Xu hướng ứng dụng AI trong y tế hiện nay đã phát triển như thế nào?
Bạn có tin AI ngày nay có thể chẩn đoán ung thư nhanh hơn bác sĩ? Trong hành trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cách ngành y tế hoạt động, từ khâu chẩn đoán đến điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Theo PwC, AI có thể giúp ngành y tế toàn cầu tiết kiệm hơn 150 tỷ USD mỗi năm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ AI trong y tế là gì, đang được ứng dụng ra sao, mang lại những giá trị gì và lý do vì sao lĩnh vực này ngày càng được quan tâm đặc biệt nhất là sau đại dịch và trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực y tế.
1. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế là gì?
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế là việc tích hợp các công nghệ như Machine Learning, Deep Learning, Computer Vision và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) vào các quy trình chăm sóc sức khỏe nhằm hỗ trợ, cải thiện hiệu quả khám chữa bệnh. AI giúp phân tích hồ sơ bệnh án, hình ảnh y khoa và dữ liệu lớn để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh nhân và tối ưu hóa hệ thống y tế.
So với các lĩnh vực khác, AI trong y tế đòi hỏi độ chính xác đặc biệt cao, đồng thời phải đảm bảo yếu tố đạo đức, bảo mật dữ liệu cá nhân và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý. Đây là một trong những ứng dụng quan trọng và đầy tiềm năng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong tương lai.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quy trình khám chữa bệnh
2. Lợi ích khi ứng dụng AI vào y tế
Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách ngành y tế hoạt động, mang lại hiệu quả cao hơn và tiếp cận sâu rộng hơn. Dưới đây là 7 lợi ích mà AI mang lại:
Chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn
AI có thể xử lý và phân tích hình ảnh y học như X-quang, MRI, CT với độ chính xác cao, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, đặc biệt trong các bệnh lý phức tạp như ung thư hoặc Alzheimer. Nhờ đó, bác sĩ có thêm công cụ hỗ trợ quyết định chẩn đoán chính xác, giảm thiểu sai sót và rút ngắn thời gian xử lý.
Cá nhân hóa phác đồ điều trị
Dựa trên dữ liệu sinh học, tiền sử bệnh và lối sống của từng người, AI có thể đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Điều này giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng phụ và cải thiện kết quả lâu dài. Ví dụ, AI hỗ trợ xác định loại thuốc tối ưu trong điều trị ung thư dựa trên phân tích gen.
Tối ưu quy trình vận hành y tế
AI giúp tự động hóa các tác vụ hành chính như quản lý hồ sơ bệnh án, điều phối lịch hẹn, phân phối thuốc… Nhờ đó, giảm tải cho đội ngũ nhân sự, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế lỗi trong quản lý hành chính bệnh viện.
Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển thuốc
AI giúp phân tích khối lượng lớn dữ liệu sinh học để xác định mục tiêu điều trị, thiết kế phân tử thuốc, đẩy nhanh thử nghiệm lâm sàng. Quá trình phát triển vaccine COVID-19 là ví dụ điển hình cho việc AI rút ngắn thời gian đưa thuốc mới ra thị trường.
Tăng cường hiệu quả quản trị bệnh viện
Tại các cơ sở y tế AI hỗ trợ dự báo nhu cầu chăm sóc sức khỏe, phân bổ nguồn lực, kiểm soát hàng tồn kho, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí vận hành.
Giảm thiểu sai sót y khoa
AI hỗ trợ bác sĩ kê đơn chính xác, kiểm tra liều lượng, nhắc nhở lịch dùng thuốc và giám sát các dấu hiệu bất thường từ bệnh nhân. Nhờ đó, giúp giảm thiểu sai sót điều trị và ngăn ngừa biến chứng tiềm ẩn.
Mở rộng khả năng tiếp cận y tế và đào tạo
AI thúc đẩy các giải pháp y tế từ xa qua chatbot, trợ lý ảo, hỗ trợ tư vấn sức khỏe cho người dân ở vùng sâu vùng xa. Đồng thời, AI cũng được ứng dụng mạnh mẽ trong đào tạo y khoa thông qua mô phỏng lâm sàng, giúp sinh viên và bác sĩ thực hành an toàn trong môi trường ảo.
Top 7 lợi ích tiêu biểu mà AI mang lại khi áp dụng trong y tế
3. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào y tế như thế nào?
Hiện nay, AI đang dần có mặt ở hầu hết mọi khâu trong ngành y từ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân đến quản lý, nghiên cứu và đào tạo chuyên môn. Dưới đây là các ứng dụng nổi bật, cho thấy cách mà AI đang làm thay đổi toàn diện ngành y trên quy mô toàn cầu.
Ra các quyết định lâm sàng
Thay vì mất 29 giờ mỗi ngày để cập nhật kiến thức y khoa, bác sĩ giờ đây có thể dựa vào hệ thống CDSS (Clinical Decision Support System) để được gợi ý phác đồ điều trị chính xác. AI giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị dựa trên phân tích dữ liệu lớn như EHR (hồ sơ sức khỏe điện tử),Gen (Genomics),chuyển hóa (Metabolomics),Protein (Proteomics). Một ví dụ điển hình là IBM Watson Health, từng hỗ trợ bác sĩ Mỹ chẩn đoán và đề xuất phác đồ điều trị ung thư nhờ phân tích dữ liệu y khoa khổng lồ. Theo Mayo Clinic (2022),AI hỗ trợ từ xa giúp giảm 20% tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch bằng cách phát hiện sớm dấu hiệu nguy hiểm và gửi cảnh báo kịp thời.
Ứng dụng AI để đưa ra các quyết điều trị lâm sàng
Chatbot chăm sóc khách hàng
Chatbot chăm sóc khách hàng trong y tế hiện đại được lập trình bằng công nghệ NLP (Neuro-linguistic Programming),tích hợp điện toán nhận thức (Cognitive Computing),thực tế tăng cường (AR),nhận diện cử chỉ và giọng nói. Nhờ đó, các chatbot AI trong bệnh viện có thể tự động giải đáp câu hỏi thường gặp, hỗ trợ đặt lịch hẹn, hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh, xử lý email – cuộc gọi, nhắc tái khám và quản lý thông tin bệnh nhân. Hệ thống này giúp giảm tải cho tổng đài, hoạt động 24/7. Tại Anh, Babylon Health đã ứng dụng thành công chatbot AI và giảm tới 30% lượt bệnh nhân đến khám không cần thiết, đồng thời giảm tải khối lượng công việc cho tổng đài viên, hoạt động 24/7, tăng trải nghiệm người dùng.
Chatbot tích hợp AI hỗ trợ chăm sóc khách hàng trong y tế hiện đại
Trợ lý ảo chăm sóc sức khỏe
AI được tích hợp vào thiết bị đeo tay, điện thoại, đồng hồ thông minh để theo dõi sức khỏe bệnh nhân theo thời gian thực. Đồng thời tính năng trợ lý ảo AI có thể nhắc bệnh nhân uống thuốc, cảnh báo dấu hiệu bất thường và gửi thông báo đến bác sĩ hoặc người thân khi có tình huống nguy hiểm.
Tại Việt Nam, AI Health - một nền tảng công nghệ trực tuyến cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một ví dụ tiêu biểu, cho phép AI theo dõi sức khỏe một cách thông minh, hỗ trợ người bệnh quản lý liệu trình và chăm sóc bản thân hiệu quả hơn.
Tích hợp AI vào các thiết bị công nghệ để theo dõi sức khoẻ con người
Quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử
AI trong quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử giúp phân loại, chuẩn hóa và truy xuất nhanh hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR). Không chỉ vậy, AI có thể phát hiện dữ liệu bất thường, hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định kiểm tra lại kịp thời.
Việc ứng dụng AI vào EHR cũng giúp các cơ sở y tế cấp bệnh viện và quốc gia tăng tính liên kết, chia sẻ thông tin liên cơ sở, đồng thời nâng cao năng lực quản lý và dự báo dịch tễ, phân bổ nguồn lực y tế hiệu quả hơn.
Quản lý hồ sơ sức khoẻ bệnh nhân bằng AI
Chẩn đoán hồ sơ bệnh án
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chẩn đoán bệnh thông qua khả năng xử lý và phân tích hồ sơ bệnh án toàn diện. Với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP),AI có thể đọc và hiểu hồ sơ viết tay hoặc file PDF, đồng thời trích xuất thông tin quan trọng như tiền sử bệnh, kết quả xét nghiệm và chẩn đoán. AI cũng hỗ trợ phân tích hình ảnh X-quang, CT scan, MRI để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư, bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh với độ chính xác cao hơn so với phương pháp truyền thống.
Trong lĩnh vực xét nghiệm, AI giúp quét nhanh các vi khuẩn gây hại như Staphylococcus hay E. coli trong mẫu máu, rút ngắn thời gian chẩn đoán và hỗ trợ xử lý kịp thời. Ngoài ra, AI góp phần giảm sai sót do ghi chép thủ công và hỗ trợ bác sĩ tổng hợp, đối chiếu dữ liệu từ nhiều nguồn. Một ví dụ điển hình là hệ thống AI của Google DeepMind, đã phát triển mô hình học sâu phát hiện tổn thương võng mạc do tiểu đường, mở ra khả năng tầm soát bệnh nhanh và chính xác ngay từ giai đoạn sớm.
Chẩn đoán hồ sơ bệnh án bằng trí tuệ nhân tạo
Chẩn đoán hình ảnh X-quang
Chẩn đoán hình ảnh X-quang bằng trí tuệ nhân tạo là sự kết hợp giữa AI và công nghệ học sâu (Deep Learning),cho phép phân tích các hình ảnh y học như X-quang, MRI, CT scan để phát hiện tổn thương, khối u, gãy xương... một cách chính xác và nhanh chóng. AI giúp giảm đáng kể thời gian đọc phim và hỗ trợ bác sĩ trong những trường hợp hình ảnh mờ, chi tiết nhỏ hoặc dễ bị bỏ sót do mệt mỏi hay áp lực công việc. Tại Việt Nam, nền tảng VinDr AI của VinBrain đã được triển khai ở nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán.
Chẩn đoán hình ảnh X-quang bằng trí tuệ nhân tạo
Chẩn đoán ung thư
AI trong chẩn đoán ung thư giúp phát hiện sớm các loại ung thư như vú, phổi, cổ tử cung thông qua hình ảnh sinh thiết hoặc ảnh chụp y học. Ngoài ra, AI còn phân tích dữ liệu gene và hồ sơ bệnh án để cá nhân hóa việc dự đoán nguy cơ mắc ung thư ở từng người. Một ví dụ nổi bật là phần mềm AI Unfold có khả năng xác định ung thư tuyến tiền liệt với độ chính xác lên tới 84%, vượt trội so với mức 67% khi do bác sĩ chẩn đoán thủ công (theo nghiên cứu của Đại học UCLA).
Chẩn đoán ung thư sớm nhờ vào trí tuệ nhân tạo AI
Quản lý khám chữa bệnh
AI đang đóng vai trò quan trọng trong quản lý khám chữa bệnh bằng cách giúp bệnh viện dự báo lượng bệnh nhân, điều phối nhân sự và phân luồng khám chữa bệnh hiệu quả. Đồng thời, AI hỗ trợ quản lý quy trình hành chính như nhắc lịch tái khám, xử lý thanh toán bảo hiểm nhanh chóng và chính xác. Mục tiêu tổng thể là xây dựng hệ thống y tế thông minh, kết nối chặt chẽ giữa bệnh nhân, bệnh viện, chuyên gia, phòng mạch gia đình, công ty dược và các tổ chức nghiên cứu, từ đó tối ưu hóa toàn diện hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Quản lý khám chữa bệnh bằng AI
Robots y học
Robot y học tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực trong chăm sóc sức khỏe hiện đại. AI có thể phân tích dữ liệu bệnh nhân và đề xuất phương pháp phẫu thuật cá nhân hóa, hỗ trợ robot thực hiện các ca vi phẫu với độ chính xác cao, ít xâm lấn. Ngoài phẫu thuật, robot còn được dùng để vận chuyển thuốc, vật tư trong bệnh viện, giám sát hoạt động và gửi cảnh báo để tối ưu quy trình vận hành. Tại Nhật Bản, robot chăm sóc người cao tuổi đã được triển khai rộng rãi. Theo Tiến sĩ Tignanello (Trường Cao đẳng Phẫu thuật Hoa Kỳ),AI còn có thể phân tích tình huống trong ca mổ và hỗ trợ bác sĩ ra quyết định hiệu quả hơn.
Đưa robot vào quy trình hoạt động khám chữa bệnh trong y tế
AI trong y học cá nhân hóa
Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe dựa trên phân tích cấu trúc di truyền, môi trường sống và thói quen sinh hoạt riêng của từng cá nhân. AI giúp phát hiện mối liên hệ giữa gen và bệnh lý, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn, đặc biệt trong các bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch. Nhờ đó, việc chẩn đoán và điều trị trở nên chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro biến chứng và nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe toàn diện.
AI trong việc cá nhân hoá từng cơ thể con người
Nghiên cứu thử nghiệm thuốc
AI đang cách mạng hóa quy trình nghiên cứu và phát triển thuốc nhờ khả năng rút ngắn thời gian từ phát hiện hoạt chất đến thử nghiệm lâm sàng. Thông qua phân tích dữ liệu lớn, AI có thể dự đoán phản ứng thuốc trên các nhóm bệnh nhân khác nhau, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng độ an toàn. Đồng thời, công nghệ này giúp cắt giảm chi phí nghiên cứu đáng kể. Một ví dụ tiêu biểu là Insilico Medicine – công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Hồng Kông, đã sử dụng AI để thiết kế một loại thuốc điều trị xơ phổi tự phát, rút ngắn quá trình phát triển từ vài năm xuống chỉ còn vài tháng.
Ứng dụng công nghệ AI vào quá trình nghiên cứu thuốc
Cải thiện khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe
AI đang dần cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các khu vực xa trung tâm. Thông qua Telemedicine (Y tế từ xa),chatbot và các ứng dụng y tế thông minh, bệnh nhân tại vùng sâu vùng xa có thể được hướng dẫn, tư vấn và theo dõi sức khỏe từ xa. Đồng thời, AI giúp tối ưu hóa phân bổ nhân lực, trang thiết bị y tế tại các địa phương. Với hạ tầng Internet phủ rộng, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để ứng dụng AI nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Sử dụng AI để thăm khám cho người dân ở các khu vực xa trung tâm
4. Thách thức thường gặp khi ứng dụng AI vào y tế
Dù mang lại nhiều lợi ích, AI trong y tế vẫn đang đối mặt với không ít rào cản quan trọng:
Khung pháp lý chưa hoàn thiện và thiếu nhất quán: Hiện chưa có quy định pháp lý rõ ràng để xác định trách nhiệm khi AI đưa ra chẩn đoán sai hoặc gây hậu quả cho bệnh nhân. Điều này gây khó khăn cho cả bác sĩ, bệnh viện lẫn nhà phát triển hệ thống AI trong việc chịu trách nhiệm pháp lý.
Nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu: Hồ sơ sức khỏe cá nhân là dữ liệu cực kỳ nhạy cảm. Việc lưu trữ, xử lý và chia sẻ bởi hệ thống AI mà không có cơ chế bảo mật chặt chẽ có thể dẫn đến rò rỉ, lạm dụng hoặc tấn công mạng.
Thiếu khả năng giải thích (Lack of Explain Ability): Nhiều mô hình AI, đặc biệt là deep learning, hoạt động như “hộp đen” không thể lý giải rõ ràng cơ chế đưa ra kết quả. Điều này gây khó khăn cho bác sĩ trong việc kiểm chứng và làm giảm mức độ tin cậy.
Các vấn đề đạo đức và quyền ra quyết định: Câu hỏi được đặt ra liệu AI có thể – hoặc nên – thay thế bác sĩ trong việc quyết định phương pháp điều trị? Trách nhiệm thuộc về ai khi bệnh nhân chịu tổn thất do quyết định từ hệ thống AI?
Nguy cơ làm suy giảm kỹ năng lâm sàng: Khi phụ thuộc quá nhiều vào AI, đội ngũ y tế có thể dần mất khả năng tư duy độc lập, lâm sàng và trực giác nghề nghiệp – những yếu tố quan trọng trong điều trị thực tế.
Thiếu hụt nhân lực có năng lực vận hành hệ thống AI: Việc triển khai AI trong y tế đòi hỏi đội ngũ đa ngành bác sĩ hiểu công nghệ và kỹ sư hiểu y khoa. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực này vẫn còn hạn chế, khiến quá trình triển khai diễn ra chậm và kém hiệu quả.
Thách thức khi ứng dụng AI mà ngành y tế đang gặp phải
5. Tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI) khi ứng dụng vào y tế sẽ như thế nào?
Trong tương lai không xa, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành động lực cốt lõi thúc đẩy y học phát triển theo hướng cá nhân hóa, chính xác và nhân văn hơn. Dưới đây là những vai trò nổi bật của AI trong lĩnh vực này:
Y học chính xác (Precision Medicine) – Điều trị theo hồ sơ gen và cá nhân hóa
Công nghệ AI đang dẫn dắt cuộc cách mạng trong y học chính xác bằng cách phân tích sâu bộ gen, hành vi và môi trường sống của từng bệnh nhân. Hệ thống AI tiên tiến có khả năng xử lý hàng Terabyte (TB) dữ liệu di truyền để dự đoán nguy cơ mắc bệnh và lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu cho từng cá nhân.
Ứng dụng AI trong y học chính xác sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và sự hài lòng của người bệnh. Các thuật toán Machine Learning có thể phân tích dấu hiệu sinh học, lịch sử di truyền và yếu tố môi trường để đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất.
AI và sự bùng nổ của liệu pháp gene
Trí tuệ nhân tạo đang thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của liệu pháp gene thông qua việc phân tích dữ liệu di truyền phức tạp. Sự kết hợp giữa AI và công nghệ chỉnh sửa gene như CRISPR (Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats) tạo ra những đột phá trong điều trị các bệnh di truyền.
Hệ thống AI có khả năng nhận diện đột biến gen gây bệnh và đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp. Công nghệ này mở ra triển vọng điều trị hiệu quả các bệnh di truyền, rối loạn gene và ung thư giai đoạn sớm.
AI minh bạch và có thể giải thích được (Explainable AI)
Thách thức lớn hiện tại của AI trong y tế là tính "hộp đen" - khó hiểu với người dùng và bác sĩ. Tương lai sẽ tập trung phát triển các hệ thống AI giải thích được quyết định, tăng tính minh bạch và trách nhiệm.
Explainable AI trong y tế sẽ nêu được lý do rõ ràng cho mỗi chẩn đoán và đề xuất điều trị. Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ quy trình ra quyết định của AI, từ đó tăng niềm tin và sự chấp nhận từ cả bác sĩ và bệnh nhân.
Những phát triển vượt bậc của ý tế trong tương lai
6. Một số thành tựu trong y học sau khi ứng dụng AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã mang đến nhiều bước tiến vượt bậc mở ra triển vọng mới cho ngành y. Dưới đây là một số thành tựu tiêu biểu cho thấy AI đang dần thay đổi bộ mặt y học hiện đại.
- Chẩn đoán hình ảnh chính xác cao: AI hỗ trợ đọc X-quang, MRI, CT với độ chính xác tương đương hoặc cao hơn bác sĩ, giúp phát hiện sớm ung thư, bệnh tim mạch, tổn thương mô.
- Dự đoán nguy cơ bệnh tật: AI có thể phân tích hồ sơ bệnh án, dữ liệu di truyền để dự đoán nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư.
- Ứng dụng thành công trong nghiên cứu thuốc: Rút ngắn thời gian phát triển và thử nghiệm thuốc mới, tăng độ an toàn và cá nhân hóa điều trị.
- Robot hỗ trợ phẫu thuật: Giúp thực hiện vi phẫu ít xâm lấn, tăng độ chính xác, rút ngắn thời gian hồi phục.
- Hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân từ xa: Trợ lý ảo, thiết bị đeo thông minh theo dõi sức khỏe, nhắc thuốc và cảnh báo bất thường.
5 Thành tựu tiêu biểu mà AI mang lại trong y học
7. Câu hỏi thường gặp
Ứng dụng AI nào phổ biến nhất hiện nay trong y tế?
Hiện nay, các ứng dụng AI phổ biến nhất trong y tế là: chẩn đoán hình ảnh (X-quang, CT, MRI) hỗ trợ ra quyết định lâm sàng bằng phân tích dữ liệu lớn; chatbot y tế tư vấn và giải đáp 24/7; trợ lý ảo theo dõi sức khỏe từ xa; và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử giúp truy xuất nhanh, giảm sai sót. Những công nghệ này đang góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe toàn diện.
AI có thay thế được bác sĩ không?
AI không thể thay thế bác sĩ dù có khả năng xử lý dữ liệu nhanh và hỗ trợ chẩn đoán chính xác, AI chỉ đóng vai trò công cụ hỗ trợ, giúp bác sĩ đưa ra quyết định hiệu quả hơn. Các yếu tố như tư duy lâm sàng, cảm xúc, đạo đức và giao tiếp với bệnh nhân vẫn là những điều mà chỉ con người mới đảm nhiệm được.
AI có thể đọc hồ sơ bệnh án viết tay không?
AI hoàn toàn có thể đọc hồ sơ bệnh án viết tay nhờ công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) kết hợp với thị giác máy tính (Computer Vision). Hệ thống AI có thể quét và hiểu nội dung từ file viết tay hoặc bản scan, sau đó trích xuất các thông tin quan trọng như tiền sử bệnh, kết quả xét nghiệm, chẩn đoán… giúp bác sĩ phân tích nhanh hơn, giảm sai sót và tiết kiệm thời gian.
AI có giúp phát hiện bệnh võng mạc tiểu đường không?
AI hoàn toàn có thể hỗ trợ phát hiện bệnh võng mạc tiểu đường. Hệ thống AI của DeepMind (Google) đã được phát triển để phân tích hình ảnh võng mạc và chẩn đoán tổn thương do tiểu đường với độ chính xác tương đương chuyên gia nhãn khoa. Công nghệ này giúp phát hiện sớm biến chứng, từ đó can thiệp kịp thời và giảm nguy cơ mất thị lực ở bệnh nhân.
Trí tuệ nhân tạo đang có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực y tế, từ chẩn đoán chính xác, điều trị cá nhân hóa cho đến quản lý vận hành thông minh, AI đang mang đến một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe hiện đại, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Tuy còn nhiều thách thức cần vượt qua, nhưng với sự đồng hành của công nghệ và tư duy chuyển đổi số đúng đắn, ngành y tế sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu “chữa đúng bệnh, đúng người, đúng thời điểm”.
Đừng quên theo dõi CloudGO để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về AI và chuyển đổi số trong y tế.
CloudGO.vn - Giải pháp chuyển đổi số tinh gọn
- Số hotline: 1900 29 29 90
- Email: support@cloudgo.vn
- Website: https://cloudgo.vn/
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai