Quản trị - Vận hànhBạn sẽ đánh mất danh tiếng của mình nếu còn giữ những kỹ năng quản lý đội nhóm này
Top 05 kỹ năng quản lý đội nhóm đang ngầm phá hoại danh tiếng của bạn trong doanh nghiệp
Cập nhật lần cuối: 17/09/2024 146 lượt xem

Bạn sẽ đánh mất danh tiếng của mình nếu còn giữ những kỹ năng quản lý đội nhóm này

Kỹ năng quản lý đội nhóm của bạn có đang "giết chết" danh tiếng, sự tôn trọng, các mối quan hệ trong chính doanh nghiệp của mình? Không thể phủ nhận rằng, đứng ở vai trò là nhà lãnh đạo, sự thành công không chỉ nằm ở khả năng đạt được kết quả mà còn ở cách bạn xây dựng uy tín.

Chính vì vậy, nếu bạn đang giữ lại những thói quen quản lý lạc hậu, danh tiếng của bạn có thể đang bị “bào mòn” từng ngày. Hãy xem ngay liệu bạn có đang mắc phải những sai lầm này không để kịp thời sửa chữa ngay và luôn!

>>> Hiểu thêm về: Quản lý doanh nghiệp là gì? Bỏ túi 7 bí quyết quản lý doanh nghiệp thành công

Tìm hiểu rõ về kỹ năng quản lý đội nhóm là gì và tầm quan trọng của nó

"Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 80% nhân viên rời bỏ công ty vì không hài lòng với cấp trên của mình”. Điều này cho thấy, kỹ năng quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ chân nhân tài và xây dựng một đội ngũ làm việc hiệu quả.

Kỹ năng quản lý đội nhóm là cách vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân người quản lý đã qua nhiều năm ở trong lĩnh vực, ngành nghề đó để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, tương tác giữa các thành viên, để hướng tới đạt được mục đích chung của doanh nghiệp.

kỹ năng quản lý đội nhómKỹ năng quản lý đội nhóm

Đội nhóm là một phần quan trọng, không thể thiếu của một tổ chức. Nếu một người lãnh đạo có kỹ năng phát triển đội nhóm chuyên nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy được rõ ràng ở tổ chức đó có sự:

  • Thúc đẩy tinh thần hợp tác, phối hợp linh hoạt của tập thể.

  • Tận dụng được nguồn lực chung hiệu quả, không lãng phí

  • Tiếp cận đa dạng nhiều khía cạnh của vấn đề và có những đề xuất chất lượng

Từ đây, nhân viên sẽ cảm thấy hứng thú vì mọi ý kiến của họ luôn được lắng nghe, tôn trọng và nếu như có lỡ “không phù hợp” thì vẫn được nhìn nhận ra khía cạnh chưa phù hợp đó ở đâu và công nhận ở mặt nào. Khi tổ chức hài hòa với nhau thì việc triển khai một idea nhờ tài quản lý đội nhóm của lãnh đạo, họ sẽ có động lực làm việc nhiều hơn, không chỉ giúp đạt được các mục tiêu ngắn hạn mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công lâu dài.

Những sai lầm trong kỹ năng quản lý đội nhóm bạn có thể đang mắc phải nhưng chưa nhìn nhận ra

Trùm doanh nhân Warren Buffett đã từng nói rằng:“Hãy thuê những người thông minh hơn bạn. Nhưng điều quan trọng hơn là phải biết cách quản lý họ”. Câu nói này đã khái quát rất rõ tầm quan trọng của kỹ năng quản lý trong việc khai thác tối đa tiềm năng của đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên dù có tâm huyết và quyết đoán tới đâu, người quản lý cũng sẽ không tránh khỏi những sai lầm không đáng có trong kỹ năng quản lý đội nhóm. Đôi khi, chúng ta - bản thân những người quản lý cũng có thể không nhận ra, hoặc nhận ra nhưng không thừa nhận khi phát hiện:

Mờ nhạt trong việc truyền đạt thông tin

Một trong những sai lầm lớn nhất của người quản lý là không truyền đạt rõ ràng thông tin. Khi thông tin không được truyền tải đúng cách, nhân viên sẽ cảm thấy mơ hồ về mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm của họ. Có thể dẫn đến sự hiểu nhầm, làm giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nhóm.

Bạn giao cho member của mình task là PIC từ khóa viết bài cho website nhưng chỉ nói là PIC từ khóa quan trọng liên quan. Khi đó, member chỉ chọn những keyword viết bài sát với sản phẩm, định hướng của công ty mà bỏ qua những keyword tăng traffic phù hợp khác. Dẫn đến thất thoát một lượng traffic chất lượng không đáng. Chính vì vậy, việc của người quản lý là cần đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng đều được truyền tải rõ ràng, chính xác và có hệ thống, đồng thời luôn tạo điều kiện cho nhân viên hỏi lại nếu có điều chưa hiểu.

Ưu ái, thiên vị một số nhân viên

Khi người quản lý ưu ái một số nhân viên hơn những người khác, sự công bằng trong nhóm bị phá vỡ, từ đó gây ra sự không hài lòng, mất tinh thần làm việc và có thể gây xích mích giữa các thành viên. Sự thiên vị đó đôi khi chính bạn cũng không nhận ra là mình đang thiên vị. Bạn chỉ cảm thấy rằng đó là đang quan tâm một chút vì thành viên đó nói chuyện với bạn nhiều hơn, hiểu bạn nhiều hơn, hay hưởng ứng những ý kiến đưa ra của bạn. Một nhóm hiệu quả là khi mọi người cảm thấy được đối xử bình đẳng và có cơ hội phát triển như nhau. Người quản lý cần chú ý đến việc đánh giá nhân viên dựa trên năng lực và kết quả công việc thay vì những yếu tố cá nhân.

ưu ái, thiên vị một số nhân viênƯu ái, thiên vị một số nhân viên

Phân công công việc không hợp lý

Phân công công việc đúng người đúng việc là một kỹ năng quan trọng của người quản lý. Tuy nhiên, một số người quản lý có thể mắc sai lầm khi không xem xét kỹ năng, thế mạnh và khối lượng công việc của từng cá nhân. Giao việc cho cá nhân này quá nhiều mà member khác lại “ngồi chơi”. Như vậy không chỉ làm giảm hiệu quả công việc mà còn khiến nhân viên cảm thấy không được đánh giá đúng mức. Người quản lý cần phân công công việc dựa trên năng lực thực tế và mức độ sẵn sàng của mỗi thành viên, đồng thời tạo điều kiện để họ phát triển thông qua việc thử thách bản thân.

Bảo thủ ý kiến

Một số người quản lý có xu hướng bảo thủ, không chấp nhận ý kiến từ người khác, đặc biệt là từ chính đội ngũ của mình. Các ý tưởng sáng tạo sẽ luôn bị kìm hãm và làm giảm tinh thần cởi mở trong nhóm. Để quản lý tốt, cần có sự linh hoạt và sẵn sàng lắng nghe, từ đó có thể khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên và mang lại kết quả tốt hơn.

người quản lý bảo thủ ý kiến

Người quản lý bảo thủ ý kiến

Không xây dựng tinh thần đồng đội

Một đội nhóm mạnh không chỉ là tập hợp của các cá nhân tài năng, mà còn là sự kết nối chặt chẽ giữa các thành viên với nhau. Nếu người quản lý chỉ tập trung vào công việc mà quên đi việc xây dựng tinh thần đồng đội, nhóm sẽ thiếu sự gắn kết, dễ dẫn đến tình trạng làm việc rời rạc và không hiệu quả. Xây dựng một môi trường làm việc nơi các thành viên hỗ trợ, tin tưởng và chia sẻ với nhau là yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công chung.

Tóm lại, dù người quản lý có tài năng và quyết đoán, họ vẫn có thể mắc phải những sai lầm này mà không nhận ra. Việc nhận thức và sửa chữa kịp thời các sai lầm trên sẽ giúp cải thiện hiệu quả quản lý đội nhóm và phát triển tiềm năng của toàn bộ đội ngũ

>>> Mối liên hệ giữa công nghệ và người quản lý nhân sự: Công nghệ hỗ trợ người quản lý nhân sự trong thời đại số 4.0 như thế nào?

Nếu cứ giữ mãi những sai lầm này, hậu quả sẽ thật khôn lường

Thiếu kỹ năng quản lý đội nhóm không chỉ khiến công việc bị đình trệ mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của người quản lý. Một nhà quản lý giỏi từng chia sẻ rằng: "Những gì đã làm cho bạn thành công trong quá khứ có thể là điều khiến bạn thất bại trong tương lai." Điều này ám chỉ rằng các phương pháp quản lý truyền thống, dù đã từng hiệu quả, có thể trở nên lỗi thời trong môi trường làm việc hiện đại đầy biến động.

Khi người quản lý không thể dẫn dắt đội nhóm một cách hiệu quả, nhân viên sẽ mất niềm tin vào năng lực của leader dẫn dắt mình. Nếu người quản lý không tạo ra môi trường làm việc cởi mở, không lắng nghe và hỗ trợ nhân viên kịp thời, thì các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy không được đánh giá cao. Dẫn đến sự mất kết nối giữa sếp và nhân viên, và uy tín của người quản lý sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.

Khi niềm tin của nhân viên vào người quản lý giảm, bản thân sẽ bắt đầu hoài nghi về tầm nhìn và khả năng của lãnh đạo, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tôn trọng dành cho người đứng đầu. Một ví dụ rõ ràng là khi một dự án gặp khó khăn nhưng người quản lý không đưa ra được các giải pháp hoặc chỉ đạo kịp thời, nhân viên sẽ cảm thấy họ phải tự xoay xở mà không có sự hỗ trợ cần thiết. Dẫn đến giảm hiệu suất công việc, tạo nên cảm giác rằng người quản lý không đủ khả năng giải quyết vấn đề.

danh dự, sự tin tưởng giảm sútDanh dự, sự tin tưởng của người quản lý giảm sút

Sự thiếu tôn trọng từ nhân viên còn dẫn đến mất tiếng nói trong các cuộc họp hay quá trình ra quyết định, vì ý kiến của người quản lý không còn được coi trọng. Về lâu dài, khi uy tín đã bị suy giảm, người quản lý khó có thể xây dựng lại sự tín nhiệm, và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ tổ chức.

Danh tiếng của người quản lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp mà còn ngoài xã hội, đặc biệt là từ phía khách hàng, khi thiếu kỹ năng quản lý đội nhóm. Khi một đội nhóm hoạt động kém hiệu quả, khách hàng cũng dễ dàng nhận thấy sự thiếu chuyên nghiệp qua các dịch vụ hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu. Nếu người quản lý không thể giải quyết các vấn đề nội bộ, giao tiếp kém, hoặc không đưa ra được những định hướng rõ ràng cho đội nhóm, những sai lầm nhỏ có thể tích tụ và làm tổn hại đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Kết quả là, không chỉ lòng tin của nhân viên bị xói mòn mà danh tiếng của người quản lý trong mắt khách hàng cũng có thể bị giảm sút đáng kể, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ kinh doanh lâu dài..

>>> Người quản lý: Gắn kết nhân viên không hề khó với 11 điều cơ bản phải có trong mỗi doanh nghiệp

Giải pháp cho việc nhìn nhận và rèn luyện kỹ năng quản lý đội nhóm của người quản lý

Giống như một chiếc điện thoại thông minh, nếu không được cập nhật phần mềm thường xuyên, nó sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Tương tự, các kỹ năng quản lý cũng cần phải được cập nhật liên tục để phù hợp với những thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh như:

Đọc sách, tham gia các khóa học về quản trị doanh nghiệp

Học nữa - Học mãi sẽ không bao giờ là thừa. Người biết nhiều là người đọc nhiều sách, người ngộ ra nhiều điều. Không quan trọng là làm bao nhiêu năm, quan trọng bạn ngộ ra bao nhiêu từ khía cạnh lĩnh vực, ngành nghề của mình. Việc đọc nhiều sách sẽ giúp người quản lý có thêm nhiều thông tin, lĩnh hội nhiều kiến thức, nhiều nguồn khác nhau để làm giàu, phong phú thêm vốn quản trị của mình.

Có nhiều cuốn sách hay về rèn luyện kỹ năng quản lý đội nhóm bạn có thể tham khảo như:

  • 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm

  • Lần đầu làm sếp

  • Đội nhóm trong mơ

  • The book of leadership

  • Teamwork - Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp

  • 5 nguyên tắc bất biến để xây dựng đội nhóm vô địch

Đọc sách cập nhật kiến thức quản trịCập nhật kiến thức quản trị từ sách

Đọc xong, học xong thì tự đánh giá lại bản thân khả năng quản lý của mình

Chỉ học thôi chưa đủ. Sau mỗi quá trình học tập, người quản lý cần có khả năng tự đánh giá lại bản thân. Hãy ngồi lại và phân tích khả năng hiện tại của mình, nhận ra những điểm mạnh để phát huy và những điểm yếu để cải thiện qua những câu hỏi sau:

  • Bản thân có truyền tải rõ ràng và đầy đủ tầm nhìn, mục tiêu của đội nhóm đến các thành viên không?

  • Đội nhóm có hiểu rõ và đồng tình với các định hướng mà bản thân đặt ra không?

  • Bản thân có tạo điều kiện cho các thành viên trong đội nhóm chia sẻ ý kiến, quan điểm một cách cởi mở không?

  • Có thực sự lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn, đề xuất từ phía nhân viên không?

  • Có tự tin và quyết đoán khi đưa ra các quyết định quan trọng không?

  • Các quyết định của bản thân có được đội nhóm ủng hộ và thực thi hiệu quả không?

  • Có thể xử lý các xung đột nội bộ trong đội nhóm một cách công bằng và hiệu quả không?

  • Có khuyến khích các thành viên giải quyết xung đột bằng cách tìm kiếm giải pháp thay vì chỉ trích lẫn nhau không?

  • Đội nhóm của tôi có cảm thấy hứng khởi, sáng tạo và gắn kết trong công việc hàng ngày không?

  • Bản thân đã tạo được môi trường làm việc khuyến khích sự hợp tác và phát triển cá nhân chưa?

  • Có tin tưởng và giao quyền cho các thành viên trong đội nhóm một cách hợp lý không?

  • Có hỗ trợ đủ các cơ hội để các thành viên phát triển kỹ năng và thăng tiến trong công việc không?

  • Có phân bổ thời gian và nguồn lực hợp lý cho các thành viên và dự án không?

  • Có giám sát và điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề phát sinh không?

  • Có đánh giá chính xác hiệu suất làm việc của đội nhóm không?

  • Có cung cấp phản hồi mang tính xây dựng để giúp đội nhóm cải thiện và phát triển không?

  • Có thường xuyên động viên các thành viên khi họ hoàn thành tốt công việc không?

  • Có khích lệ đội nhóm vượt qua khó khăn và duy trì động lực trong công việc không?

Có checklist lại khả năng quản lý của mìnhChecklist lại khả năng quản lý đội nhóm của bản thân

Bắt tay xây dựng đội nhóm lại ngay sau khi ngẫm ra

Sau khi đã ngẫm ra và hiểu rõ vị trí của mình, điều quan trọng tiếp theo là bắt tay vào việc xây dựng lại đội nhóm. Hãy luôn nhớ rằng, một đội nhóm hiệu quả là một đội nhóm được tạo ra từ môi trường làm việc tích cực, sáng tạo, không gò bó, được thoải mái trong khuôn khổ, được tôn trọng ý kiến, …

Ở CloudGO, team marketing, Leader luôn lắng nghe đề xuất ý kiến của các member, thay vì bãi bỏ, người quản lý luôn luôn nêu ra 2 hướng được và mất để cả team đánh giá phù hợp hay không phù hợp. Thay vì tạo ra môi trường áp đặt KPI căng thẳng, Leader luôn để member tự quản lý và có trách nhiệm với task mình được giao, thỏa sức sáng tạo không giới hạn miễn là nó phù hợp. Điều này giúp cho các thành viên trong team cảm giác không bị gò bó, áp lực khi làm việc, Leader cũng được tôn trọng.

Có thể nói, kỹ năng quản lý đội nhóm là một yếu tố cốt lõi trong sự thành công của bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay. Một người quản lý giỏi không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn cần phải có khả năng lãnh đạo, truyền cảm hứng và tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả.

Kỹ năng quản lý đội nhóm không chỉ là yếu tố quan trọng giúp dự án đạt được thành công mà còn đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà mỗi thành viên đều có thể phát triển, hợp tác hiệu quả và đạt được những mục tiêu chung.

>>> Những mô hình kỹ năng quản lý đội nhóm doanh nghiệp có thể tham khảo:

Mô hình Agile - mô hình vòng lặp được các doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay

Kanban là gì? Tăng năng suất làm việc vượt trội với phương pháp làm việc của người Nhật

Ma trận Eisenhower là gì? Ứng dụng ma trận hiệu quả giải quyết công việc “tồn đọng”

Phân biệt kỹ năng quản lý đội nhóm với các kỹ năng khác

Mục tiêu Phạm vi Kỹ năng liên quan
Kỹ năng quản lý đội nhóm - Đạt được mục tiêu của nhóm - Trong một nhóm cụ thể - Lãnh đạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề, động viên, đào tạo
Kỹ năng lãnh đạo- Định hướng chiến lược cho tổ chức - Toàn bộ tổ chức- Tầm nhìn, chiến lược, truyền cảm hứng
Kỹ năng giải quyết vấn đề - Tìm ra giải pháp cho vấn đề- Các tình huống cụ thể- Phân tích, sáng tạo, ra quyết định
Kỹ năng giao tiếp- Truyền đạt thông tin hiệu quả- Cá nhân và nhóm- Thuyết trình, nói, truyền cảm hứng
Kỹ năng quản lý thời gian- Tối ưu hóa năng suất làm việc bằng cách sử dụng thời gian một cách hiệu quả và tránh lãng phí
- Tập trung vào việc quản lý thời gian cá nhân, nhưng cũng có thể áp dụng trong quản lý nhóm và dự án- Kỹ năng lên kế hoạch, tầm nhìn chiến lược, kỹ năng phân tích và ra quyết định
Kỹ năng quản lý dự án- Đảm bảo dự án được hoàn thành thành công từ đầu đến cuối, với việc đáp ứng tất cả các tiêu chí đã đề ra- Tập trung vào việc quản lý các nhiệm vụ cụ thể, ngân sách, và tiến độ trong khuôn khổ của một dự án cụ thể, không nhất thiết phải liên quan đến việc quản lý đội nhóm dài hạn- Kỹ năng quản lý thời gian, lên kế hoạch và ứng dụng công nghệ hiện đại
Kỹ năng quản lý xung đột- Đảm bảo rằng các xung đột được giải quyết một cách công bằng và hiệu quả, giúp duy trì môi trường làm việc tích cực và hợp tác- Chủ yếu liên quan đến việc xử lý các vấn đề nội bộ trong nhóm hoặc giữa các nhóm khác nhau- Giao tiếp hiệu quả, kỹ năng lãnh đạo

Tạm kết

Danh tiếng, sự tín nhiệm luôn là điều mà bất kỳ một người quản lý doanh nghiệp nào cũng muốn được công nhận không chỉ từ khách hàng mà còn từ chính nhân viên của mình. Chính vì vậy, việc luôn phân tích, kịp thời nhận ra những sai lầm, đồng thời nâng cấp kỹ năng quản lý đội nhóm từ những lỗi sai đó là điều mà lãnh đạo doanh nghiệp cần đầu tư.

Thế giới mở - môi trường làm việc mở - góp phần tạo nên doanh nghiệp “tuyệt vời”.

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu