Omnichannel và Multichannel: Cách thức lựa chọn và tiếp cận xây dựng để phát triển
Kinh doanh trong thời đại 4.0 luôn là việc phải nghiên cứu và đầu tư để có thể tăng tối đa lợi thế cạnh tranh và mở rộng tệp khách hàng, quy mô kinh doanh. Trong đó, hai hình thức chiến lược đa kênh phổ biến và quen thuộc hiện nay là Omnichannel và Multichannel - hai sự lựa chọn mà các doanh nghiệp luôn phải đau đầu cân nhắc.
Vậy sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel là gì? Doanh nghiệp nên lựa chọn và phát triển việc bán hàng, kinh doanh đa kênh theo hình thức nào? Bài viết dưới đây CloudGO sẽ giải đáp chi tiết từng thắc mắc của bạn.
>>> Xem thêm: 10 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay cho Sales
Sơ lược về Multichannel
Multichannel là một chiến lược tiếp thị đa dạng, trong đó các doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau để tiếp cận và tương tác với khách hàng.
Mục đích của Multichannel là mở rộng kinh doanh bằng cách thu hút khách hàng từ nhiều kênh khác nhau. Điều này giúp nâng cao doanh số bán hàng và khả năng tiếp cận khách hàng của họ. Multichannel có thể bao gồm cả các kênh trực tuyến và ngoại tuyến, như cửa hàng, trang web, ứng dụng di động, mạng xã hội, và nhiều hơn nữa.
Multichannel là gì?
>>> Hiểu thêm về Omnichannel ở đây
So sánh giữa Omnichannel và Multichannel
Omnichannel và Multichannel là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị. Dưới đây là phần so sánh về ưu, nhược điểm và một vài khía cạnh của Omnichannel và Multichannel, giúp bạn hiểu rõ hơn về hai hình thức này:
NỘI DUNG | OMNICHANNEL | MULTICHANNEL |
Mô hình kinh doanh | - Dựa trên khách hàng | - Dựa trên tăng trưởng |
Mục đích | -Tạo sự tiện lợi và dễ dàng trong quá trình tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của khách hàng qua đa kênh | - Tăng độ nhận diện thương hiệu, mở rộng tệp khách hàng |
Độ nhận diện thương hiệu | - Thấp, do tiếp cận được với số lượng hạn chế các khách hàng | - Cao hơn, có cơ hội tiếp cận và gây ấn tượng tốt hơn với lượng người tiêu dùng |
Chi phí thiết lập | - Thấp, vì có thể đồng bộ thông tin và tận dụng các tài nguyên của những kênh liên quan | Cao, vì không có tính đồng bộ, phải thực hiện thiết lập lại từ đầu cho nhiều kênh |
Phạm vi tiếp cận | Hạn chế | Nhiều |
Ưu điểm | - Tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng qua các kênh. - Tích hợp dữ liệu và thông tin giữa các kênh. - Giảm thiểu chi phí, nhân sự và tiết kiệm thời gian bằng việc quản lý kinh doanh trên cùng một hệ thống. | - Thích hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực về tài chính còn hạn chế |
Bảng so sánh Omnichannel và Multichannel
Doanh nghiệp nên chọn phát triển Omnichannel hay Multichannel?
Multichannel và Omnichannel đều là những chiến lược marketing nhằm tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, hai mô hình này có sự khác biệt cơ bản về cách thức hoạt động và mang lại trải nghiệm khách hàng riêng biệt.
Thông qua bảng so sánh có thể thấy tuy Omnichannel cần đầu tư lượng lớn vốn ban đầu để xây dựng và thiết lập nhưng hơn hết nó có nhiều ưu điểm và mang lại sự đồng bộ trong trải nghiệm của khách hàng cao hơn Multichannel. Xét về tính dài hạn trong kinh doanh, Omnichannel là hình thức mang lại nhiều lợi ích và tiết kiệm chi phí hơn.
Nên chọn omnichannel hay multichannel?
Việc lựa chọn giữa Omnichannel và Multichannel phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, ngân sách và mục tiêu marketing:
Doanh nghiệp nhỏ: Nên bắt đầu với Multichannel vì dễ dàng triển khai và chi phí thấp hơn. Khi doanh nghiệp phát triển, có thể dần chuyển sang Omnichannel.
Doanh nghiệp lớn: Omnichannel là lựa chọn phù hợp để mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Ngành nghề kinh doanh có hành trình mua hàng phức tạp: Omnichannel là cần thiết để hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình mua sắm.
Cả Multichannel và Omnichannel đều là những chiến lược marketing hiệu quả. Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng của bản thân để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.
>>> Tham khảo thêm về: Giải pháp tổng đài IP doanh nghiệp: Tăng tốc như siêu xe
Thu hút và khai thác khách hàng tiềm năng đa kênh với CloudLEAD
Các chiến lược tiếp thị đa kênh cần đúng trọng tâm, hiệu quả vào các nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu. Có như vậy mới mang lại kết quả tốt trong quá trình phát triển, thu hút và khai thác khách hàng.
Trong kinh doanh 4.0, không thể thiếu sự góp mặt của các công cụ, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc hiểu đúng tâm lý khách hàng, giúp khai thác hiệu quả như CloudLEAD - giải pháp CRM thu hút và khai thác khách hàng tiềm năng đa kênh cho doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp nên chọn giải pháp CloudLEAD
CloudLEAD là kho dữ liệu khách hàng tập trung được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Các dữ liệu đã được chuẩn hóa, làm sạch, giúp doanh nghiệp có được data chất lượng, dễ dàng khai thác.
Giải pháp tích hợp các công cụ chăm sóc khách hàng như ZNS, Email, SMS, … nhằm chủ động tiếp cận, khai thác và chăm sóc lead tiềm năng hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đo lường hiệu quả các chiến dịch tiếp thị, lựa chọn CloudLEAD là hợp lý. Không chỉ thu thập và quản lý data chất lượng, còn là giải pháp tiếp thị đa kênh không thể thiếu của doanh nghiệp.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn phân biệt và hiểu rõ về Omnichannel và Multichannel. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả tối ưu hãy áp dụng ngay một trong hai hình thức Omnichannel hoặc Multichannel và những phần mềm tích hợp AI thông minh khác, để đem lại nhiều lợi ích cả về độ nhận diện thương hiệu và lợi nhuận kinh doanh.
BÁN HÀNG THỜI 4.0 HIỆN ĐẠI:
Telesales là gì? Sự khác biệt giữa Telesales và Telemarketing
10 Cách thu thập thông tin khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng: 08 mẹo giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai