Marketing - Bán hàng Bán hàng đa kênhOmnichannel là gì? Lợi ích và cách triển khai trong kinh doanh
Omnichannel là gì? Hiểu đúng, ứng dụng đúng và cách triển khai hiệu quả cho doanh nghiệp
23/06/2025 1.834 lượt xem

Omnichannel là gì? Lợi ích và cách triển khai trong kinh doanh

Bạn cảm thấy việc tìm sản phẩm trên Facebook rồi nhắn tin hỏi qua Zalo và đặt mua ngay trong app mượt mà đến bất ngờ? Đó không phải ngẫu nhiên mà là Omnichannel – chiến lược bán hàng đa kênh tích hợp trong ngành bán lẻ hiện đại.
Trong thời đại mà khách hàng có thể chuyển đổi giữa 5 thiết bị, 3 nền tảng mỗi ngày, thì bán hàng trên nhiều kênh chính là tiêu chuẩn tối thiểu trong kinh doanh. Điều đặc biệt không phải là bạn có bao nhiêu kênh, mà là chúng có “nói chuyện” được với nhau hay không.
Vậy Omnichannel là gì? Tại sao nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình này lại tăng trưởng mạnh mẽ và xây dựng được lòng trung thành bền vững từ khách hàng? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây để hiểu cách triển khai bài bản và lời khuyên chuyên sâu dành riêng cho doanh nghiệp hiện đại.

1. Omnichannel là gì?

Omnichannel được gọi là bán hàng đa kênh tích hợp, đây là 1 chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng trên tất cả các kênh tiếp thị. Chiến lược này giúp doanh nghiệp kết nối và quản lý đồng bộ các kênh bán hàng như website, mạng xã hội, cửa hàng truyền thống, email, điện thoại và các thiết bị di động trên một nền tảng duy nhất.
Chiến lược Omnichannel không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu tiếp thị mà còn nâng cao hiệu quả vận hành, tăng doanh thu, mở rộng phạm vi tiếp cận và tối ưu trải nghiệm của khách hàng.

omnichannel là gìOmnichannel là hệ thống tiếp thị bán hàng đa kênh

2. Mục tiêu của Omnichannel là gì?

Mục tiêu chính của Omnichannel là tạo ra một hệ thống bán hàng cho phép khách hàng tương tác liên tục, dễ tiếp cận và mua sắm trên nhiều kênh khác nhau. Điều này sẽ giúp nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng, đồng thời gia tăng doanh thu và tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần cung cấp một nền tảng công nghệ tích hợp, đồng bộ dữ liệu từ các kênh bán hàng để cá nhân hóa trải nghiệm. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và kênh bán hàng cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo thông tin luôn nhất quán và hỗ trợ khách hàng hiệu quả trên mọi điểm tiếp xúc.
Ví dụ: Chị Mai thấy mẫu váy yêu thích trên Facebook, bấm vào xem chi tiết trên website và lưu vào giỏ hàng. Hôm sau, chị ghé cửa hàng, nhân viên đã biết trước mẫu chị chọn nhờ dữ liệu đồng bộ. Sau khi thử, chị mua tại cửa hàng và dùng điểm tích lũy online. Hóa đơn và ưu đãi được gửi qua email ngay sau đó.

Mục tiêu Omnichannel là mang lại sự tiện lại và tối ưu trải nghiệm khách hàng

3. Phân biệt Omnichannel và Multichannel

Omnichannel khá giống Multichannel do đều là chiến lược bán hàng đa kênh khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Dưới đây là bảng tóm tắt để phân biệt Omnichannel và Multichannel dựa trên các yếu các tiêu chí như định nghĩa, tính chất, lợi ích….

Tiêu chí

Omnichannel

Multichannel

Định nghĩa

Là chiến lược tiếp thị đa kênh được tích hợp vào chung 1 hệ thống bán hàng với nhau

Cũng là một chiến lược tiếp thị đa kênh nhưng không được tích hợp và đồng bộ giữa các kênh bán hàng với nhau

Mục tiêu

Tạo trải nghiệm khách hàng liền mạch, nhất quán trên mọi kênh

Đưa sản phẩm đến nhiều kênh để tiếp cận đa dạng khách hàng

Tính chất

Tích hợp, đồng bộ các kênh bán hàng và kênh tương tác

Các kênh hoạt động độc lập, không liên kết

Tính liên kết

Cao, khách hàng có thể bắt đầu và kết thúc hành trình mua hàng trên nhiều kênh

Thấp, khách hàng phải hoàn tất giao dịch trên cùng một kênh

Tính cá nhân hóa

Cao, dựa trên dữ liệu và hành vi khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm

Thấp, nội dung và trải nghiệm giống nhau trên các kênh

Điều kiện yêu cầu

Cần hệ thống công nghệ tích hợp mạnh mẽ, quản lý dữ liệu tập trung

Không yêu cầu tích hợp, dễ triển khai nhưng khó quản lý đồng bộ

Lợi ích

Nâng cao sự hài lòng, trung thành và trải nghiệm khách hàng

Tăng khả năng tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh

Công nghệ hỗ trợ

CRM, hệ thống quản lý đa kênh tích hợp, phân tích dữ liệu

Các kênh riêng biệt, không đồng bộ hệ thống

Hiệu quả

Tối ưu hóa hành trình khách hàng, tăng doanh thu và giữ chân khách hàng

Mở rộng phạm vi tiếp cận nhưng trải nghiệm khách hàng không đồng nhất

Ví dụ minh họa

Khách hàng tìm sản phẩm trên app, mua trên web và nhận hỗ trợ qua điện thoại

Khách hàng tìm sản phẩm trên website nhưng phải mua lại từ app hoặc cửa hàng riêng biệt

Lưu ý: Dù cả Omnichannel và Multichannel đều sử dụng nhiều kênh tiếp cận khách hàng nhưng điểm khác biệt cốt lõi nằm ở mức độ liên kết và đồng nhất trải nghiệm. Đừng nhầm lẫn “có nhiều kênh” với “liên kết nhiều kênh” – bởi chỉ Omnichannel mới thực sự mang lại trải nghiệm liền mạch và nhất quán từ online đến offline.

Phân biệt Omnichannel và Multichannel để chọn chiến lược bán hàng phù hợp

Để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa hai chiến lược, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết về Omnichannel và Multichannel để có cái nhìn sâu hơn về ưu – nhược điểm từng mô hình và áp dụng phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.

4. Lợi ích khi ứng dụng Omnichannel là gì?

Ứng dụng Omnichannel không chỉ giúp bán hàng “mượt như nhung” mà còn khiến khách hàng phải “wow” do sự xuất hiện ở mọi nơi trong cùng 1 lúc! Cùng khám phá những lợi ích khiến bạn muốn "ôm" ngay chiến lược này nhé!

Tăng lợi nhuận và tiết kiệm chi phí vận hành

Omnichannel có thể giúp doanh nghiệp vừa tăng lợi nhuận vừa tiết kiệm chi phí vận hành nhờ tối ưu trải nghiệm khách hàng trên mọi kênh, từ online đến offline. Khách hàng cũng sẽ được phục vụ liền mạch, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và giá trị vòng đời (CLV - Customer Lifetime Value). Đồng thời, hệ thống quản lý tập trung giúp giảm sai sót, đồng bộ tồn kho và tối ưu nguồn lực. Về lâu dài, doanh nghiệp sẽ xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng, vận hành tinh gọn, linh hoạt trước biến động thị trường và đạt hiệu quả tài chính ổn định hơn.

Lợi nhuận sẽ tăng cao hơn nếu doanh nghiệp ứng dụng Omnichannel

Mở rộng phạm vi hoạt động và đồng bộ hóa các kênh

Omnichannel giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách kết nối nhiều kênh bán hàng, từ cửa hàng truyền thống đến nền tảng số như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Nhờ đó, khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào.

Đồng thời, các kênh được đồng bộ hóa mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch – khách hàng có thể bắt đầu mua hàng trên một kênh và hoàn tất ở kênh khác mà không bị gián đoạn. Điều này không chỉ nâng cao sự tiện lợi mà còn tăng khả năng chuyển đổi và giữ chân khách hàng.

Với hệ thống vận hành đồng nhất, doanh nghiệp dễ dàng quản lý dữ liệu, giảm sai sót và tối ưu hiệu quả hoạt động. Đồng bộ đa kênh cũng là nền tảng để hiểu rõ hành vi người dùng và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn.

Omnichannel giúp mở rộng phạm vi hoạt động và đồng bộ hóa các kênh

Tăng trải nghiệm và sự hài lòng khách hàng

Omnichannel giúp nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng nhờ cung cấp thông tin đồng bộ, liền mạch trên mọi kênh bán hàng và dịch vụ. Khách hàng dễ dàng mua sắm, được hỗ trợ kịp thời, cảm thấy được quan tâm và tin tưởng hơn. Đồng thời, doanh nghiệp có thể thu thập, phân tích dữ liệu hành vi để cá nhân hóa chương trình chăm sóc, tăng tương tác và lòng trung thành. Về lâu dài, Omnichannel giúp giữ chân khách hàng hiệu quả, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng và củng cố vị thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.

Omnichannel nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng

Quản lý tập trung tại 1 hệ thống

Omnichannel là một hệ thống quản lý tập trung giúp khách hàng nhận dịch vụ nhanh chóng, chính xác và nhất quán trên mọi kênh, nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng. Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm sai sót nhờ đồng bộ dữ liệu khách hàng, đơn hàng và kho bãi, tối ưu nguồn lực. Đồng thời, việc phân tích hành vi khách hàng hiệu quả giúp xây dựng chiến lược marketing phù hợp, tăng doanh thu và giữ chân khách hàng lâu dài. Về lâu dài, quản lý tập trung hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô, nâng cao cạnh tranh và phát triển lâu dài.

Quản lý tập trung tại 1 hệ thống

Thương hiệu được quảng bá tốt hơn

Omnichannel sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu bằng cách tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh như website, mạng xã hội, ứng dụng di động và cửa hàng vật lý, tạo ấn tượng đồng nhất và tăng nhận diện thương hiệu. Khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin mọi lúc, nâng cao niềm tin và thiện cảm. Đồng thời, dữ liệu thu thập đa kênh giúp doanh nghiệp cá nhân hóa chiến lược marketing, tối ưu trải nghiệm và tăng trung thành khách hàng. Điều này góp phần củng cố uy tín, mở rộng thị trường và phát triển bền vững trong tương lai.

Mức độ phủ sóng của doanh nghiệp tăng cao

Giữ chân được nhiều khách hàng trung thành

Doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng trung thành bằng cách cá nhân hóa trải nghiệm thông qua các chương trình ưu đãi được tích hợp trên mọi kênh (omnichannel),từ đó tạo cảm giác được trân trọng và tăng khả năng tái mua hàng. Đồng thời, dịch vụ chăm sóc khách hàng đồng bộ, phản hồi nhanh chóng và liên tục trên nhiều nền tảng giúp nâng cao sự tin tưởng, gắn kết lâu dài. Về lâu dài, doanh nghiệp xây dựng được tệp khách hàng ổn định, giảm chi phí tìm kiếm khách mới và tạo nền tảng lợi nhuận bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Khách hàng cũ luôn trung thành với doanh nghiệp

5. Cách triển khai Omnichannel hiệu quả

Để triển khai Omnichannel thành công, doanh nghiệp không chỉ cần xuất hiện trên nhiều kênh mà còn phải đồng bộ hệ thống, tối ưu vận hành và mang lại trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng. Dưới đây là 7 bước hiệu quả:

Bước 1: Hiểu rõ khách hàng của mình

Hiểu rõ khách hàng là bước đầu tiên và quan trọng trong chiến lược Omnichannel. Doanh nghiệp cần thu thập và phân tích dữ liệu từ website, mạng xã hội, cửa hàng… để nắm được nhu cầu, hành vi và kỳ vọng của từng nhóm khách. Nhờ đó, có thể thiết kế hành trình mua sắm phù hợp, tăng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi. Dữ liệu cần được cập nhật liên tục từ phản hồi thực tế, tránh dùng thông tin lỗi thời hoặc thiếu chính xác.

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm nhận thấy khách hàng từ TP.HCM thường tìm kiếm sản phẩm chống nắng, trong khi khách hàng miền Bắc lại quan tâm đến dưỡng ẩm. Từ đó, họ phân nhóm và tạo nội dung, ưu đãi phù hợp từng vùng.

Hiểu rõ tâm lý khách hàng là bước đầu tiên và quan trọng trong chiến dịch

Bước 2: Đồng bộ hóa dữ liệu các kênh

Đồng bộ dữ liệu giữa các kênh bán hàng giúp tạo trải nghiệm nhất quán và tránh sai lệch thông tin. Nếu dữ liệu không khớp, như website báo còn hàng nhưng cửa hàng lại hết, khách hàng dễ mất niềm tin. Doanh nghiệp cần kết nối POS, website, mạng xã hội và ứng dụng vào một hệ thống chung, để dữ liệu khách hàng, đơn hàng và tồn kho luôn được cập nhật theo thời gian thực. Việc này giúp kiểm soát tốt hơn, giảm rối loạn và nâng cao hiệu quả phục vụ.

Ví dụ: Một khách đặt áo thun qua website và đổi trả tại cửa hàng. Nhờ đồng bộ dữ liệu đơn hàng và tồn kho giữa các kênh, nhân viên tại cửa hàng kiểm tra nhanh và xử lý dễ dàng mà không cần gọi về trụ sở chính.

Việc tối ưu dữ liệu của các kênh giúp vận hành chiến lược hiệu quả hơn

Bước 3: ​​Tích hợp công nghệ, hệ thống tiếp thị, bán hàng & CSKH đa kênh

Tích hợp công nghệ là nền tảng cốt lõi của . Doanh nghiệp nên triển khai đồng bộ các hệ thống như CRM, ERP để quản lý dữ liệu khách hàng, hệ thống bán hàng bao gồm đơn hàng và kho hàng. Để từ đó sẽ tối ưu được quy trình chăm sóc khách hàng. Đồng thời, nhân viên cần được đào tạo sử dụng thành thạo để tránh rối loạn khi vận hành.

Ví dụ: Một cửa hàng thời trang dùng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tích hợp Shopee, Lazada, website và Facebook. Khi có đơn hàng từ bất kỳ kênh nào, hệ thống tự động trừ kho và tạo phiếu giao hàng.

Tích hợp công nghệ (CRM, ERP…) giúp tối ưu quy trình bán hàng và CSKH

Bước 4: Thiết lập cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Cá nhân hóa giúp doanh nghiệp tạo sự gần gũi và tăng gắn kết với khách hàng. Dựa trên dữ liệu hành vi, doanh nghiệp sử dụng hệ thống CRM để gửi email theo hành vi, gợi ý sản phẩm phù hợp, ưu đãi sinh nhật... Việc phân khúc khách hàng chi tiết và tự động hóa các quy trình cá nhân hóa giúp tránh sự hời hợt, nâng cao hiệu quả chăm sóc và giữ chân khách hàng trung thành.

Ví dụ: Một tiệm cà phê gửi email chúc mừng sinh nhật kèm mã giảm giá 50% cho khách hàng thân thiết. Khách quay lại sử dụng và chia sẻ trải nghiệm lên mạng xã hội.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng sẽ giữ chân họ lâu dài

Bước 5: Xây dựng chiến lược kinh doanh đa kênh

Chiến lược marketing đa kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng, đúng thời điểm với thông điệp đồng nhất trên Facebook, Zalo, Email, Google... Sử dụng công cụ quảng cáo đa kênh và remarketing giúp tăng độ phủ và thu hút khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần theo dõi hiệu suất từng kênh để tối ưu hóa liên tục, tránh gửi thông điệp rời rạc, không nhất quán, đồng thời kể câu chuyện thương hiệu liền mạch trên mọi nền tảng.

Ví dụ: Một hãng thời trang tung BST mới đồng thời trên Facebook, Instagram và Email, cùng một thông điệp “Làm mới bản thân hè này”, đảm bảo khách hàng thấy cùng một chiến dịch dù ở kênh nào.

Chiến lược marketing đa kênh

Bước 6: Đào tạo nhân viên về Omnichannel

Con người là yếu tố then chốt để vận hành Omnichannel hiệu quả. Doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo bài bản về sử dụng hệ thống CRM/ERP, kỹ năng chăm sóc khách hàng đa kênh, xử lý đơn hàng và đồng bộ thông tin. Đào tạo nên tập trung vào thực hành, cập nhật kiến thức mới và đánh giá định kỳ để đảm bảo nhân viên nắm vững quy trình, tránh sai sót trong phục vụ khách hàng.

Ví dụ: Nhân viên một cửa hàng sách được đào tạo cách tra đơn hàng online, đổi trả đơn từ app hoặc website và xử lý phàn nàn trên mạng xã hội để phục vụ khách nhanh chóng, không rối rắm.

Nhân viên hiểu rõ quy luật vận hành thì chiến lược mới hiệu quả

Bước 7: Trải nghiệm, đánh giá định kỳ và cải tiến

Không có chiến lược nào hoàn hảo ngay từ đầu, do đó doanh nghiệp cần thường xuyên trải nghiệm, đo lường và đánh giá hiệu quả triển khai Omnichannel. Việc này bao gồm kiểm tra trải nghiệm mua hàng trên từng kênh, đo lường chỉ số hài lòng khách hàng như CSAT, NPS và phân tích báo cáo hệ thống. Phản hồi khách hàng là nguồn dữ liệu quý giá để cải tiến liên tục, giúp doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời, nâng cao trải nghiệm và giữ vững lợi thế cạnh tranh.

Ví dụ: Một thương hiệu điện máy bí mật đặt hàng thử trên cả website, app và cửa hàng mỗi tháng, sau đó đo thời gian xử lý, tốc độ giao hàng và phản hồi khách hàng để đánh giá và cải tiến hệ thống.

Việc trải nghiệm và đánh giá là điều bắt buộc trong tất cả chiến lược bán hàng

6. Lưu ý khi áp dụng Omnichannel vào chiến lược bán hàng

Khi áp dụng Omnichannel vào chiến lược bán hàng, doanh nghiệp cần lưu ý những yếu tố sau để đạt hiệu quả tối ưu:

  • Luôn cập nhật xu hướng liên tục: Thị trường và hành vi người tiêu dùng thay đổi không ngừng, vì vậy doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật các xu hướng bán hàng đa kênh mới nhất để điều chỉnh chiến lược Omnichannel phù hợp. Việc này giúp đảm bảo khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng và duy trì lợi thế cạnh tranh.

  • Tập trung nguồn lực vào kênh hiệu quả nhất: Thay vì dàn trải nguồn lực trên tất cả các kênh, doanh nghiệp nên tập trung vào những kênh mang lại hiệu quả cao nhất. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing.

  • Tăng cường giao tiếp nội bộ: Để đảm bảo trải nghiệm khách hàng liền mạch trên mọi kênh, doanh nghiệp cần tăng cường giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận như marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng và kho vận. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận giúp đảm bảo thông tin được truyền tải chính xác và kịp thời.

  • Giám sát tồn kho liên tục: Việc giám sát tồn kho liên tục giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng hóa, xử lý đơn hàng chính xác và tránh tình trạng hết hàng hoặc tồn kho quá nhiều. Điều này đặc biệt quan trọng trong mô hình Omnichannel, nơi khách hàng có thể mua hàng từ nhiều kênh khác nhau.

  • Tối ưu hóa việc xử lý đơn hàng: Để tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng và giảm thiểu sai sót, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hợp kênh. Phần mềm này giúp đồng bộ đơn hàng từ nhiều kênh, quản lý tồn kho và theo dõi quá trình giao hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm khách hàng.

Các lưu ý khi áp dụng Omnichannel vào chiến lược bán hàng

7. Một vài case study điển hình khi áp dụng Omnichannel

Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã ứng dụng Omnichannel từ rất sớm và đạt được những thành công ấn tượng với cách tiếp cận và triển khai khác biệt. Có thể kể đến 3 doanh nghiệp tiêu biểu sau đây:

  • Netflix tập trung vào việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng qua các thiết bị khác nhau, giúp khách hàng dễ dàng xem phim ở mọi lúc, mọi nơi với nội dung phù hợp.

  • Starbucks phát triển ứng dụng The Starbucks Rewards, tích hợp trải nghiệm online và offline, giúp khách hàng theo dõi điểm thưởng và nhận ưu đãi cá nhân hóa, từ đó xây dựng lượng khách hàng trung thành lớn mạnh.

  • Disney lại chú trọng xây dựng trải nghiệm liền mạch giữa các kênh bán vé, cửa hàng, website và ứng dụng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ và sản phẩm của họ một cách đồng nhất.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đã ứng dụng bán hàng đa kênh một cách bài bản nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể về khái niệm và ứng dụng của bán hàng đa kênh tại đây. Vậy hiện nay có những phần mềm hay công cụ nào có thể hỗ trợ tích hợp tiếp thị đa kênh cho chiến lược Omnichannel không?

8. CloudX - Giải pháp tiếp thị, bán hàng & chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp

CloudX là bộ giải pháp toàn diện do CloudGO phát triển, được tích hợp từ 3 sản phẩm cốt lõi là CloudLEAD, CloudSALES và CloudCARE. Được thiết kế để đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt hành trình khách hàng trên đa kênh. Cụ thể như sau:

CloudLEAD - Giải pháp thu thập, quản lý và khai thác khách hàng tiềm năng đa kênh

CloudLEAD là nền tảng CRM hỗ trợ doanh nghiệp thu thập, phân loại và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (leads) một cách thông minh và có hệ thống. Giải pháp này giúp kết nối liền mạch các kênh marketing như Facebook, Zalo, Website, Landing Page, v.v., từ đó giúp bộ phận marketing & telesales nắm bắt nhanh chóng và kịp thời các cơ hội kinh doanh.

Tính năng chính của CloudLEAD:

  • Kết nối & đồng bộ dữ liệu lead từ nhiều kênh (Zalo OA, Facebook Ads, Form Website…),giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

  • Công cụ quản lý data chuyên nghiệp lọc trùng, tìm trùng, gộp trùng; phân loại, phân nhóm dữ liệu; chuẩn hóa địa chỉ, kiểm tra định dạng email, SĐT; kiểm tra tình trạng tồn tại của email để loại bỏ email rác…

  • Công cụ tiếp cận, khai thác data đa kênh tích hợp với nhiều công cụ tương tác và chăm sóc khách hàng như Tổng đài, SMS, ZNS, Email…

  • Đo lường hiệu quả - tối ưu chiến dịch tiếp thị hệ thống phân tích báo cáo đa dạng, dễ quản lý và đo lường hiệu quả.

CloudLEAD - Giải pháp thu thập và khai thác khách hàng tiềm năng đa kênh

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

CloudSALE - Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh

CloudSALES giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ quy trình bán hàng từ khi tiếp cận đến khi chốt đơn trên một nền tảng duy nhất. Hệ thống hỗ trợ xây dựng pipeline, quản lý đội ngũ bán hàng, theo dõi tiến độ cơ hội, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và đo lường hiệu quả kinh doanh theo thời gian thực. Dưới đây là phân tích ưu điểm và tính năng chính của CloudSALES:

  • Giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng thiết kế trực quan, thân thiện và dễ hiểu.

  • Công cụ bán hàng B2B, B2C chuyên nghiệp nhiều tính năng con như quản lý sản phẩm, bảng giá, đơn hàng… giúp tăng hiệu suất kinh doanh.

  • Quản lý kho dữ liệu khách hàng tập trung thu thập, xử lý và phân loại dữ liệu khách hàng… giúp giảm rủi ro và thất thoát dữ liệu.

  • Lên kế hoạch bán hàng thông minh lên kế hoạch, follow khách hàng, nhắc hẹn….

  • Tự động hóa quy trình bán hàng nâng cao trải nghiệm khách hàng, tiết kiệm thời gian và công sức.

  • Khả năng tùy chỉnh linh hoạt có công cụ hỗ trợ như Layout Editor, Field Editor, Dropdown Editor, Dashboard Editor, Dynamic Report… giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh theo nhu cầu.

  • Khả năng phân quyền - bảo mật chặt chẽ đáp ứng đa dạng các mô hình công ty bao gồm cả công ty có nhiều chi nhánh hay tổng công ty

  • Báo cáo đầy đủ, linh hoạt với hơn 50 mẫu có sẵn, có thể xem báo cáo real time trên web và app của hệ thống.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bảng giá phần mềm CloudSALE để lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp của mình.

CloudSALE - Giải pháp bán hàng đa kênh hiệu quả cho mọi doanh nghiệp

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

CloudCARE - Giải pháp CRM chăm sóc khách hàng đa kênh

CloudCARE giúp doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm khách hàng sau bán hàng thông qua nền tảng chăm sóc & phản hồi khách hàng đa kênh. Dễ dàng kết nối với khách hàng qua Zalo, Facebook, Email, Livechat… CloudCARE cho phép quản lý tập trung tất cả phản hồi để không bỏ sót bất kỳ yêu cầu nào.

Tính năng chính của CloudCARE:

  • Tiếp nhận ticket đa kênh chức năng tiếp nhận ticket đa dạng từ nhiều kênh như email, tổng đài, chatbot, Zalo OA… giúp doanh nghiệp kiểm soát và xử lý tốt phản hồi của khách hàng.

  • Phân loại, phân bổ ticket tự động hệ thống tự động phân loại, gán nhãn ticket theo các tiêu chí đã cấu hình giúp tiết kiệm thời gian xử lý và phản hồi khách hàng.

  • Thông báo, nhắc nhở tự động hệ thống thiết lập các kịch bản chăm sóc khách hàng, thông báo cập nhật kết quả…, giảm thiểu nghiệp vụ thủ công.

  • SLA - Kiểm soát tiến độ xử lý cam kết về tiến độ thực hiện theo mã lỗi (mã vấn đề) tương ứng, từ đó hệ thống sẽ báo cáo ticket nào vượt tiến độ xử lý, ticket nào trễ tiến độ xử lý.

  • Khảo sát hài lòng khách hàng sau khi ticket đã xử lý xong, hệ thống sẽ gửi thông báo khảo sát sự hài lòng của khách hàng về chất lượng.

  • Chăm sóc cá nhân hóa đáp ứng tiêu chí “đúng người - đúng thời điểm - đúng nội dung”.

  • Chiến dịch chăm sóc khách hàng chủ động tạo các chiến dịch chăm sóc khách hàng bằng nhiều kênh như SMS, Email, ZNS…như chiến dịch 8/3, 20/10, thông báo nghỉ lễ / tết...

  • Báo cáo đầy đủ, linh hoạt: cung cấp cơ chế cho phép tự tạo báo cáo, đa dạng hình thức như biểu đồ chart ngoài trang chủ (Dashboard) hay dạng dòng và cột (để xuất ra file Excel). Đặc biệt có thể thiết lập để báo cáo tự động gửi kết quả về email chỉ định.

CloudCARE - Giải pháp CRM chăm sóc khách hàng đa kênh

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Triển khai Omnichannel không chỉ là xu hướng mà còn là bước đi chiến lược giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần đầu tư bài bản từ công nghệ, dữ liệu cho đến con người và quy trình. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về Omnichannel cũng như cách ứng dụng phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Bắt đầu xây dựng hành trình mua sắm liền mạch cho khách hàng ngay hôm nay – vì họ xứng đáng được phục vụ tốt nhất ở mọi kênh!

CloudGO.vn - Giải pháp chuyển đổi số tinh gọn

  • Địa chỉ: Số 13 Đường 37 - Vạn Phúc City, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
  • Số hotline: 1900 29 29 90
  • Email: support@cloudgo.vn
  • Website: https://cloudgo.vn/
  • Map: https://www.google.com/maps?cid=16122953290831912914

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất

CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu