Phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu dễ dàng
Trong thế giới rộng lớn về định nghĩa Marketing phức tạp hiện đại, việc xác định đúng đối tượng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Có hai nhóm nhân khẩu học chính cần xem xét: khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu.
Cùng tìm hiểu về khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng nhé
Bất kỳ ai cũng là khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu?
Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu đó là tất cả những người quan tâm, có nhu cầu và mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hãy thận trọng đây là hai nhóm khách hàng rất khác nhau về khái niệm.
Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng là những cá nhân hoặc tổ chức thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty. Họ có thể khám phá trang web của công ty, tải xuống tài liệu, đăng ký bản tin hoặc thể hiện quan tâm theo các cách khác.
Ví dụ: Một người tìm kiếm trên google về "Những điều cần cân nhắc khi lựa chọn phần mềm CRM" được coi là khách hàng tiềm năng cho một công ty cung cấp dịch vụ CRM.
Khách hàng mục tiêu là gì?
Mặt khác, khách hàng mục tiêu là những cá nhân hoặc tổ chức có khả năng cao sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Họ phù hợp với các tiêu chí nhân khẩu học, hành vi và nhu cầu cụ thể mà công ty đã xác định là đối tượng mục tiêu.
Khách hàng mục tiêu là gì
Ví dụ: Một doanh nhân là chủ một doanh nghiệp đang khó khăn trong việc quản lý khách hàng. Họ là khách hàng mục tiêu cho công ty cung cấp dịch vụ CRM.
Đến đây, mà bạn vẫn chưa hiểu rõ khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng thì hãy xem qua bảng so sánh sau để rút ra được kết luận nhé!
So sánh và phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu
Bảng so sánh và phân biệt khách hàng tiềm năng và và khách hàng mục tiêu
Đặc điểm | Khách hàng tiềm năng | Khách hàng mục tiêu |
Mức độ quan tâm | Thể hiện sự quan tâm ít hơn | Có một số nhu cầu cụ thể |
Tiềm năng mua hàng | Cần được tư vấn thêm | Có khả năng mua cao |
Trải nghiệm khách hàng | Chỉ muốn xem qua thông tin tham khảo | Đang khao khát được trải nghiệm thêm về sản phẩm |
Cách tìm kiếm thông tin | Bị động cần được re-marketing nhiều lần | Chủ động tìm kiếm |
Còn nếu nói đơn giản, khách hàng mục tiêu là đang chủ động đi tìm mình để mua sản phẩm/dịch vụ giải pháp, khách hàng tiềm năng là khách hàng đang có nhu cầu nhưng chưa thực sự cấp thiết.
Tại sao phải xác định được khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu tuy khác nhau nhưng lại có những lý do chung là:
Tại sao phải xác định được khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu
Tập trung xây dựng nguồn lực hiệu quả: đúng tệp khách hàng, đúng đối tượng, đúng phân khúc.
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ chuyển đổi nếu không có kế hoạch thúc đẩy thì khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc ra quyết định.
Nhắm mục tiêu trúng đích: Bạn phải biết được nhóm khách hàng nào mình đang quan tâm hơn theo từng giai đoạn của công ty.
Xây dựng mối quan hệ và phân loại khách hàng một cách có cơ sở
Cách xác định được hai loại khách hàng
Tuy nhiên có những cách khá đơn giản và dễ dàng áp dụng để xác định được khách hàng mục tiêu:
Trò chuyện với khách hàng
Dò hỏi về độ nhân diện của thương hiệu
Sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng
Theo dõi họ qua mạng xã hội
Xây dựng chân dung khách hàng (Thế nào là khách hàng tiềm năng, thế nào là khách hàng mục tiêu)
Tuyệt chiêu cuối: Hãy phân tích đối thủ nếu bạn không biết bắt đầu phân biệt từ đâu thì đối thủ là nguồn tham khảo đáng tin cậy đến rất thực tế.
Biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn
Có một số cách chăm sóc khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn:
Tạo giá trị cho khách hàng: Cung cấp nội dung hữu ích, hấp dẫn liên quan đến nhu cầu của khách hàng mục tiêu, hoặc những nội dung mang tính giải trí dễ tiếp cận, đừng cố quá bán hàng cho họ khiến tâm lý dè chừng được hình thành.
Có một cửa hàng trực quan: Cửa hàng ở đây có thể là cửa hàng dạng showroom hoặc cửa hàng online là Website, và cửa hàng ở đây sẽ là bộ mặt đại diện hãy làm cho nó thật “xịn xò” nhé!
Sử dụng tiếp thị qua email: Xây dựng danh sách email và gửi các chiến dịch nuôi dưỡng được cá nhân hóa đến khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nếu không biết bắt đầu tiếp thị email từ đâu có thể bạn đã bỏ qua CloudMAIL.
Chạy quảng cáo trực tuyến: Chạy quảng cáo trực tuyến nhắm mục tiêu đến khách hàng mục tiêu trên các nền tảng như Google AdWords và Facebook Ads.
Biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng bằng quảng cáo
Tham gia mạng xã hội: Tương tác với khách hàng mục tiêu trên các nền tảng mạng xã hội liên quan
Ngoài ra, bạn có thể chưa từng qua phần mềm CRM để xây dựng nền móng quan hệ khách hàng và tạo trải nghiệm tích cực. Hãy tìm hiểu CRM là gì?
Tạm kết
“Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu” thực chất không quá khó để phân biệt đâu. Nếu bạn đọc kĩ bài viết trên có lẽ đã có câu trả lời xác đáng cho mình. Hy vọng, bạn có thể ứng dụng được những kiến thức này vào hoạt động kinh doanh thật hiệu quả!
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai