15 Mẫu bảng chấm công chuyên nghiệp hiệu quả mới nhất 2025
Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, quản lý thời gian làm việc luôn là yếu tố quan trọng để vận hành hiệu quả. Bảng chấm công giúp tính lương chính xác, kiểm soát chi phí và minh bạch trong quản lý nhân sự.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi mỗi phòng ban chấm công theo cách khác nhau, dẫn đến thiếu đồng bộ, sai lệch dữ liệu và mất thời gian xử lý. Việc tổng hợp thủ công không chỉ tốn công sức mà còn tiềm ẩn rủi ro trong tính lương và quản lý chi phí.
Để giải quyết vấn đề trên, trong bài viết này CloudGO sẽ hướng dẫn cách tạo bảng chấm công đơn giản và tổng hợp 15 mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2025, phù hợp nhiều loại hình doanh nghiệp. Giúp chuẩn hóa quy trình chấm công, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống.
1. Bảng chấm công là gì?
Bảng chấm công (hay timesheet) được hiểu là biểu mẫu mà doanh nghiệp sử dụng để ghi nhận số ngày làm việc thực tế, thời gian đi làm, nghỉ phép, tăng ca hoặc nghỉ không lương của từng nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định – thường là theo tháng. Đây là công cụ cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý nhân sự, đặc biệt liên quan trực tiếp đến việc tính lương, thưởng, phúc lợi và đánh giá hiệu suất làm việc.
Bảng chấm công là biểu mẫu mà doanh nghiệp sử dụng để ghi nhận số ngày làm việc thực tế
Vai trò và lợi ích của bảng chấm công
Một bảng chấm công được thiết kế và sử dụng đúng cách không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát thời gian làm việc hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:
Hỗ trợ tính lương minh bạch và chính xác: Dựa vào số công thực tế, bộ phận nhân sự có thể dễ dàng tính toán lương, phụ cấp và các khoản khấu trừ công bằng cho từng nhân viên.
Quản lý nghỉ phép và tăng ca hiệu quả: Bảng chấm công ghi rõ các ngày nghỉ, làm thêm giờ, từ đó giúp theo dõi quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên rõ ràng.
Tăng tính trách nhiệm và kỷ luật: Khi mọi giờ công được ghi nhận rõ ràng, nhân viên có ý thức hơn trong việc tuân thủ thời gian và hiệu suất cá nhân.
Tối ưu hóa điều phối nguồn lực: Nhà quản lý có thể nắm được ai đang làm, ai vắng mặt, ai làm ca nào để điều phối nhân sự hợp lý theo từng ca làm hoặc dự án.
Vai trò và lợi ích của bảng chấm công
Bạn muốn hiểu rõ hơn về khái niệm và vai trò của việc chấm công trong doanh nghiệp, hãy tham khảo bài viết Chấm công là gì? để nắm bắt những kiến thức cơ bản và hữu ích.
Các hình thức chấm công phổ biến hiện nay
Tùy vào quy mô và cách thức vận hành, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một hình thức chấm công phù hợp:
Bảng chấm công Excel: Hình thức phổ biến ở các công ty nhỏ hoặc mới thành lập. Ưu điểm là dễ tùy chỉnh, không tốn chi phí phần mềm; tuy nhiên, dễ sai sót nếu nhập liệu thủ công.
Bảng chấm công Excel
Phần mềm chấm công chuyên dụng: Hệ thống số hóa toàn bộ quy trình, tự động hóa ghi nhận giờ làm việc, đồng bộ hóa với hệ thống tính lương. Thích hợp cho doanh nghiệp quy mô vừa và lớn.
Phần mềm chấm công CloudCHECKIN
Máy chấm công vân tay: Ghi nhận thời gian vào – ra dựa trên dấu vân tay nhân viên. Đảm bảo độ chính xác cao và hạn chế gian lận (điểm danh hộ).
Máy chấm công vân tay
Chấm công bằng nhận diện khuôn mặt (AI Camera): Công nghệ tiên tiến đang được nhiều doanh nghiệp hiện đại áp dụng, đặc biệt phù hợp với môi trường có yêu cầu bảo mật cao và khối lượng nhân sự lớn.
Chấm công bằng nhận diện khuôn mặt (AI Camera)
Ứng dụng chấm công qua điện thoại (Mobile app): Phù hợp với doanh nghiệp có nhân viên làm việc từ xa hoặc thường xuyên di chuyển. Nhân viên có thể “check-in” trực tuyến theo vị trí địa lý và thời gian thực.
Ứng dụng chấm công qua điện thoại
2. Cách tạo bảng chấmccông Excel đơn giản
Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu theo dõi công việc và thời gian làm việc của nhân viên bằng một bảng chấm công Excel đơn giản, dễ dùng và cực kỳ linh hoạt, 7 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định mô hình bảng chấm công phù hợp
Trước khi lập bảng chấm công, người thực hiện cần xác định rõ nội dung, các mục cần có và cách thiết kế bảng sao cho khoa học, dễ theo dõi.
Với một bảng chấm công cơ bản thường gồm:
1 file gồm 13 sheet: 1 sheet “Danh sách nhân viên”, 12 sheet còn lại tương ứng với 12 tháng trong năm.
Ký hiệu rõ ràng cho từng trường hợp đi làm, nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ nửa ngày...
Thể hiện đầy đủ ngày, tháng, thứ trong tuần, với các ngày cuối tuần được đánh dấu nổi bật.
Công của nhân viên sẽ được tổng hợp vào cuối tháng, tùy theo quy định từng doanh nghiệp.
Xác định mô hình bảng chấm công phù hợp
Bước 2: Tạo bố cục các sheet trong file
Tiếp đến, bạn cần tạo các sheet trong Excel để dễ dàng ghi lại và quản lý giờ làm của nhân viên.
Tạo 2 sheet đầu tiên: “Danh sách nhân viên” và “Tháng 1”.
Thiết kế sheet “Tháng 1” đầy đủ, chuyên nghiệp, vì các sheet tháng sau sẽ sao chép từ đây.
Dùng tổ hợp phím Ctrl+A để chọn toàn bộ nội dung trong sheet “Tháng 1”, sau đó nhấn Ctrl+C để sao chép.
Tạo các sheet mới cho từng tháng từ Tháng 2 đến Tháng 12, rồi dùng Ctrl+V để dán nội dung đã sao chép.
Để tiết kiệm thời gian chỉnh sửa, bạn nên thiết kế sheet “Tháng 1” thật đầy đủ và chuyên nghiệp ngay từ đầu.
Tạo bố cục các sheet trong file
Bước 3: Lập bảng thông tin nhân sự
Để tạo danh sách nhân viên, bạn cần bao gồm các cột thông tin cơ bản như: Số thứ tự, Mã nhân viên, Họ và tên, Ngày sinh, Số CCCD, Ngày ký hợp đồng chính thức…
Lưu ý khi tạo sheet danh sách nhân viên:
Nhập dữ liệu bắt đầu từ cột B, dòng 4 để dễ dàng liên kết với các sheet khác trong file Excel.
Định dạng cột ngày tháng năm sinh theo kiểu ngày tháng “dd-mm-yyyy” bằng cách bôi đen cả cột, chọn Format Cell > Custom > nhập định dạng.
Lập bảng thông tin nhân sự
Bước 4: Tạo sheet “Tháng 1” với cấu trúc bảng chấm công
Trên sheet này, bạn có thể tạo cấu trúc cơ bản cho bảng chấm công của mình với các mục nhỏ như:
Tên sheet (ví dụ: “Tháng 1”) tại ô B3 – E3.
Tháng, năm chấm công tại ô B4 – E4.
Bộ phận làm việc tại ô B5.
Định mức ngày chấm công ở B6 – E6.
Bạn cũng có thể thay đổi vị trí các mục này nếu cần, tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp. Sau khi thiết lập các cột, điều chỉnh độ rộng cột và hàng cho hợp lý và dễ nhìn.
Tạo sheet “Tháng 1” với cấu trúc bảng chấm công
Bước 5: Tạo ngày tháng trong bảng chấm công
Đây là bước quan trọng, HR cần thực hiện các thao tác như sau:
Tại ô B4; nhập chữ "Tháng", ô D4 nhập số tháng (ví dụ 1),ô E4 nhập chữ "Năm", ô F4 nhập năm cụ thể.
Tại ô E9; dùng hàm =Date(F4,D4,1) và định dạng ô theo kiểu “dd” (Format Cell > Custom > nhập dd).
Tại ô F9 nhập hàm =E9+1, sau đó kéo từ F9 sang các ô bên phải đến hết tháng.
Tại ô E10, nhập hàm =IF((WEEKDAY(E9)=1,“CN”,WEEKDAY(E9)),kéo sao chép sang các ô bên phải..
Dùng Conditional Formatting để tô màu đỏ cho các ô ngày Chủ nhật dựa trên công thức =IF(E$9="CN",1,0)
Tạo ngày tháng trong bảng chấm công
Bước 6: Đặt ký hiệu cho bảng chấm công
Để bảng chấm công thống nhất, bạn cần thiết lập các ký hiệu công giống nhau cho các tháng trong năm. Lập một bảng nhỏ dưới bảng chính để xác định ký hiệu các loại công. Sau đây là một số ký hiệu thường dùng trong bảng chấm công Excel:
Đủ công (đi làm đúng giờ) ký hiệu X.
Đi làm nửa ngày, nghỉ nửa ngày không phép ký hiệu V.
Nghỉ nửa ngày có phép, đi làm nửa ngày ký hiệu P/2.
Nghỉ cả ngày có phép ký hiệu P.
Nghỉ cả ngày không lương ký hiệu K.
Nghỉ ốm có giấy bảo hiểm xã hội ký hiệu
3. TOP 15 mẫu bảng chấm công chuyên nghiệp được cập nhật mới nhất hiện nay
Trong thời đại số hóa, việc sở hữu một bảng chấm công phù hợp với đặc thù doanh nghiệp không chỉ giúp quản lý nhân sự dễ dàng hơn mà còn tăng tính minh bạch, chính xác trong tính lương và đánh giá hiệu suất. Dưới đây là 15 mẫu bảng chấm công được cập nhật mới nhất năm 2025, đáp ứng đa dạng nhu cầu của doanh nghiệp hiện đại.
Mẫu bảng chấm công hàng ngày (cập nhật mới nhất)
Mẫu bảng chấm công hàng ngày đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất nhân viên. Quy trình này thường diễn ra hai lần mỗi ngày, ghi nhận thời điểm nhân viên bắt đầu và kết thúc ca làm, từ đó tính toán chính xác số giờ làm việc thực tế.
Báo cáo chấm công còn giúp quản lý dễ dàng kiểm soát sự chuyên cần và hiệu suất làm việc của từng nhân viên hàng ngày. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh mẫu theo đặc thù riêng, thêm các cột như ghi chú hoặc loại ca làm việc nếu cần.
Mẫu bảng chấm công hàng ngày của bộ phận HR
Tải về tại: Mẫu bảng chấm công hàng ngày
Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 200
Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 200 giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý thời gian làm việc của nhân viên, đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ Tài chính. Đây là công cụ quan trọng cho việc báo cáo tài chính, kiểm toán và quyết toán thuế, giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót và tăng tính minh bạch.
Bảng chấm công theo Thông tư 200 cho phép doanh nghiệp theo dõi giờ làm việc, ca làm việc và các ngày nghỉ của nhân viên một cách chính xác. Ngoài ra, mẫu bảng còn có thể tùy chỉnh thêm các mục như ghi chú hoặc loại ca làm việc, giúp việc quản lý và đánh giá hiệu suất nhân viên trở nên dễ dàng hơn.
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200
Tải về tại: Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133
Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133 giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa quản lý được thời gian làm việc của nhân viên chính xác, tuân thủ quy định pháp luật. Công cụ này hỗ trợ theo dõi giờ làm việc, tính lương và chi phí nhân sự, đồng thời đảm bảo minh bạch trong báo cáo tài chính.
Mẫu bảng có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, thêm các cột ghi chú hoặc loại ca làm việc. Việc sử dụng mẫu chấm công theo Thông tư 133 giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo tuân thủ quy định về kiểm toán và quyết toán thuế.
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133
Tại về tại: Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133
Mẫu bảng chấm công hàng ngày theo thông tư 177
Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 177 được áp dụng phổ biến tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, tuân thủ các quy định của Nhà nước. Mẫu này có thể tích hợp với các hệ thống tính lương, giúp dễ dàng theo dõi và báo cáo công việc hàng ngày của nhân viên.
Phù hợp với yêu cầu quản lý nhân sự trong khối hành chính công, mẫu bảng này giúp đơn giản hóa quy trình quản lý thời gian làm việc và đảm bảo tính chính xác trong báo cáo.
Cụ thể, bảng chia thành ba loại công chính:
Số công hưởng lương theo thời gian: Ghi nhận những ngày làm việc thực tế mà nhân viên được trả lương.
Số công nghỉ không lương: Thể hiện những ngày nhân viên vắng mặt mà không được hưởng lương.
Số công hưởng BHXH (Bảo hiểm xã hội): Ghi lại những ngày nhân viên nghỉ có hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, như nghỉ ốm, thai sản.
Tại về tại: Mẫu công theo thông tư 177
Mẫu bảng chấm công hàng ngày đơn giản trên Excel
Mẫu bảng chấm công trên Excel được thiết kế đơn giản, dễ thao tác và tính toán tổng ngày công hàng ngày. Với công thức tính toán có sẵn, mẫu bảng giúp giảm thiểu sai sót trong việc ghi nhận giờ làm việc của nhân viên.
Mẫu bảng dễ dàng nhân bản và áp dụng cho từng tháng, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian và công sức quản lý. Đây là giải pháp lý tưởng cho các công ty không yêu cầu hệ thống phức tạp nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc quản lý giờ làm việc.
Mẫu bảng chấm cơ bản Exce
Tải mẫu tại: Mẫu chấm công cơ bản Excel
Mẫu bảng chấm công hàng ngày trong Word (phiên bản 2025)
Mẫu bảng chấm công trên Word được thiết kế dưới dạng biểu mẫu in ấn hoặc viết tay, phù hợp với các đơn vị không sử dụng máy chấm công tự động. Mẫu bảng linh hoạt, dễ sử dụng và đặc biệt thích hợp cho các đội ngũ hành chính hoặc công trường xây dựng nơi không có máy móc hỗ trợ.
Với thiết kế đơn giản, người sử dụng có thể dễ dàng điền thông tin thủ công, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa công tác quản lý công việc hàng ngày.
Mẫu bảng chấm trên Word
Tải đầy đủ: Mẫu Word bảng chấm công
Mẫu bảng chấm công dành riêng cho công ty về sản xuất
Mẫu bảng chấm công này được thiết kế đặc biệt để ghi nhận công việc theo ca, phù hợp với công ty có dây chuyền sản xuất. Với tính năng theo dõi 3 ca làm việc mỗi ngày, mẫu bảng giúp quản lý công nhân hiệu quả và dễ dàng.
Với mẫu bảng này sẽ giúp theo dõi hiệu quả công việc từng ca và tính toán lương nhanh chóng, đảm bảo quy trình quản lý nhân sự được tối ưu và chính xác.
Mẫu bảng chấm công cho công ty sản xuất
Tải bản full tại: Mẫu bảng chấm công cho ban sản xuất
Mẫu bảng chấm công cho nhân viên làm thêm giờ
Mẫu bảng chấm công này được thiết kế để phân biệt rõ ràng giữa giờ làm việc chính, giờ tăng ca và nghỉ lễ. Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán và phân tách lương thường và lương tăng ca một cách chính xác.
Với các cột ghi chú cụ thể, mẫu bảng hỗ trợ quản lý giờ làm thêm của nhân viên hiệu quả, đảm bảo tính minh bạch trong việc tính lương và theo dõi thời gian làm việc vượt giờ.
Mẫu bảng chấm công ghi nhận tăng ca
Download toàn mẫu tại: Mẫu bảng chấm công ghi nhận tăng ca
Mẫu bảng chấm công đo lường hiệu suất theo tuần
Mẫu bảng chấm công này giúp ghi nhận công việc của nhân viên theo mục tiêu tuần, thay vì chỉ tập trung vào giờ làm việc hoặc ngày. Đây là lựa chọn lý tưởng cho đội nhóm sáng tạo hoặc các nhân viên có lịch làm việc linh hoạt.
Mẫu bảng này hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi hiệu suất công việc của nhân viên mỗi tuần, giúp đánh giá kết quả công việc dựa trên mục tiêu và tiến độ, thay vì chỉ dựa vào thời gian làm việc.
Mẫu chấm công theo tuần (mới nhất)
Tải mẫu tại: Mẫu chấm công theo tuần (mới nhất)
Mẫu bảng chấm công tính theo ca làm việc
Mẫu bảng chấm công này ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên theo các ca sáng, chiều và tối, với mã ca hoặc ký hiệu đặc trưng. Phù hợp với các ngành nghề yêu cầu phân ca làm việc như khách sạn, nhà hàng, bán lẻ và sản xuất.
Mẫu bảng giúp người dùng dễ dàng phân loại và theo dõi hiệu quả công việc của nhân viên theo từng ca, từ đó hỗ trợ quản lý công việc và tính toán lương chính xác hơn.
Mẫu công theo ca làm việc
Tải chi tiết: Mẫu công theo ca làm việc
Mẫu bảng chấm công tính cho từng ngày (bản chuẩn)
Mẫu bảng được thiết kế để ghi lại chi tiết số ngày làm việc của nhân viên, giúp tổng hợp công trong tháng một cách rõ ràng. Mỗi ngày làm việc đều được ghi chú cụ thể, giúp quản lý dễ dàng theo dõi sự hiện diện của nhân viên.
Với cấu trúc dễ hiểu và minh bạch, mẫu bảng giúp kiểm soát chính xác lương, nghỉ phép và các ngày vắng mặt của nhân viên. Đây là công cụ hữu ích trong việc đảm bảo tính chính xác trong việc tính toán lương và hỗ trợ quá trình quản lý nhân sự.
Mẫu chấm công điểm danh
Tải đầy đủ: Mẫu chấm công điểm danh
Mẫu bảng chấm công tính theo giờ làm việc
Mẫu bảng tính theo giờ làm việc cho phép ghi nhận giờ vào và giờ ra, sau đó tự động tính tổng số giờ làm việc trong ngày. Với công thức tính toán sẵn có, bảng giúp đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng khi xác định giờ làm việc.
Hình thức này đặc biệt phù hợp với nhân viên làm part-time, freelance hoặc những công việc có thời gian làm việc linh hoạt. Giúp quản lý dễ dàng theo dõi và tính toán chính xác số giờ làm việc, hỗ trợ trong việc thanh toán lương và quản lý thời gian.
Mẫu chấm công theo giờ
Tải full: Mẫu chấm công theo giờ
Mẫu bảng chấm công hàng ngày cho trung tâm ngoại ngữ
Mẫu bảng được thiết kế dành riêng cho các trung tâm ngoại ngữ, với lịch dạy học linh hoạt theo từng buổi và ca dạy. Nó giúp ghi nhận giờ giảng của giáo viên một cách chính xác, đảm bảo việc quản lý thời gian giảng dạy hiệu quả.
Phù hợp với các trung tâm đào tạo, gia sư hoặc các cơ sở dạy học theo lớp, mẫu bảng này giúp quản lý và theo dõi giờ giảng của từng giáo viên một cách dễ dàng, đồng thời giúp tính toán lương giảng dạy theo số giờ thực tế.
Mẫu công cho giáo viên theo giờ
Download bản mới nhất: Mẫu công cho giáo viên theo giờ
Mẫu bảng chấm công cho giáo viên theo giờ ra vào (đã cập nhật)
Mẫu bảng này sẽ giúp theo dõi chính xác giờ giảng của giáo viên, bao gồm việc so sánh giữa giờ chuẩn và giờ thực tế. Nó cung cấp cái nhìn minh bạch về việc giáo viên tuân thủ lịch giảng dạy, từ đó hỗ trợ tính toán lương và theo dõi hiệu suất công việc.
Phù hợp với các trường học, trung tâm đào tạo, mẫu bảng này giúp quản lý giờ giảng của giáo viên một cách dễ dàng và chính xác, đồng thời đảm bảo tính minh bạch trong việc theo dõi giờ giảng và quản lý nhân sự.
Mẫu công cho giáo viên theo giờ ra vào
Tải bản cập nhật 2025 tại: Mẫu công cho giáo viên theo giờ ra vào
Mẫu bảng chấm công hàng ngày bằng tiếng Anh cho công ty nước ngoài
Mẫu bảng được thiết kế song ngữ hoặc hoàn toàn bằng tiếng Anh, mang lại sự thuận tiện cho các công ty nước ngoài hoặc có nhân viên quốc tế. Với việc sử dụng tiếng Anh, mẫu bảng giúp các công ty dễ dàng quản lý thời gian làm việc của nhân viên, đồng thời hỗ trợ xuất báo cáo quốc tế hoặc trong các công ty đa quốc gia.
Hình thức này sẽ giúp tối ưu hóa được quy trình quản lý chấm công, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả khi theo dõi giờ làm việc, đặc biệt trong môi trường làm việc quốc tế.
Mẫu công bằng tiếng Anh
Tải bản cập nhật ở: Mẫu công bằng tiếng Anh
4. Phần mềm tự động hóa chấm công CloudCHECKIN
CloudCHECKIN là một nền tảng chấm công được phát triển nhằm thay thế các phương pháp ghi nhận thời gian làm việc truyền thống như bảng giấy, máy chấm công vân tay hay thẻ từ. Việc ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống này, cho phép người dùng ghi nhận lại được thời gian làm việc không tiếp xúc, phù hợp với xu hướng số hóa và quản lý từ xa trong các mô hình doanh nghiệp hiện đại.
CloudCHECKIN được xây dựng với mục tiêu tự động hóa quy trình chấm công, tăng độ chính xác, minh bạch và giảm thiểu sự phụ thuộc vào thiết bị vật lý hoặc thao tác thủ công.
Quy trình chấm công CloudCAM - CloudCHECKIN
Ưu điểm so với các phương pháp chấm công truyền thống
CloudCHECKIN cung cấp nhiều lựa chọn ghi nhận chấm công, từ thẻ từ, kết nối Wi-Fi, định vị GPS cho đến camera AI nhận diện khuôn mặt. Khả năng hoạt động linh hoạt này giúp hệ thống thích nghi tốt trong nhiều hoàn cảnh:
Làm việc tại hiện trường, từ xa hoặc di chuyển: Nhân viên có thể chấm công khi đi giao hàng, gặp khách, tham gia sự kiện hoặc làm việc tại nhà mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay thiết bị cố định.
Hạn chế gian lận: Công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng AI giúp ghi nhận chính xác danh tính, tránh tình trạng chấm công hộ thường thấy ở các phương pháp sử dụng thẻ từ hoặc vân tay.
Theo dõi từ xa: Toàn bộ dữ liệu chấm công được lưu trữ trên nền tảng đám mây, cho phép bộ phận quản lý theo dõi thời gian làm việc của nhân viên theo thời gian thực, kể cả khi không có mặt trực tiếp tại văn phòng hay chi nhánh.
Khả năng tích hợp: CloudCHECKIN có thể kết nối với các hệ thống quản lý nhân sự và phần mềm tính lương sẵn có, giúp đồng bộ dữ liệu và rút ngắn quy trình hành chính nội bộ.
Hoạt động ổn định: Hệ thống không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật lý như thẻ từ hỏng, máy quét vân tay kém nhạy do mồ hôi, vết bẩn hoặc tổn thương trên da tay.
Ưu điểm của chấm công CloudCHECKIN
Đối tượng phù hợp
CloudCHECKIN được thiết kế phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp có đặc thù quản lý nhân sự khác nhau:
Doanh nghiệp quy mô lớn: Có số lượng nhân sự lớn, cần một hệ thống chấm công tự động để giảm áp lực quản lý và tránh sai sót.
Doanh nghiệp đa chi nhánh: Cần giám sát hoạt động nhân sự ở nhiều địa điểm khác nhau theo thời gian thực, mà không phụ thuộc vào một thiết bị vật lý cố định.
Doanh nghiệp theo mô hình linh hoạt: Có nhân sự làm việc theo ca, làm việc từ xa hoặc di chuyển thường xuyên.
Doanh nghiệp trong môi trường đặc thù: Nhà máy, kho hàng, cơ sở y tế – nơi điều kiện môi trường hoặc tính chất công việc khiến các phương pháp như vân tay hoặc thẻ từ khó phát huy hiệu quả.
Với khả năng hoạt động đa kênh, hỗ trợ quản lý từ xa và dễ dàng tích hợp, CloudCHECKIN được xem là một trong những giải pháp phù hợp với nhu cầu quản lý nhân sự hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ. Hệ thống này góp phần giúp doanh nghiệp kiểm soát giờ công một cách minh bạch, chính xác và linh hoạt hơn so với các phương thức truyền thống.
Dù bạn là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, việc lựa chọn một hệ thống chấm công phù hợp sẽ giúp nâng cao tính chính xác và minh bạch trong công tác tính lương, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm nguồn lực cho công ty.
Đừng để việc quản lý thời gian làm việc trở thành gánh nặng. Chọn lựa một giải pháp phù hợp để giúp công ty bạn phát triển bền vững và hiệu quả hơn.
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai