Marketing - Bán hàng Tiếp thị đa kênhCác sai lầm mà doanh nghiệp cần tránh trong cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới
ĐỪNG XEM NHẸ những sai lầm “tai hại” này trong cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới
06/12/2024 179 lượt xem

Các sai lầm mà doanh nghiệp cần tránh trong cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới

Cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới luôn là một hành trình đầy cảm hứng nhưng cũng không kém phần phức tạp. Ai cũng mong sản phẩm của mình sẽ nhanh chóng gây tiếng vang, nhưng từ một ý tưởng tuyệt vời đến việc biến nó thành hiện thực lại là cả một chặng đường khó khăn.

Một kế hoạch ra mắt thành công không chỉ giúp sản phẩm đến đúng tay khách hàng vào thời điểm lý tưởng với mức giá hợp lý mà còn phải giải quyết nhu cầu thực tế, mang lại giá trị mà họ sẵn sàng chi trả. Vậy trên hành trình đó có bạn sẽ dễ gặp những trở ngại gì và làm sao vượt qua chúng ? CloudGO sẽ làm rõ vấn đề trên trong bài viết này.

>>> Hiểu hành vi khách hàng - tiếp cận thị trường dễ hơn

Tiếp cận thị trường là gì?

Tiếp cận thị trường không chỉ là việc bán hàng. Nó là một sự kết nối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với nhu cầu tiềm tàng của khách hàng. Đó là quá trình định hình cách doanh nghiệp bạn xuất hiện trước mắt khách hàng, làm sao để họ không chỉ thấy mà còn muốn sử dụng sản phẩm của bạn.

Nói một cách đơn giản, tiếp cận thị trường là cách doanh nghiệp biến ý tưởng thành hành động thông qua nghiên cứu, quảng bá, và phân phối - tất cả đều hướng đến mục tiêu làm hài lòng khách hàng. Nhưng làm thế nào để cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới thực sự hiệu quả? Đó chính là nhờ vào bốn trụ cột sau:

  • Nghiên cứu: Phân tích kỹ lưỡng hành vi, nhu cầu, và xu hướng của khách hàng

  • Phân khúc: Xác định chính xác đối tượng mục tiêu, không phải "bắn đại"

  • Định vị: Tạo ra giá trị cốt lõi, khác biệt so với đối thủ

  • Tiếp cận: Chọn đúng kênh, thời điểm, và cách thức tiếp cận phù hợp

Tuy nhiên, không phải kế hoạch nào cũng thành công, đặc biệt nếu doanh nghiệp mắc phải những sai lầm.

>>>>> Bạn đang tìm kiếm các kênh khai thác khách hàng hiệu quả?

05 điều khiến tiếp thị sản phẩm mới của bạn thất bại

“Để thành công, bạn phải sẵn sàng thất bại, và sẵn sàng học hỏi từ những thất bại đó.” – Mark Zuckerberg, CEO Facebook

Không có con đường nào đến thành công mà không trải qua những chông gai. Hầu hết các doanh nghiệp vĩ đại ngày nay, từ Amazon, Facebook đến Alibaba, đều bắt đầu bằng những lần thất bại nặng nề. Trong hơn 14 năm khởi nghiệp và phát triển sản phẩm của CloudGO, chúng tôi chưa từng thấy ai "một phát ăn ngay". Điều làm nên khác biệt chính là cách họ đối mặt với thất bại: không né tránh, không sợ hãi, mà kiên trì học hỏi và cải thiện từ chính những lần vấp ngã đó.

Những sai lầm trong cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới

Những sai lầm trong cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới

Ý tưởng không thực tế ngay từ cấp quản lý

Nhiều ý tưởng sản phẩm xuất phát từ ban lãnh đạo, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với nhu cầu thị trường. Khi chỉ dựa vào “trực giác” mà phớt lờ những ý kiến phản biện hoặc dữ liệu thực tế, sản phẩm có nguy cơ không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Đội ngũ phát triển sản phẩm cũng thường e ngại nêu ý kiến trái chiều, dẫn đến việc bỏ qua những vấn đề tiềm ẩn.

Bỏ qua nghiên cứu thị trường và tin vào "trực giác"

Không nghiên cứu thị trường hoặc nghiên cứu không đủ sâu là một sai lầm chí mạng. Việc này khiến doanh nghiệp không nắm được thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm. Kết quả là các quyết định sai lầm trong cả thiết kế lẫn tiếp thị sản phẩm.

Quá kỳ vọng vào hiệu quả tức thì

Nhiều doanh nghiệp mong muốn sản phẩm tạo ra doanh thu ngay lập tức. Khi kết quả không như mong đợi, họ nhanh chóng từ bỏ, coi sản phẩm là thất bại. Thực tế, hầu hết các sản phẩm mới - đặc biệt là sản phẩm công nghệ - cần thời gian để chiếm lĩnh thị trường và xây dựng niềm tin với khách hàng.

Quảng cáo quá đà

Việc đẩy mạnh quảng cáo mà không có chiến lược bài bản có thể mang lại tác dụng ngược. Các chiến dịch tiếp thị “quá tải” dễ gây khó chịu, thậm chí bị xem là spam. Ví dụ, gửi email hàng loạt mà không kiểm tra chất lượng danh sách email có thể làm giảm uy tín thương hiệu. Thay vì chạy theo số lượng, hãy tập trung vào chất lượng và tính chân thực trong thông điệp quảng cáo.

Chiến lược giá không đi đôi với chất lượng

Định giá quá cao khiến khách hàng ngần ngại, trong khi giá quá thấp có thể làm giảm giá trị cảm nhận của sản phẩm. Chiến lược giá cần phản ánh đúng chất lượng và giá trị sản phẩm mang lại, đồng thời phù hợp với tâm lý chi tiêu của thị trường mục tiêu.

Cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới, xét cho cùng, không phải là một kế hoạch cứng nhắc. Nó là một hành trình khám phá và điều chỉnh không ngừng. Thành công chỉ đến khi bạn dám thử, dám sai, và học từ chính sai lầm của mình.

08 cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới đạt hiệu quả tốt nhất

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc “đánh đúng người, nói đúng thứ, và xuất hiện đúng lúc” là yếu tố quyết định sự thành bại. Nhưng làm thế nào để thực sự tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả? Hãy áp dụng 8 cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới sau:

1. Xác định mục tiêu ra mắt sản phẩm mới

Bất kỳ chiến lược tiếp cận nào cũng cần bắt đầu từ việc xác định mục tiêu. Nhưng mục tiêu đó phải rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được. Hãy tự hỏi:

  • Bạn muốn đạt được gì? Xây dựng nhận diện cho trải nghiệm thương hiệu, tăng doanh số hay thu thập phản hồi từ thị trường?

  • Bạn sẽ đo lường thành công như thế nào? Lượt mua hàng, tương tác mạng xã hội hay số lượng phản hồi tích cực?

Xác định mục tiêu khi ra mắt sản phẩm mới

Xác định mục tiêu khi ra mắt sản phẩm mới

Ví dụ: Nếu bạn muốn tạo sự chú ý ngay lập tức, tập trung vào các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ trên mạng xã hội hoặc hợp tác với influencer. Còn nếu ưu tiên doanh số, hãy triển khai các ưu đãi ngắn hạn để kích thích hành động mua hàng.

KPI cụ thể như số lượt tải ứng dụng, doanh số bán hàng hoặc tỷ lệ chuyển đổi là các chỉ số giúp bạn đánh giá hiệu quả từng giai đoạn và điều chỉnh chiến lược kịp thời.

2. Tiến hành nghiên cứu thị trường

Hiểu rõ bối cảnh thị trường là yếu tố then chốt trong việc tiếp cận đúng khách hàng.

  • Hiểu bối cảnh thị trường: Quy mô, xu hướng và những “cơn sóng” ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng.

  • Phân tích nhân khẩu học và tâm lý học: Tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, và giá trị mà khách hàng tìm kiếm.

Ví dụ, nếu bạn ra mắt một ứng dụng thể dục, cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới bằng việc nghiên cứu có thể tiết lộ rằng thế hệ millennials đang ưa chuộng các giải pháp tập luyện tại nhà – đây sẽ là cơ hội để tùy chỉnh thông điệp tiếp thị phù hợp.

3. Định hình được: Bạn sẽ bán hàng cho ai?

Nếu không biết mình đang nói chuyện với ai, mọi nỗ lực của bạn chỉ là “ném đá dò đường.”

  • Xây dựng chân dung khách hàng chi tiết, bao gồm thông tin nhân khẩu học, hành vi, động lực và nỗi đau của họ.

  • Đặt câu hỏi: “Ai là khách hàng lý tưởng của mình?” và “Họ đang gặp vấn đề gì cần giải quyết?”

Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là các chuyên gia bận rộn, hãy nhấn mạnh các lợi ích tiết kiệm thời gian mà sản phẩm mang lại.

4. Phân tích đối thủ cùng phân khúc

Nghiên cứu đối thủ giúp bạn nhận diện được khoảng trống trên thị trường và xác định điểm khác biệt của sản phẩm.

  • Phân tích sản phẩm, giá cả, chiến lược tiếp thị và phản hồi khách hàng của họ.

  • Tìm ra điều mà bạn có thể làm tốt hơn: chất lượng, tính năng độc đáo hay cam kết về tính bền vững.

Ví dụ, nếu bạn ra mắt một thương hiệu cà phê mới, hãy tìm cách tạo sự khác biệt trong cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới so với Starbucks hoặc các thương hiệu cà phê thủ công khác, chẳng hạn như hương vị vượt trội hoặc 100% nguyên liệu hữu cơ từ sản phẩm đến đóng gói.

5. Tập trung làm nổi bật tính năng và lợi ích sản phẩm

Khách hàng không mua sản phẩm vì tính năng, họ mua vì lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Điểm nổi bật (USP) của bạn là gì?

Điểm nổi bật (USP) của bạn là gì?

  • Biến tính năng thành câu chuyện thuyết phục như Một chiếc điện thoại với “dung lượng pin lớn” sẽ hấp dẫn hơn nếu được diễn đạt là “giúp bạn làm việc cả ngày mà không lo hết pin.”

  • Sử dụng bằng chứng thực tế như Đánh giá từ khách hàng, nghiên cứu điển hình hoặc video review sẽ tăng độ tin cậy.

6. Chọn kênh truyền tải phù hợp

Lựa chọn đúng kênh truyền thông là cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới hiệu quả giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn.

  • Các kênh phổ biến gồm email marketing, blog, website, mạng xã hội như Facebook, Instagram, và TikTok.

  • Tạo chiến dịch pre-launch với trang thông báo “Sắp ra mắt” để khách hàng có thể đăng ký nhận thông tin.

Ví dụ: Đối với sản phẩm công nghệ, bạn có thể kết hợp video hướng dẫn trên YouTube với chiến dịch pre-launch qua email để tạo sự háo hức.

>>>>> Khám phá top 09 các dịch vụ chăm sóc khách hàng đa kênh hiệu quả

7. Tạo điều kiện cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm của bạn

Không gì thuyết phục hơn trải nghiệm thực tế:

  • Dùng thử miễn phí

  • Video hướng dẫn cho thấy sản phẩm hoạt động như thế nào trong đời thực.

  • Tương tác trực tiếp qua các buổi giới thiệu sản phẩm hoặc workshop.

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm có thể tổ chức sự kiện dùng thử tại các cửa hàng lớn hoặc gửi mẫu qua bưu điện.

8. Lên kế hoạch chi tiết về lịch trình tiếp thị

Một lịch trình tiếp thị rõ ràng sẽ giúp mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ:

  • Xác định các giai đoạn chính: Từ nghiên cứu, tạo nội dung, đến triển khai quảng bá.

  • Gắn mốc thời gian rõ ràng như ngày phát hành blog, thời điểm chạy quảng cáo và các đợt ưu đãi.

Lên kế hoạch chi tiết cho cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới

Lên kế hoạch chi tiết cho cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới

Ví dụ: nếu bạn triển khai một chiến dịch đa kênh, hãy xác định ngày cụ thể cho bài blog, cập nhật mạng xã hội, email marketing và hợp tác với influencer.

Cuối cùng hãy luôn nhớ rằng, sự sáng tạo trong chiến lược marketing và khả năng thích nghi nhanh chóng với thị trường sẽ là yếu tố quyết định thành công. Đừng ngại thử nghiệm, điều chỉnh và học hỏi từ mỗi bước đi của mình.

Tạm kết

Cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới không phải chỉ là việc “thả sản phẩm vào thị trường và hy vọng nó tự tìm được chỗ đứng.” Đây là một cuộc chơi chiến lược, nơi bạn phải hiểu rõ khách hàng, cạnh tranh khôn ngoan và xây dựng các bước đi bài bản.

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, việc áp dụng công nghệ, đặc biệt là phần mềm CRM, sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa mọi chiến lược và quy trình. Khi bạn kết hợp chiến lược tiếp cận thị trường rõ ràng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ CRM, cơ hội để sản phẩm của bạn thành công và nổi bật trên thị trường sẽ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Hãy liên hệ với CloudGO ngay để bắt đầu hành trình phát triển sản phẩm của bạn.

XEM THÊM CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHO CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHÁC NHAU:

1. Phần mềm quản lý spa

2. Phần mềm quản lý bất động sản

3. Phần mềm quản lý khách sạn

4. Phần mềm quản lý phòng khám

5. Phần mềm quản lý bệnh viện

6. Phần mềm quản lý kho

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu