí

Đầu tư vào việc nâng cao chất lượng tương tác với khách hàng sẽ giúp tăng doanh số trong ngắn hạn và là nền tảng để phát triển bền vững. Bởi vì cuối cùng, khách hàng hài lòng mới là tài sản quý giá nhất của mọi doanh nghiệp.

>>>> Bạn đang làm trong dịch vụ khách hàng? Xem ngay top phần mềm quản lý khách hàng chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay

Vậy làm thế nào để giúp Sales tương tác với khách hàng đạt hiệu quả tốt nhất?

Sau đây là 10 cách giúp đội ngũ Sales của bạn tương tác với khách hàng đạt hiệu quả cao nhất:

10 cách tương tác với khách hàng hiệu quả

10 cách tương tác với khách hàng hiệu quả

1. Hạn chế việc truyền miệng tiêu cực vì vậy hãy thật cẩn trọng

Đây là bài học có thể bạn đã từng học khi còn là học sinh trong công việc đầu tiên, và nó càng quan trọng hơn khi làm công việc phục vụ khách hàng. Một khách hàng không hài lòng sẽ kể cho 10 người khác nghe về trải nghiệm tồi tệ của họ. Trong thời đại mạng xã hội, con số đó có thể tăng lên gấp nhiều lần.

Marnix Broer, CEO kiêm đồng sáng lập Studocu, chia sẻ một bí quyết tuy nghe đơn giản nhưng hiệu quả: đừng để cuộc trò chuyện kết thúc sau khi khách hàng gác máy. Một mẫu tin nhắn chăm sóc khách hàng hay email ngắn để hỏi thăm xem giải pháp có hiệu quả không, hoặc họ cần hỗ trợ gì thêm, sẽ tạo nên khác biệt lớn. "Đây là cách đơn giản để cho khách hàng thấy bạn thực sự quan tâm đến họ, chứ không chỉ đơn thuần làm cho xong việc," Broer nói.

Để tránh những đánh giá tiêu cực và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn có thể:

  • Đưa ra thời hạn cụ thể để giải quyết vấn đề và luôn giữ đúng lời hứa

  • Chủ động liên hệ lại sau 1-2 tuần để đảm bảo mọi thứ vẫn ổn

  • Nghiên cứu và dự đoán các vấn đề khách hàng có thể gặp phải, rồi chủ động đưa ra giải pháp trước

  • Với khách hàng thân thiết, hãy quan tâm nhiều hơn đến công việc và cuộc sống của họ. Một lời chúc mừng khi họ đạt được thành công, hay một thông tin hữu ích về ngành nghề của họ sẽ khiến mối quan hệ trở nên đặc biệt hơn

Sự cẩn trọng và chu đáo trong từng tương tác sẽ khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm và ghi nhớ công ty bạn theo cách tích cực nhất.

>>>>>> Đo lường hiệu quả chất lượng công việc mà nhân viên đạt được với KPI chăm sóc khách hàng

2. Đồng cảm và biết ơn

Quy tắc vàng trong mọi cuộc giao tiếp là: "Đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử". Trong chăm sóc khách hàng, quy tắc này nên là “Đối xử với khách hàng như cách bạn muốn được đối xử khi là khách hàng”. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc thể hiện sự đồng cảm và lòng biết ơn đối với khách hàng thật sự mang lại giá trị to lớn trong mỗi lần tương tác.

Dưới đây là vài cách để làm điều đó:

  • Cảm ơn khách hàng - vì tất cả. Cảm ơn họ vì sự kiên nhẫn khi công ty gặp trục trặc. Cảm ơn họ vì sự thông cảm khi công ty mắc sai sót. Cảm ơn họ vì sự trung thành khi họ quay lại hoặc tiếp tục mua sản phẩm của bạn. Cảm ơn họ vì đã dành thời gian đóng góp ý kiến, dù là phản hồi tích cực hay tiêu cực.

  • Đồng cảm trong phản hồi các khiếu nại và vấn đề của khách hàng. Hãy nói “Tôi rất tiếc” cho bất kỳ sự bất tiện nào ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Khách hàng có thể đang mất thời gian, tiền bạc, hoặc đơn giản là đang gặp một ngày đầy căng thẳng. Bạn không thể biết hết những gì diễn ra trong cuộc sống của họ, nên hãy luôn thể hiện sự thông cảm và xin lỗi dù vấn đề lớn hay nhỏ.

Tương tác với khách hàng bằng lời cảm ơn

Tương tác với khách hàng bằng lời cảm ơn

Khách hàng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và trung thành lâu dài hơn nếu họ có những trải nghiệm tích cực với công ty. Hãy chắc rằng mỗi cuộc trò chuyện kết thúc bằng sự chân thành và lịch thiệp để khách hàng cảm thấy hài lòng khi làm việc với bạn.

3. Tập trung xây dựng tệp khách hàng trung thành

Làm thế nào để xây dựng được một tệp khách hàng trung thành? Đây là những cách đã được chứng minh hiệu quả: Luôn giữ lời hứa, dù là nhỏ nhất: Nếu bạn nói sẽ gọi lại trong 30 phút, hãy thực sự gọi lại trong 30 phút. Sự nhất quán này sẽ tạo nên niềm tin.

Tạo trải nghiệm cá nhân hóa:

  • Ghi nhớ thông tin và sở thích của khách hàng

  • Chủ động đề xuất giải pháp phù hợp với nhu cầu riêng của họ

  • Gửi lời chúc trong những dịp đặc biệt

  • Tạo cách chương trình thu hút khách hàng mang tính cá nhân hóa

“Thưởng” cho sự trung thành:

  • Tạo chương trình tích điểm có ý nghĩa

  • Cung cấp ưu đãi đặc biệt cho khách hàng lâu năm

  • Mời họ tham gia thử nghiệm sản phẩm mới đầu tiên

Lắng nghe và hành động:

  • Thường xuyên thu thập phản hồi

  • Thể hiện rằng bạn đã lắng nghe bằng cách cải thiện dịch vụ

  • Cập nhật cho họ biết về những thay đổi dựa trên góp ý của họ

Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng khách hàng trung thành không phải tự nhiên mà có. Họ là kết quả của việc bạn liên tục mang đến những trải nghiệm tốt, đáng tin cậy và có giá trị thực sự. Khi khách hàng cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao, họ sẽ tự nhiên muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn.

>>>>> Làm tăng sự hài lòng của khách hàng không khó như bạn tưởng

4. Thật sự hiểu khách hàng bạn hướng đến

Có một sự thật mà ai cũng biết nhưng thường bị bỏ qua: khách hàng không chỉ là những con số trong báo cáo, họ là những con người thật với cảm xúc và nhu cầu riêng. Giống như bạn không thể giúp một người bạn nếu không hiểu họ đang gặp khó khăn gì, bạn cũng không thể phục vụ tốt khách hàng nếu không thực sự hiểu họ cần gì.

Chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế, Will Yang - giám đốc phát triển và chăm sóc khách hàng tại Instrumental, đã từng chứng kiến nhiều công ty "vật lộn" với dịch vụ khách hàng. Vấn đề lớn nhất không phải là thiếu công cụ hay nguồn lực, mà đơn giản là họ không hiểu khách hàng của mình. Hậu quả? Mỗi cuộc trao đổi đều trở nên gượng gạo, như thể hai người đang nói hai ngôn ngữ khác nhau.

Will đưa ra một lời khuyên đơn giản nhưng hiệu quả: trước khi nghĩ đến việc bán hàng hay giải quyết vấn đề, hãy nhìn nhận khách hàng như một con người bình thường. Sau đó, trang bị cho nhân viên những công cụ và kiến thức cần thiết để họ có thể hỗ trợ khách hàng một cách tự nhiên và ý nghĩa nhất.

Cuối cùng, mục tiêu không phải là tạo ra những cuộc đối thoại hoàn hảo, mà là những tương tác chân thành, nơi khách hàng cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu.

5. Đôi lúc Sales cũng cần "giành" lại khách hàng từ tay đối thủ

Một khách hàng rời bỏ không có nghĩa là mất họ mãi mãi. Thay vì từ bỏ, hãy xem đây là cơ hội để cải thiện và chứng minh giá trị của bạn:

Bước đầu tiên và quan trọng nhất là tìm hiểu thật kỹ lý do khách hàng rời đi. Đây không phải lúc để đổ lỗi hay biện minh, mà là cơ hội để lắng nghe và học hỏi từ những thiếu sót của mình. Hãy dành thời gian phân tích kỹ phản hồi của họ và xem điều gì đã khiến đối thủ trở nên hấp dẫn hơn.

Sau khoảng 3-6 tháng, khi khách hàng đã có trải nghiệm với đối thủ, đây là thời điểm thích hợp để liên hệ lại. Đừng chỉ đơn thuần mời họ quay lại, mà hãy cho họ thấy những thay đổi tích cực mà bạn đã thực hiện. Điều quan trọng là thể hiện rằng bạn đã lắng nghe và hành động dựa trên phản hồi của họ.

Khi tiếp cận lại khách hàng cũ, điều cần tránh nhất là nói xấu đối thủ. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc chứng minh giá trị độc đáo của bạn và đưa ra những đề xuất đặc biệt phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Đôi khi, một ưu đãi hấp dẫn kết hợp với service tốt hơn có thể là chìa khóa để họ quay trở lại.

Tương tác với khách hàng cả khi đã đánh mất

Tương tác với khách hàng cả khi đã đánh mất

Tất nhiên, không ai muốn “mất bò mới lo làm chuồng”, bạn có thể tham khảo Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng để giữ chân khách hàng tốt nhất.

6. Phát triển chiến lược tương tác đa kênh

Khách hàng sẽ kỳ vọng được tương tác với doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, qua bất kỳ kênh nào họ thuận tiện. Việc của bạn không chỉ là có mặt trên nhiều nền tảng, mà phải kết nối chúng một cách thông minh và nhất quán.

Yếu tố then chốt của một hệ thống các dịch vụ CSKH đa kênh là sự liền mạch. Khách hàng phải cảm thấy họ đang nói chuyện với cùng một công ty, dù là qua email, điện thoại hay mạng xã hội. Việc này có nghĩa là họ không phải lặp lại thông tin khi chuyển từ kênh này sang kênh khác.

Thời gian phản hồi cũng cực kỳ quan trọng. Trong giờ làm việc, mọi message đều cần được trả lời trong vòng tối đa 2 giờ (nhưng tôi vẫn khuyến khích nhân viên CSKH trả lời tin nhắn ngay khi thấy). Chatbot có thể giúp xử lý các câu hỏi đơn giản, nhưng phải luôn có tùy chọn để khách hàng nói chuyện với nhân viên thật khi cần.

Ngoài ra, lưu trữ và quản lý lịch sử tương tác một cách có hệ thống sẽ giúp bạn hiểu rõ viễn cảnh của từng khách hàng. Khi chuyển vấn đề giữa các bộ phận, cần có quy trình rõ ràng để không làm gián đoạn trải nghiệm của họ.

7. Linh hoạt trong việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ

Marketing và sales hiện đại đòi hỏi sự linh hoạt cao độ. Thay vì áp dụng một kịch bản cứng nhắc cho mọi khách hàng, hãy học cách đọc tình huống và điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp.

Quan sát kỹ phản ứng và ngôn ngữ cơ thể của khách hàng là kỹ năng quan trọng. Đừng vội vàng đưa ra đề xuất khi chưa thực sự hiểu nhu cầu của họ. Thay vì liệt kê đặc điểm sản phẩm, hãy tập trung vào việc giải quyết vấn đề thực tế của khách hàng.

Chia sẻ những câu chuyện thành công và case study thực tế sẽ thuyết phục hơn nhiều so với những lời quảng cáo suông. Hãy để khách hàng tự khám phá và đặt câu hỏi, đồng thời luôn sẵn sàng đưa ra các phương án phù hợp với ngân sách của họ.

>>>>> Tôi nghĩ bạn thích nó: Tiếp thị kỹ thuật số là gì? Ứng dụng từng nền tảng phù hợp “làm giàu” cho doanh nghiệp của bạn

8. Tạo cơ hội cho khách hàng được làm chủ

Khách hàng ngày nay không chỉ muốn được phục vụ tốt mà còn mong muốn có thể tự mình làm chủ trải nghiệm với sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc trao quyền cho khách hàng không chỉ giúp họ hài lòng hơn mà còn là một chiến lược thông minh giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Hãy bắt đầu bằng cách xây dựng một cổng thông tin tự phục vụ với giao diện dễ sử dụng. Ở đây, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những video hướng dẫn ngắn gọn và dễ hiểu, cùng với các câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp. Điều này giúp họ tự giải quyết được các vấn đề đơn giản mà không cần phải chờ đợi sự hỗ trợ từ bạn.

Ngoài ra, việc tạo ra một cộng đồng trực tuyến, nơi khách hàng có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Đây không chỉ là nơi để họ học hỏi mà còn là không gian để kết nối, tạo dựng sự gắn bó lâu dài với thương hiệu của bạn.

Tương tác với khách hàng bằng cách cho họ làm chủ

Tương tác với khách hàng bằng cách cho họ làm chủ

Và đừng quên, việc đơn giản hóa các quy trình, thủ tục cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Khi khách hàng không phải đối mặt với những rào cản phức tạp hay thủ tục rườm rà, họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và đánh giá cao.

9. Cải thiện quy trình sau bán hàng chặt chẽ

Tôi đã nhắc đến khái niệm “chăm sóc sau bán hàng” một lần ở tip thứ 5. Thật sự rất rất nhiều doanh nghiệp có lớn có nhỏ để sales dồn toàn lực để bán được hàng, nhưng lại quên mất khách hàng ngay sau đó. Đây là cách bạn thay đổi điều này:

Trước tiên, hãy liên hệ sớm. Ngay tuần đầu tiên sau khi mua hàng, một cuộc gọi hay email ngắn để hỏi thăm có thể tạo nên khác biệt lớn. Khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn ban đầu khi sử dụng sản phẩm.

Tiếp đến, hãy tạo một lịch trình chăm sóc cụ thể. Ví dụ: tuần đầu gọi điện, tháng đầu gửi email hướng dẫn sử dụng, 3 tháng tổ chức đào tạo nâng cao, 6 tháng đánh giá hiệu quả sử dụng. Việc đó giúp khách hàng cảm thấy họ đang được đồng hành, chứ không phải bị bỏ mặc.

Đặc biệt, đừng đợi đến khi có vấn đề mới xuất hiện. Hãy chủ động nhận diện và giải quyết các rủi ro tiềm ẩn. Một khách hàng được cảnh báo và hướng dẫn trước sẽ cảm kích hơn rất nhiều so với một khách hàng phải tự mò mẫm và gặp rắc rối.

>>>> Nó dành cho bạn: Doanh số tăng “bất ngờ” cùng 12 cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả

10. Không chỉ hài lòng khách hàng mà đội ngũ của bạn cũng cần được hài lòng

Nhiều sếp thường quên: khi nhân viên không cảm thấy vui vẻ, họ khó có thể mang lại niềm vui cho khách hàng. Đặc biệt đối với bộ phận Sales, những người trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty, việc trang bị cho họ đủ sức mạnh tinh thần và kỹ năng là điều vô cùng quan trọng.

Thay vì yêu cầu nhân viên phải xin phép cấp trên cho mỗi quyết định nhỏ, hãy trao cho họ không gian linh hoạt để tự giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như quyền giảm giá trong một mức cho phép, hay quyền đề xuất giải pháp thay thế cho khách hàng.

Đặc biệt, đừng quên ghi nhận và khen thưởng kịp thời. Không nhất thiết phải là tiền, đôi khi chỉ một lời khen chân thành trước toàn công ty, hay một buổi cà phê với sếp để chia sẻ ý tưởng cũng đủ khiến nhân viên cảm thấy được trân trọng.

Hãy làm nhân viên của bạn hài lòng để họ làm hài lòng khách hàng

Hãy làm nhân viên của bạn hài lòng để họ làm hài lòng khách hàng

Cuối cùng, hãy xây dựng một văn hóa doanh nghiệp chia sẻ và học hỏi trong công ty. Tổ chức các buổi họp định kỳ để mọi người có thể trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ khó khăn và cùng nhau tìm ra giải pháp. Khi nhân viên cảm thấy không đơn độc đối mặt với thử thách, họ sẽ tự tin và nhiệt tình hơn rất nhiều trong việc phục vụ khách hàng.

Khi thực hiện được 10 tương tác với khách hàng trên, bạn sẽ được nhận lại những giá trị xứng đáng.

Xây dựng chiến lược tương tác với khách hàng tích cực cùng phần mềm CRM CloudGO

Phần mềm CRM CloudGO sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tương tác với khách hàng, hỗ trợ quy trình từ trước, trong và sau bán hàng. Độ uy tín của CloudGO được thể hiện qua sự tin dùng bởi hơn 2500+ doanh nghiệp lớn nhỏ như VinGroup, Viettel, và FPT Edu. CloudGO CRM chính là giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho việc chăm sóc khách hàng.

Nâng cao tương tác với khách hàng cùng phần mềm CRM CloudGO

Nâng cao tương tác với khách hàng cùng phần mềm CRM CloudGO

Ưu điểm của các phần mềm cung cấp những tương tác với khách hàng chuyên sâu thuộc hệ sinh thái CloudGO bao gồm:

Tương tác với khách hàng qua Email Marketing - CloudMAIL

Với CloudMAIL, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu khách hàng thành một kho tập trung và được hỗ trợ phân nhóm khách hàng tự động theo nhiều tiêu chí. Những chiến dịch tiếp thị hay chăm sóc được thiết kế trực quan, đảm bảo tiếp cận đúng khách hàng, đúng thời điểm. Ngoài ra, CloudMAIL còn theo dõi hành vi khách hàng trên website và chấm điểm tiềm năng, giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để chốt đơn hoặc chăm sóc lâu dài.

Tương tác qua hệ thống chăm sóc - CloudCARE

CloudCARE là "bàn tay nối dài" của doanh nghiệp khi xử lý các phản hồi từ khách hàng qua mọi kênh, từ email, chatbot, đến tổng đài và Zalo OA. Hệ thống không chỉ tiếp nhận mà còn tự động phân loại, phân bổ công việc cho các bộ phận, đảm bảo phản hồi nhanh chóng và chính xác. Hơn nữa, CloudCARE giúp doanh nghiệp khảo sát sự hài lòng của khách, biến mỗi tương tác thành cơ hội gắn kết và xây dựng lòng trung thành.

Tương tác với khách hàng qua tin nhắn - CloudMESSAGE

CloudMESSAGE giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng qua SMS, Zalo OA, và email một cách dễ dàng và gần gũi. Hệ thống hỗ trợ gửi tin nhắn tự động như thông báo, lời chúc sinh nhật, hoặc ưu đãi đặc biệt, mang lại cảm giác được quan tâm cho khách hàng.

Với CloudGO CRM, việc tương tác với khách hàng không còn là thách thức nữa. Mỗi tính năng trong hệ sinh thái đều hướng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn, không chỉ dừng lại ở việc bán hàng mà còn tạo những mối quan hệ bền chặt, lâu dài và đầy giá trị.

Tạm kết

Quá trình từ tương tác khách hàng đến lòng trung thành của khách hàng không phải là chuyện một sớm một chiều, nhưng cũng không quá phức tạp. Tất cả chỉ cần là những phần thưởng trung thành đúng đắn để khách hàng cảm thấy được trân trọng.

Khách hàng hài lòng = Khách hàng trung thành! Đừng quên điều này nhé.

TƯƠNG TÁC VỚI KHÁCH HÀNG TỐT HƠN NẾU BẠN:

1. Hiểu hành vi khách hàng

2. Nắm chắc sáng kiến chăm sóc khách hàng

3. Tận dụng email doanh nghiệp

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu