Quản trị - Vận hành Tích hợp đa kênhZalo OA là gì? Cách tạo tài khoản giúp tái khởi động danh tiếng vững mạnh trên nền tảng số
Zalo OA là gì? Cách tạo tài khoản OA Zalo và sử dụng đột phá để phát triển thương hiệu
Cập nhật lần cuối: 29/06/2023 1.964 lượt xem

Zalo OA là gì? Cách tạo tài khoản giúp tái khởi động danh tiếng vững mạnh trên nền tảng số

Zalo OA là gì mà làm mưa làm gió thời gian vừa qua? Theo báo cáo “The Connected Consumer” quý I/2024, với mức độ sử dụng 82% Zalo tiếp tục là nền tảng tin nhắn phổ biến nhất tại Việt Nam, vượt qua cả ông lớn Facebook.

Ứng dụng Việt này đã thể hiện độ vượt trội so với Messenger đến 2,6 lần độ yêu thích. Theo báo cáo từ Decision Lab, Zalo được coi là ứng dụng của mọi thế hệ, khi đứng đầu về tỷ lệ yêu thích ở cả 3 nhóm người dùng là: GenX, GenY và GenZ.

Với sự yêu thích như vậy, Zalo trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho doanh nghiệp xây dựng danh tiếng thương hiệu. Nhưng phải làm thế nào mới hiệu quả? Để CloudGO chỉ cho bạn nhé!

>>> Tìm hiểu về: Zalo Form là gì? 10 Bước tạo Zalo Form một Marketer phải biết

Zalo OA là gì? Câu hỏi bạn đang thắc mắc bấy lâu nay?

Vậy Zalo OA là gì? Zalo OA viết tắt cho cụm từ (Zalo Official Account) cũng như nhiều nền tảng mạng xã hội khác, được thiết kế và phát triển bởi công ty VNG. Zalo OA là tài khoản chính thức của doanh nghiệp hay các tổ chức cộng đồng, nơi liên lạc cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua ứng dụng Zalo.

>>Tham khảo đa dạng các phương thức tích hợp CRM

Zalo OA đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vì tính bảo mật của Zalo cao, không gian riêng tư nhất định, nên hầu như khách hàng chỉ nhấn quan tâm những trang OA doanh nghiệp mà họ thực sự muốn nhận thông tin. Đó chính là những khách hàng tiềm năng chất lượng để doanh nghiệp có thể nuôi dưỡng.

Doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế được những data rác. Vì hầu hết, người dùng Zalo đều sở hữu ít nhất 1 số điện thoại và thông thường sẽ lấy số đó làm tài khoản Zalo. Chính vì thế sẽ tránh được những tài khoản giả, ảo, tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng

Các loại tài khoản Zalo OA bởi Zalo cung cấp

Các loại tài khoản khi tạo Zalo OA là gì? Hiện nay, khi tạo tài khoản Zalo sẽ có 2 phương thức chính cho doanh nghiệp lựa chọn là: Theo đối tượng sở hữu tài khoản và theo tính xác thực.

Zalo OA theo đối tượng sở hữu tài khoản

Ở phương thức này, có 3 dạng tài khoản là:

  • Tài khoản doanh nghiệp: Tài khoản này chủ yếu phục vụ cho việc kinh doanh, Cho phép một tài khoản có thể gửi 4 tin thông báo (broadcast) trong một tháng cho đối tượng quan tâm. Gửi tin vào hộp tin của từng cá nhân.

  • Tài khoản OA cung cấp nội dung: Đây là loại tài khoản phù hợp để truyền thông, sự kiện, tin tức, bài nội dung ngắn,... Cho phép một tài khoản gửi 1 tin thông báo (broadcast) trong một tháng. Và nằm trong thanh thông báo của đối tượng nhận tin.

  • Tài khoản cho các cơ quan nhà nước: Mục tài khoản khá đặc thù chỉ dành riêng cho các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn, nếu bạn tạo sẽ cần những yếu tố xác thực khó khăn, và được cho là mạo danh cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nếu bạn là cơ quan có thẩm quyền thì không khó, chỉ cần thực hiện theo từng bước từ ứng dụng.

Các loại tài khoản Zalo OA từ Zalo

Các loại tài khoản Zalo OA từ Zalo

Zalo OA theo tính xác thực

Chia thành 2 loại chính là:

Zalo OA phổ thông: tài khoản chưa được xác thực, dành cho các cá nhân không có giấy phép kinh doanh

Zalo OA xác thực: chạy được quảng cáo cơ bản, không sử dụng được các tính năng: nhắn tin, đăng bài viết, gửi boardcard, chatbot, gọi thoại

Tùy thuộc vào mục đích tạo Zalo OA của tổ chức mà lựa chọn loại tài khoản phù hợp để phát triển đúng với định hướng.

Với những thông tin ngắn gọn này, hi vọng doanh nghiệp bước đầu đã có cái nhìn tổng quan hơn về thắc mắc Zalo OA là gì, bản chất thực sự của nó như thế nào để vận dụng đúng cách vào mô hình kinh doanh của mình.

Mẹo sử dụng Zalo OA để tối ưu quảng cáo và phát triển thương hiệu của bạn

Hiểu được Zalo OA là gì rồi, tiếp theo để phát triển thương hiệu chất lượng trên nền tảng này, hướng tới mục đích là bán được hàng, doanh nghiệp cần biết cách khai thác tối đa hết tính năng của Zalo OA để tối ưu quảng cáo, tăng khả năng tiếp cận với người tiêu dùng chất lượng hơn.

Thời gian qua, Zalo đã có những cải tiến, cho ra mắt những tính năng thú vị để tăng trải nghiệm người dùng. Có thể kể đến như tính năng Video ngắn (Short Video) như Reel của Facebook. Theo thống kê, đã có tới 23.7 triệu người dùng của Zalo đã ứng dụng và xuất sắc đưa Zalo đứng top 4 hạng mục nền tảng có video ngắn phổ biến nhất.

Các tính năng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trên Zalo cũng mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ. Năm 2023, AI Avatar đã trở nên “viral” mạnh mẽ, đạt 6,8 triệu người dùng thường xuyên. Zalo cũng đã cho ra mắt tạo sticker bằng AI và nhanh chóng tạo ra gần 9 triệu sticker khác nhau chỉ trong 7 ngày thử nghiệm.

Từ những sự cải tiến như vậy. Để không “bỏ phí” tài nguyên chất lượng này, CloudGO chỉ cho bạn một số mẹo để quá trình “nâng cấp” thương hiệu bằng Zalo OA được hoàn hảo như:

Tối ưu các thanh menu

Các menu tương tác trên Zalo bao gồm:

Tương tác nhanh (Menu nhanh)

Menu nhanh hiển thị ở giao diện chính, cho phép người dùng thấy hết nội dung Menu, có thể nhấn (click) và mở ra ngay các tính năng cần thiết như (tin nhắn, gọi thoại, bài viết,...).

Để tận dụng tính năng này doanh nghiệp có thể đặt các thông tin cập nhật mới nhất tại đây như thông tin sản phẩm mới, thông tin chương trình khuyến mãi mới,... kích thích người dùng tương tác với Zalo OA. Hoặc gắn những hành động muốn khách hàng thực hiện để khách hàng có thể truy cập nhanh chóng ngay trên trang thông tin OA.

các menu tương tác của Zalo OACác menu tương tác của Zalo OA

Dịch vụ (Menu chính)

Menu chính cho phép doanh nghiệp sắp xếp thông tin dưới dạng cây thư mục giúp điều hướng thông tin khách hàng tìm hiểu về doanh nghiệp dễ dàng. Tại đây doanh nghiệp có thể thiết lập các thông tin khách hàng thường xuyên cần đến như website doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm/dịch vụ, chính sách mua hàng,...

Gửi Broadcast tương tác định kỳ

Tin Truyền thông Broadcast là tính năng cho phép OA gửi những thông báo về các chương trình khuyến mãi, sự kiện, sản phẩm mới,.. của doanh nghiệp đến người quan tâm OA hoặc chọn lọc đối tượng phù hợp theo giới hạn được quy định một cách dễ dàng. Doanh nghiệp chỉ cần chọn nội dung muốn truyền tải và lên lịch gửi. Giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn tăng khả năng chăm sóc khách hàng định kỳ hiệu quả cho doanh nghiệp.

Broadcast của Zalo OABroadcast của Zalo OA

Số lượng tin nhắn Broadcast được gửi khác nhau phụ thuộc vào loại Gói dịch vụ OA đăng ký. Hạn mức gửi tin Broadcast cho người theo dõi sẽ được làm mới vào ngày 1 hàng tháng, trong khi hạn mức gửi tin, bài viết, và tin nhắn tư vấn sẽ được làm mới vào ngày đăng ký gói dịch vụ của tháng kế tiếp. Với gói Premium, doanh nghiệp có thể gửi tối đa 4 tin Broadcast mỗi tháng đến khách hàng. Khác với gửi Zalo ZNS, khi sử dụng Broadcast bạn sẽ không cần bất kỳ khoản phí nào và tính năng này trở thành công cụ hiệu quả để tiếp cận nhiều khách hàng

Đầu tư vào thông tin các bài viết đăng tải

Những bài post trên trang thì quá quen thuộc rồi, ai cũng có thể đăng tải được. Nhưng làm thế nào để tối ưu hóa bài viết, đánh vào đúng đối tượng khách hàng của mình thì còn khá khó đối với doanh nghiệp.

Bạn có thể checklist lại tuyến nội dung đăng tải trên Zalo OA đã có: truyền thông đến khách hàng về câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp hoặc những nội dung mà doanh nghiệp muốn khách hàng tìm hiểu như thông tin sản phẩm, chương trình ưu đãi, sự kiện mới,...

Bài viết trên Zalo OABài viết trên Zalo OA

Với bài viết, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều định dạng khác nhau để thể hiện thông tin như văn bản, hình ảnh, video,... Doanh nghiệp còn có thể tạo nút kêu gọi hành động (CTA) để hướng khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, đặt lịch dịch vụ, đăng ký thành viên,... Các bài viết có nội dung liên quan thể được đính kèm trong phần tin liên quan tại mỗi bài viết giúp khách hàng có thể tiếp tục khám phá nội dung trên OA.

Ngoài nội dung được đầu tư chỉnh chu, phù hợp thì cũng cần phải được cập nhật thường xuyên để khách hàng cảm thấy rằng, OA đang được doanh nghiệp chăm sóc, và có sự quan tâm đến các người theo dõi (follower) của mình. Từ đó, khách hàng sẽ chăm chỉ tương tác với OA hơn. Để bài viết tiếp cận trực tiếp đến khách hàng, OA có thể sử dụng công cụ Broadcast để gửi đến tất cả người dùng đang quan tâm OA của doanh nghiệp.

>>> Khám phá về: Bật mí ưu nhược điểm của các sàn thương mại điện tử - Lối tắt gia nhập bán hàng thời 4.0

Phân tích dữ liệu để tối ưu chiến dịch quảng cáo

Hiện nay, bất kỳ một nền tảng nào cũng cung cấp cho doanh nghiệp những báo cáo chi tiết về tình trạng kênh, Zalo OA cũng không ngoại lệ. Nền tảng này cung cấp công cụ phân tích chi tiết về lượng tương tác, số lượt xem và tỷ lệ chuyển đổi từ các chiến dịch quảng cáo. Doanh nghiệp có thể dựa trên dữ liệu này để điều chỉnh chiến dịch quảng cáo sao cho phù hợp nhất với mục tiêu và hành vi của khách hàng.

Nếu một chiến dịch quảng cáo có số lượt click cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, doanh nghiệp có thể điều chỉnh nội dung hoặc tối ưu trang đích để tăng hiệu quả chuyển đổi

Kết hợp chatbot Zalo OA để tự động hóa chăm sóc khách hàng

Zalo Chatbot - Một phần mềm độc lập do Zalo phát triển để hỗ trợ nghiệp vụ tự động hóa trên Zalo OA. Công cụ này đã được tích hợp sẵn với OA, cho phép doanh nghiệp sử dụng mà không đòi hỏi kỹ thuật (IT).
Nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm chatbot khác hoặc muốn tích hợp chatbot từ bên thứ ba, có thể kết nối với OA để vận hành nhiều chatbot khác nhau theo nhu cầu cụ thể của mình. Đây là tính năng trả phí.

Chatbot OA được cấu hình để tự động trả lời các câu hỏi thường gặp của khách hàng, với khả năng phản hồi tức thì, xin thông tin tự động, tự động hoá việc gửi thông báo, nhắc nhở lịch hẹn hoặc thông tin khuyến mãi. Giúp doanh nghiệp cải thiện CSKH và giảm bớt chi phí nhân sự.

Ngoài ra, với tính năng "thông báo cho nhân viên", khi khách hàng tương tác với chatbot theo cấu hình đã thiết lập của doanh nghiệp, chatbot sẽ gửi thông báo tự động để hỗ trợ kịp thời, giảm thời gian chờ phản hồi.

Mini App giúp Zalo OA cung cấp trải nghiệm tốt hơn

Mini App trên Zalo OA là gì? Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm người dùng nâng cao và tương tác sâu hơn với khách hàng. Với khả năng tích hợp Mini App, Zalo OA không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin và tương tác cơ bản mà còn tạo ra các dịch vụ tiện ích trực tiếp trên nền tảng Zalo

Mini App liên kết với Chat OA

Mini App liên kết với Chat OA

Thay vì phải tải về nhiều ứng dụng riêng lẻ, Mini App giúp người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ của doanh nghiệp ngay trong Zalo OA. Chẳng hạn, một doanh nghiệp có thể tích hợp chức năng đặt vé, thanh toán hóa đơn, hay tham gia chương trình khách hàng thân thiết trực tiếp trên Mini App của họ.

Trên đây chỉ là những mẹo cơ bản để sử dụng Zalo OA truyền thông hiệu quả hơn. Nếu doanh nghiệp đã sử dụng hết tất cả các tính năng này, nhưng vẫn chưa truyền tải tốt tới khách hàng, thì có thể xem xét đến: tuyến nội dung, tần suất, tình trạng chăm sóc, … Còn nếu chưa có đầy đủ, thì hãy ứng dụng ngay các tính năng này của Zalo OA để tiếp cận khách hàng chất lượng hơn.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng trải nghiệm thương hiệu vượt trội so với đối thủ?

Nếu bạn chưa biết cách tạo Zalo Official Account, hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau

Để thực hiện được những mẹo trên, trước hết doanh nghiệp phải có tài khoản Zalo OA đã. Nếu quý doanh nghiệp chưa biết cách tạo tài khoản Zalo OA, hãy theo dõi các bước sau:

#Bước 1: Vào đường link http://oa.zalo.me/ . Sau đó chọn vào mục “Tạo Official Account ngay”

#Bước 1: tạo tài khoản Zalo OA

#Bước 1: tạo tài khoản Zalo OA

#Bước 2: Ở bước này bạn cần đăng nhập vào tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể đăng nhập bằng QR code hoặc nhập thủ công.

#Bước 2: tạo tài khoản Zalo OA

#Bước 2: tạo tài khoản Zalo OA

#Bước 3: Lúc này sẽ hiển thị 3 loại tài khoản (Doanh nghiệp-Nội dung-Cơ quan nhà nước),nhưng trong ví dụ này chúng tôi sẽ chọn mục doanh nghiệp.

#Bước 3: tạo tài khoản Zalo OA

#Bước 3: tạo tài khoản Zalo OA

#Bước 4: Bạn sẽ khai báo các thông tin cần thiết để xác minh, các thông tin cơ bản sẽ bao gồm như:

  • Chọn lĩnh vực hoạt động: Bạn sẽ phải chọn đúng lĩnh vực hoạt động và danh mục sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

  • Đặt tên hiển thị: Ở bước này sẽ có những yêu cầu về tên thương hiệu & kèm theo giấy phép đăng ký kinh doanh. Và một số tên gọi khác về sản phẩm/dịch vụ mà không nằm trong 2 loại tên trên.

  • Nhập thông tin giới thiệu: Cung cấp một vài cơ bản về doanh nghiệp như địa chỉ, số lượng nhân viên, chủ doanh nghiệp,...

  • Đặt ảnh đại diện: Kích thước ảnh đại diện phải theo khung 150x150 pixel dung lượng dưới 15MB, lưu dưới dạng png hoặc jpg.

  • Chọn ảnh bìa: Ảnh bìa với kích thước khoảng 320*180 pixel, dung lượng dưới 15MB.

Kết thúc nhập những thông tin trên —> Nhấn vào mục “Tạo tài khoản OA”, bạn sẽ phải đợi từ 2-7 ngày để chờ Ban quản trị Zalo OA phản hồi.

#Bước 4: tạo tài khoản Zalo OA

#Bước 4: tạo tài khoản Zalo OA

#Bước 5: Xác Minh tài khoản

Đây là bước cuối cùng tạo tài khoản Zalo OA, bạn chỉ cần vào và sử dụng thôi.

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi đăng ký tài khoản Zalo OA, hãy thử sử dụng dịch vụ CloudMESSAGE của CloudGO. CloudGO sẽ giúp bạn đăng ký tài khoản Zalo OA để bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.

Trong trường hợp, tài khoản Zalo OA vừa tạo bị khóa, có thể bạn đã vi phạm những điều sau:

- Sản phẩm/ dịch vụ vi phạm chính sách của Zalo.

- Tên shop không hợp lệ/ giả mạo thương hiệu lớn.

- Bạn tạo nhiều OA bán cùng một sản phẩm.

Để hiểu rõ hơn về lý do tài khoản OA bị khóa và muốn mở lại tài khoản, hãy liên hệ đến https://zalooa.freshdesk.com/support/tickets/new. Tại đây, bạn nhập đầy đủ thông tin yêu cầu để được hỗ trợ.

Những thắc mắc về Zalo OA

Tạo Zalo Official Account có mất phí không?

Đối với Zalo OA cơ bản, doanh nghiệp sẽ không mất phí, nhưng khi nâng cấp lên, công ty sẽ trả một chi phí nhất định cho tài khoản này. Dưới đây là bảng phí của Zalo OA:

bảng giá Zalo OA

Bảng phí Zalo OA

Zalo OA có thể kết nối với các công cụ marketing nào khác?

Trong quá trình tìm hiểu Zalo OA là gì doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu thêm những công cụ marketing khác mà nền tảng này có thể kết nối để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và quản lý khách hàng. Một số công cụ marketing mà Zalo OA có thể tích hợp hoặc làm việc cùng như:

1. CRM (Customer Relationship Management)

Zalo OA có thể tích hợp với các phần mềm CRM, cho phép doanh nghiệp lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng từ Zalo OA một cách hệ thống và theo dõi hành vi khách hàng, lịch sử tương tác. Đồng thời, phân loại khách hàng tiềm năng, quản lý dữ liệu khách hàng, tự động hóa chiến dịch tiếp thị, và tăng cường chăm sóc khách hàng cá nhân hóa.

CRM với Zalo OA

CRM với Zalo OA

Hiện tại, CloudGO đang cung cấp giải pháp tin nhắn thương hiệu đa kênh CloudMESSAGE, không chỉ gồm Zalo mà còn hỗ trợ gửi tin nhắn qua SMS Brandname, Email. Đối với Zalo, CloudGO cung cấp tính năng tích hợp Zalo ZNS và cung cấp dịch vụ xử lý, hoàn thiện thủ tục đăng ký Zalo OA nhanh chóng.

Với CloudMESSAGE doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn qua các hình thức như Zalo OA follower, Zalo Notification Services (ZNS) và Zalo Broadcast (tin nhắn hàng loạt dạng bài viết). Với CloudMESSAGE, việc gửi tin nhắn hàng loạt, tự động và cá nhân hóa tới từng đối tượng khách hàng không còn là một điều xa vời. Lựa chọn CloudMESSAGE sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí gửi tin nhắn của mình ngay hôm nay.

Bạn có thể tham khảo các giải pháp tích hợp CRM với Zalo OA qua Video sau:

2. Email Marketing

Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin khách hàng thu thập từ Zalo OA để xây dựng danh sách email và thiết lập các chuỗi email marketing tự động. Việc này giúp tăng cường khả năng nuôi dưỡng khách hàng bằng cách gửi email khuyến mãi, thông báo sản phẩm mới, hoặc lời nhắc sự kiện thông qua các công cụ email marketing dựa trên dữ liệu từ Zalo OA.

Email MKT với Zalo OA

Email MKT với Zalo OA

Sau khi khách hàng đăng ký tham gia sự kiện qua Zalo OA, hệ thống email marketing có thể tự động gửi email xác nhận và nhắc nhở về sự kiện sắp tới.

3. Công cụ quảng cáo Zalo Ads và Facebook Ads

Zalo OA có thể tích hợp với hệ thống quảng cáo Zalo Ads và Facebook Ads để chạy các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu. Doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu khách hàng từ Zalo OA để thiết lập các đối tượng mục tiêu trong chiến dịch quảng cáo và ngược lại, các chiến dịch quảng cáo này có thể dẫn dắt người dùng về trang OA để tăng tương tác.

Zalo Ads

Zalo Ads

Việc kết hợp này giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng tiềm năng, gia tăng số lượng tương tác với Zalo OA, và thúc đẩy chiến dịch quảng cáo đa kênh. Doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo trên Facebook để thu hút người dùng truy cập vào Zalo OA và tiếp tục tương tác qua tin nhắn hoặc các hoạt động marketing khác.

Cách xác thực Zalo OA

Các xác thực Zalo OA là gì? Doanh nghiệp lựa chọn 1 trong 3 phương án xác thực sau:

  1. Xác thực theo tên doanh nghiệp

Dành cho doanh nghiệp sử dụng tên trùng khớp với tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để đặt tên OA.

Với phương thức xác thực này, nếu doanh nghiệp xác nhận bằng GPKD + CMND thì cần nộp bản gốc, thông tin trên giấy tờ phải khớp với thông tin đã đăng ký trên giấy phép kinh doanh.

Còn với xác thực theo tên doanh nghiệp bằng công văn, OA phải cung cấp công văn xác thực mở tài khoản, có chữ ký và dấu mộc công ty theo mẫu sẵn có. Thông tin liên hệ phải là của Admin hoặc chủ sỡ hữu OA hiện tại.

  1. Xác thực theo tên thương hiệu

Phương án này áp dụng cho doanh nghiệp có tên OA khác với tên trong giấy phép kinh doanh nhưng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục sở hữu trí tuệ. Tên thương hiệu phải rõ ràng, được công nhận.

Zalo OA sẽ từ chối những giấy tờ không đủ điều kiện, chẳng hạn như tờ khai thương hiệu hoặc giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

  1. Xác thực theo tên giao dịch khác

Đối với những OA chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu, OA phải nộp các tài liệu chứng minh thương hiệu như:

  • Hình ảnh bảng hiệu công ty/cửa hàng, nếu trùng với tập đoàn lớn thì cần cung cấp giấy đăng ký nhãn hiệu hoặc đổi tên OA.

  • Hình ảnh website với thông tin sở hữu doanh nghiệp

  • Liên kết báo chí xác nhận việc sử dụng giao dịch

  • Link fanpage có tích xanh hoặc các kênh xác thực khác cùng với bằng chứng quyền sở hữu

  • Hình ảnh từ App Store hoặc Google Play chứng minh quyền sử dụng tên giao dịch

  • giấy xác nhận đăng ký tên miền hoặc ứng dụng từ Bộ Công thương

Trong thời gian 7 ngày, bạn có thể biết OA Zalo đã được duyệt thành công hay chưa bằng cách kiểm tra trạng thái theo các bước sau:

- Bước 1: Nhấp vào biểu tượng avatar của tài khoản.

- Bước 2: Chọn mục Quản lý Official Account.

- Bước 3: Vào tab Đang hoạt động. Nếu OA xuất hiện trong danh sách, nghĩa là Được duyệt.

- Bước 4: Nếu OA nằm trong tab Đang chờ duyệt, nghĩa là Zalo vẫn đang xét duyệt.

>>> Tham khảo: 7 phần mềm quản lý Zalo OA tốt nhất hiện nay

Điều cần thiết của việc tối ưu quảng cáo và xây dựng thương hiệu trên nền tảng số

Xu hướng số hóa trong hầu hết mọi lĩnh vực ngành nghề, dẫn đến việc quảng cáo và phát triển thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, và đặc biệt là Zalo, trở nên ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp. Không đơn thuần chỉ là nền tảng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ, tương tác với khách hàng. Mà còn là nơi để doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh thương hiệu, xây dựng lòng tin đối với sản phẩm/dịch vụ mà mình kinh doanh tới khách hàng.

Tính năng quảng cáo đa dạng ở các nền tảng giúp doanh nghiệp tùy chỉnh chiến dịch dựa trên mục tiêu cụ thể như tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy tương tác, hoặc tăng doanh số. Zalo cung cấp giải pháp quảng cáo nội địa mạnh mẽ với khả năng nhắm mục tiêu địa lý và phân khúc người dùng chính xác, đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp đang muốn xây dựng thương hiệu tại Việt Nam.

Một lợi thế lớn khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội là doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh ngân sách cho từng chiến dịch quảng cáo. Các nền tảng như Facebook và Zalo cho phép doanh nghiệp đặt ngân sách tối thiểu hoặc tối đa theo từng ngày, từng tuần, giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo. TikTok cũng cung cấp các giải pháp quảng cáo phù hợp với ngân sách nhỏ nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhờ sức lan tỏa của nội dung video ngắn.

Xây dựng thương hiệu trên nền tảng số là điều cần thiết

Xây dựng thương hiệu trên nền tảng số là điều cần thiết

Một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu quảng cáo và xây dựng thương hiệu trên nền tảng số là khả năng phân tích và đo lường kết quả. Các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok đều cung cấp công cụ chi tiết để doanh nghiệp theo dõi số lượng lượt hiển thị, lượt tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và ROI (lợi tức đầu tư). Zalo cũng không ngoại lệ khi cung cấp các công cụ báo cáo giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chiến dịch, từ đó điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp hơn.

Nội dung được tối ưu và điều chỉnh phù hợp với từng nền tảng mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo dấu ấn và sự tin tưởng trong lòng khách hàng. TikTok là nơi lý tưởng để tạo ra các nội dung sáng tạo, viral, giúp thương hiệu nhanh chóng lan tỏa đến cộng đồng. Trong khi đó, Zalo và Facebook với sự uy tín và tương tác sâu sẽ giúp xây dựng lòng trung thành từ khách hàng. Ngoài ra, hiện tại Linkedin cũng đang là nơi “hội tụ linh khí” chất lượng cho việc branding thương hiệu mạnh mẽ, uy tín.

>>> Tham khảo thêm về: Tiếp thị kỹ thuật số là gì? Ứng dụng từng nền tảng phù hợp “làm giàu” cho doanh nghiệp của bạn

Tạm kết

Tóm lại, qua bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu thêm về “Zalo OA là gì” và bạn đã có thể tự tạo tài khoản OA cho riêng công ty hay doanh nghiệp của bạn, để có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng và gia tăng được độ nhận diện thương hiệu, và có thể chuyển đổi số một cách có hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm đa dạng các giải pháp chuyển đổi số tinh gọn khác tại CloudGO.

Nguồn hình: Zalo

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu