SO SÁNH CRM VÀ ERP : SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 2 GIẢI PHÁP
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin, việc các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và áp dụng kỹ thuật - công nghệ vào trong quản lý kinh doanh để tối ưu hóa quy trình quản trị và đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững. Chính vì thế, công nghệ CRM và ERP càng nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người, bao gồm cả những nhà quản lý và chủ doanh nghiệp, chưa thể phân biệt rõ sự khác biệt giữa CRM và ERP. CRM và ERP có những đặc điểm nổi bật nào để phân biệt sự khác nhau? Khi nào nên sử dụng CRM và khi nào nên áp dụng ERP? Và triển khai công nghệ nào trước công nghệ nào sau? Những câu hỏi này thường xuất hiện khi đề cập đến CRM và ERP. Hãy cùng chúng tôi So sánh CRM và ERP để khám phá sự khác biệt giữa 2 giải pháp này nhé!
Định nghĩa CRM và ERP: Hai giải pháp tối ưu cho sự phát triển doanh nghiệp
CRM và ERP đều là hai phần mềm được phát triển để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng được sử dụng để đáp ứng các mục tiêu và nhu cầu khác nhau.
Sự tương đồng trong việc cho phép nhân viên chia sẻ thông tin và giúp quản lý đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và báo cáo có thể gây nhầm lẫn, ngay cả đối với những người sử dụng chúng. Do đó, việc so sánh CRM và ERP là cần thiết để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
CRM là gì?
CRM, tức Customer Relationship Management, là một hệ thống toàn diện quản lý mọi hoạt động liên quan đến quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng. CRM giúp xác định khách hàng tiềm năng, chuyển họ thành khách hàng thực sự, và duy trì, củng cố mối quan hệ với họ. Nó bao gồm các kỹ thuật như nghiên cứu khách hàng, phân tích hành vi khách hàng, chia đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, và quản lý bán hàng và dịch vụ khách hàng.
>>> Tìm hiểu chi tiết thêm về: Phần mềm CRM là gì? Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh với phần mềm CRM
ERP là gì?
Trong khi đó, ERP, hay Enterprise Resource Planning, là một giải pháp giúp tổ chức quản lý và kiểm soát tài nguyên của họ. Nó bao gồm quản lý kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua sắm, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, và quản lý bán hàng.
Mục tiêu chung của ERP là đảm bảo rằng các tài nguyên như nhân lực, vật liệu, thiết bị và tiền bạc sẵn sàng và có sẵn khi cần thông qua việc sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.
Với sự rõ ràng về sự khác biệt giữa CRM và ERP, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ.
So sánh sự khác biệt giữa 2 giải pháp CRM và ERP
Qua hai định nghĩa trên, có thể thấy rằng mục tiêu chính của CRM tập trung vào việc tạo ra doanh thu, lợi nhuận và duy trì lòng trung thành của khách hàng. Trong khi đó, ERP đặt trọng tâm vào tối ưu hóa và quản lý các quy trình nghiệp vụ trong tổ chức để gia tăng hiệu suất. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa CRM và ERP không chỉ dừng ở đó, mà còn thể hiện ở những đặc điểm sau đây:
Tiêu chí | Giải pháp CRM | Giải pháp ERP |
Mục đích | Tìm kiếm khách hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng để tạo ra lợi nhuận | Hoạch định và tối ưu các quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp để tăng hiệu quả kinh doanh |
Đối tượng quản lý |
|
|
Phạm vi ứng dụng | CRM tập trung vào quản lý mối quan hệ và tương tác với khách hàng | Trong khi ERP quản lý rộng hơn, bao gồm quản lý tài nguyên, kế toán, sản xuất và các hoạt động nghiệp vụ khác |
Quá trình chuyển đổi dữ liệu | CRM hoạt động trong phạm vi cụ thể hơn nên việc chuyển thông tin từ hệ thống cũ lên phần mềm nhanh chóng và dễ dàng. | ERP phải chuyển đổi thông tin dữ liệu của cả doanh nghiệp nên sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. |
Chi phí | Chi phí tương đối thấp | Chi phí khá cao |
Loại hình doanh nghiệp | Doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn nhờ khả năng thích nghi dễ dàng và lợi ích tối quan trọng liên quan đến khách hàng. | Các doanh nghiệp vừa và lớn có hệ thống phòng ban phức tạp |
Khi nào thì doanh nghiệp nên triển khai CRM và ERP?
Câu hỏi này thường khiến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu khi đứng trước sự lựa chọn giữa đầu tư vào CRM hay ERP.
Thường thì trong giai đoạn đầu của sự phát triển doanh nghiệp, khi vẫn đang tập trung vào việc thu hút khách hàng mới, tăng doanh số bán hàng và tối đa hóa doanh thu, CRM trở thành một công cụ hữu ích nhất. CRM hỗ trợ doanh nghiệp trong quy trình bán hàng, tiếp thị, và quản lý khách hàng một cách hiệu quả, giúp gia tăng doanh thu và đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu về doanh thu và bước vào giai đoạn tăng trưởng, vấn đề trở nên phức tạp hơn với sự tăng lượng nhân viên, quy trình phức tạp, và nhiều thách thức khác. Lúc này, ERP trở thành lựa chọn hợp lý để tối ưu hóa quy trình quản lý, cắt giảm chi phí, và tăng cường doanh thu. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp có quy trình nghiệp vụ phức tạp ngay từ đầu, và họ có thể tích hợp ERP sớm hơn.
Khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và vững chắc, họ có thể xem xét tích hợp cả hai giải pháp (CRM và ERP) để đồng bộ hóa thông tin và tối ưu hóa quản lý tổng thể, tăng hiệu quả.
>>> Xem thêm: So sánh TOP 10 các phần mềm CRM tốt nhất hiện nay
Nếu bạn vẫn đang đắn đo trong việc chọn giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với chúng tôi tại CloudGO ngay hôm nay để nhận tư vấn miễn phí về giải pháp phù hợp nhất. Chúng tôi cung cấp giải pháp tích hợp cả CRM và Oracle ERP trong một phần mềm duy nhất để tối ưu hóa quản lý doanh nghiệp của bạn.
Tìm hiểu thêm những phần mềm khác: