Marketing - Bán hàng Bán hàng đa kênhBỏ lỡ cơ hội đáng giá nếu thời điểm hiện tại doanh nghiệp còn “dè chừng” với tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết là gì? Đừng đọc bài viết này nếu bạn không muốn “dồi dào doanh thu” nhờ hình thức này
Cập nhật lần cuối: 07/10/2024 187 lượt xem

Bỏ lỡ cơ hội đáng giá nếu thời điểm hiện tại doanh nghiệp còn “dè chừng” với tiếp thị liên kết

Khi người người, nhà nhà đang chạy theo tiếp thị liên kết thì bạn đang ở đâu trên thương trường đầy khốc liệt này? Việc không thực hiện tiếp thị liên kết trong thời đại 4.0 hiện nay liệu là sự khác biệt độc đáo hay là sự sai lầm nặng nề? Hãy cùng tìm hiểu và đi sâu vào phân tích xu hướng tiếp thị liên kết cũng như những thông tin doanh nghiệp cần biết để thực hiện tiếp thị liên kết thành công

>>> Xem thêm: Top 20+ mẹo buôn bán đắt hàng tăng doanh thu, không sợ ế

Tiếp thị liên kết là gì?

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là một mô hình kinh doanh trong đó các cá nhân hoặc doanh nghiệp (được gọi là nhà tiếp thị liên kết) quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác (nhà cung cấp sản phẩm) và nhận được hoa hồng cho mỗi lần khách hàng thực hiện hành động nhất định, như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ, thông qua liên kết của họ.

Vậy hình thức tiếp thị liên kết có phải là một hình thức lừa đảo người tiêu dùng hay không? Câu trả lời là không, vì nó chỉ là một dạng và một hình phát triển mới của marketing nhằm quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng một cách chân thật nhất thông qua chính những nhà thực hiện việc tiếp thị liên kết, vì họ đã có trải nghiệm thực tế với sản phẩm và từ đó có những đánh giá chân thật và đề xuất thân thiện cho người tiêu dùng hơn.

tiếp thị liên kết là gìTiếp thị liên kết là gì?

Các thành phần chính trong tiếp thị liên kết

Nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ (Merchant): Là doanh nghiệp hoặc cá nhân sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ muốn bán. Họ cung cấp sản phẩm/dịch vụ và tham gia chương trình tiếp thị liên kết để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Nhà tiếp thị liên kết (Affiliate): Là cá nhân hoặc tổ chức tham gia chương trình tiếp thị liên kết để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp. Họ sử dụng các kênh khác nhau như blog cá nhân, website, mạng xã hội, YouTube, email,... để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Nhà tiếp thị liên kết sẽ nhận hoa hồng khi có giao dịch thành công qua liên kết của họ.

Khách hàng (Customer): Hay cụ thể hơn là người tiêu dùng sản phẩm và là đối tượng mà các nhà tiếp thị liên kết hướng đến trong nội dung quảng cáo của họ.

Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Đôi khi nhà cung cấp sản phẩm sử dụng một mạng lưới trung gian để quản lý các chương trình tiếp thị liên kết, theo dõi các liên kết và hoa hồng, cũng như kết nối nhà tiếp thị liên kết với các sản phẩm/dịch vụ. Các mạng lưới phổ biến bao gồm: Amazon Associates, CJ Affiliate, ClickBank, ShareASale.

Công cụ theo dõi (Tracking Tool): Đây là hệ thống giúp theo dõi các liên kết, đơn hàng, và hành động của khách hàng để đảm bảo việc tính toán hoa hồng đúng đắn cho nhà tiếp thị liên kết.

Các hình thức tiếp thị liên kết hiện nay

Đăng ký chương trình tiếp thị liên kết: Nhà tiếp thị liên kết chọn chương trình hoặc sản phẩm từ nhà cung cấp hoặc mạng lưới liên kết mà họ muốn quảng bá và đăng ký. Sau khi được chấp nhận, nhà tiếp thị sẽ nhận được một liên kết đặc biệt có mã theo dõi để biết được giao dịch đến từ ai. Sau đó nhà tiếp thị sẽ thực hiện quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua các kênh của họ như website, blog, mạng xã hội, YouTube hoặc email marketing. Khi khách hàng nhấp vào liên kết tiếp thị liên kết và mua sản phẩm hoặc thực hiện hành động (như đăng ký),hệ thống theo dõi sẽ ghi nhận giao dịch đó và nhà tiếp thị nhận được hoa hồng dựa trên số lượng giao dịch thành công.

Ngoài ra, còn có một số hình thức tiếp thị liên kết khác chẳng hạn như viết bài review sản phẩm và đưa ra những đánh giá với tư cách là khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ, hoặc thực hiện các video với đa dạng nội dung như unboxing, tutorial liên quan đến sản phẩm. Bên cạnh đó, việc tiếp thị cũng có thể thực hiện qua nhiều nền tảng mạng xã hội khác hoặc email quảng cáo,...

quảng cáo sản phẩmQuảng cáo sản phẩm

Các hình thức tính phí trong tiếp thị liên kết

CPC (Cost Per Click) - Chi phí trên mỗi lần nhấp chuột: Nhà quảng cáo trả tiền cho nhà tiếp thị liên kết khi người dùng nhấp vào liên kết quảng cáo. Mô hình này tập trung vào việc thu hút lượng truy cập (traffic),nhưng không đảm bảo về doanh số hay chuyển đổi.

CPA (Cost Per Action/Acquisition) - Chi phí trên mỗi hành động: Nhà tiếp thị liên kết chỉ được trả khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể (mua hàng, đăng ký tài khoản, điền vào form...). Đây là hình thức phổ biến nhất trong tiếp thị liên kết, vì nó đảm bảo nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho các kết quả rõ ràng.

CPS (Cost Per Sale) - Chi phí trên mỗi đơn hàng: Nhà tiếp thị liên kết nhận hoa hồng dựa trên phần trăm doanh số bán hàng mà họ mang lại. Ví dụ: Nếu người dùng nhấp vào liên kết và mua hàng, nhà tiếp thị liên kết sẽ nhận một phần trăm của tổng giá trị đơn hàng.

CPL (Cost Per Lead) - Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng: Nhà quảng cáo trả tiền khi người dùng cung cấp thông tin liên hệ hoặc thực hiện hành động khác biến họ thành khách hàng tiềm năng. Thường áp dụng cho các ngành dịch vụ, tài chính, bảo hiểm hoặc giáo dục, nơi thông tin khách hàng là tài sản quý giá.

CPM (Cost Per Mille) - Chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị: Nhà quảng cáo trả tiền dựa trên số lần hiển thị quảng cáo (1000 lần hiển thị). Mô hình này thường được áp dụng trong quảng cáo hiển thị trực tuyến và không yêu cầu người dùng phải nhấp vào quảng cáo hay mua hàng.

Hybrid (Kết hợp nhiều hình thức): Một số chương trình tiếp thị liên kết có thể kết hợp nhiều mô hình tính phí, chẳng hạn như vừa tính phí cho mỗi nhấp chuột (CPC) vừa nhận hoa hồng từ doanh số bán hàng (CPS).

>> Xem thêm: Bật mí ưu nhược điểm của các sàn thương mại điện tử - Lối tắt gia nhập bán hàng thời 4.0

05 cản trở doanh nghiệp khi khai phá môi trường tiếp thị liên kết

Với xu hướng phát triển vượt trội của tiếp thị liên kết như hiện nay vậy thì đâu là lý do khiến doanh nghiệp của bạn cứ mãi chần chừ không tham gia? Là do không đủ tiền, không có thời gian hay không thích chạy theo xu hướng? Sau đây là 5 cản trở khiến doanh nghiệp không thể tự tin khai phá môi trường tiếp thị liên kết, cụ thể:

Không đủ chi phí để thực hiện tiếp thị liên kết

Doanh nghiệp có thể nghĩ rằng tiếp thị liên kết đòi hỏi một ngân sách lớn. Tuy nhiên, một trong những lợi thế lớn nhất của mô hình này là bạn chỉ phải trả tiền khi có kết quả – khi có người mua hàng hoặc thực hiện hành động mong muốn. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo, tránh lãng phí vào những chiến dịch không mang lại hiệu quả. Chi phí quảng cáo truyền thống cao hơn nhiều so với mô hình chia sẻ doanh thu theo hiệu suất này. Vì vậy, việc cho rằng tiếp thị liên kết cần nhiều tiền là một suy nghĩ sai lầm.

không đủ chi phíKhông đủ chi phí triển khai

Không có thời gian để triển khai tiếp thị liên kết

Một số doanh nghiệp lo lắng về việc không có đủ thời gian để quản lý tiếp thị liên kết. Thực tế, các nền tảng quản lý tiếp thị liên kết hiện đại rất tự động và dễ dàng sử dụng, cho phép doanh nghiệp theo dõi hiệu suất của các đối tác liên kết mà không cần đầu tư nhiều thời gian. Bạn chỉ cần thiết lập ban đầu và theo dõi các báo cáo định kỳ. Mô hình này không yêu cầu doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào từng giai đoạn quảng bá, giúp tiết kiệm thời gian so với việc tự thực hiện các chiến dịch tiếp thị.

không có thời gianKhông có thời gian triển khai

Không thích ứng dụng tiếp thị liên kết

Một số doanh nghiệp có thể không thích hoặc không cảm thấy phù hợp với tiếp thị liên kết vì nó có vẻ không kiểm soát được. Nhưng thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chọn đối tác liên kết phù hợp với thương hiệu của mình. Bạn có thể xây dựng các quy tắc rõ ràng về cách thức đối tác quảng bá sản phẩm, đảm bảo rằng thông điệp và hình ảnh thương hiệu luôn được thể hiện đúng. Mối quan hệ đối tác này là cơ hội để mở rộng phạm vi khách hàng một cách tự nhiên và hiệu quả, giúp xây dựng danh tiếng một cách bền vững.

Không tin vào độ tin cậy của tiếp thị liên kết

Doanh nghiệp lo sợ không thể tin tưởng vào kết quả mà tiếp thị liên kết mang lại. Tuy nhiên, tính minh bạch của các nền tảng tiếp thị liên kết hiện nay giúp theo dõi mọi bước đi của khách hàng từ lúc nhấp chuột đến khi mua hàng. Các doanh nghiệp có thể dựa vào các báo cáo và dữ liệu trực tiếp để kiểm tra hiệu suất của từng đối tác. Không có chỗ cho sự mơ hồ, và mỗi đồng bạn chi trả đều tương xứng với hiệu quả thực tế, từ đó giúp doanh nghiệp tin tưởng hơn vào kết quả.

Không cần phải sử dụng tiếp thị liên kết

Một số doanh nghiệp có thể cho rằng họ không cần tiếp thị liên kết vì họ đã có các kênh bán hàng hiệu quả. Nhưng, tiếp thị liên kết là một cách tiếp cận bổ sung, giúp mở rộng phạm vi khách hàng mà không phải tốn nhiều công sức. Đây là kênh tiếp thị bổ sung, giúp bạn tiếp cận những thị trường mà các chiến lược truyền thống chưa thể vươn tới. Việc bỏ qua tiếp thị liên kết là tự giới hạn cơ hội tăng trưởng doanh thu và xây dựng thương hiệu trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Doanh nghiệp có thể đang bỏ lỡ cơ hội lớn khi dè chừng với tiếp thị liên kết. Mô hình này không chỉ giảm thiểu rủi ro về chi phí, thời gian mà còn mang lại tính linh hoạt cao trong việc chọn đối tác và kiểm soát thương hiệu. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, tiếp thị liên kết là một công cụ cần thiết để doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng bền vững.

>> Xem thêm: Emotional Marketing là gì? Chiến lược khơi gợi cảm xúc, thôi thúc hành động trong marketing

Xu hướng tiếp thị liên kết sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai hay đã bão hòa ở thời điểm hiện tại

Ở thời điểm hiện tại, có thể nhận thấy, xu hướng tiếp thị liên kết ngày càng được ưa chuộng và vẫn đang trên đà phát triển, tuy nhiên, cũng vì tính chất công việc thoải mái về không gian và thời gian mà nó càng ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ, các content creators, KOLs/KOCs gia nhập cuộc đua tiếp thị liên kết, dần dần thị trường và lĩnh vực này ngày càng trở nên quá thương mại hóa, nội dung không còn được đầu tư chỉnh chu và đánh vào insight khách hàng như trước. Sẽ như thế nào nếu khi bạn lướt một nền tảng xã hội nhưng chỉ toàn thấy những clip mang tính chất tiếp thị, quảng cáo, tất nhiên với số lượng ồ ạt như vậy, người tiêu dùng sẽ dần cảm thấy bị ngộp, thông tin bị loãng dần và thậm chí là cảm thấy bị làm phiền.

Xu hướng tiếp thị liên kết

Xu hướng tiếp thị liên kết

Hơn hết, không chỉ xu hướng của ngành tiếp thị liên kết này đang dần tiêu cực hơn mà trong tương lai nó sẽ còn bị đe dọa nặng nề bởi sự phát triển của AI trong các thiết bị điện tử thông minh, như đã đề cập phía trên, các nhà tiếp thị chỉ nhận được tiền hoa hồng nếu người tiêu dùng nhấp vào link sản phẩm và thực hiện mua một đơn hàng thành công, nhưng điều này sẽ trở nên khó khăn hơn khi tính năng AI tìm kiếm bằng hình ảnh của điện thoại phát triển, chỉ cần một động tác khoanh vùng vật thể cần tìm kiếm là người tiêu dùng đã có thể biết được những bên đang bán cũng như thông tin về mặt hàng trên google mà không cần phải nhấp vào link của nhà tiếp thị liên kết.

Vì thế từ những xu hướng trên có thể dự báo rằng việc tiếp thị liên kết sẽ dần bão hòa và thậm chí là bị xóa sổ, nếu các nhà tiếp thị không biết cách thúc đẩy sự sáng tạo cũng như gia tăng độ uy tín của bản thân, chính vì vậy, ngay thời điểm hiện tại, bạn cần nhanh chóng bắt kịp thời cơ khi mọi thứ vẫn chưa diễn biến xấu đi để thực hiện việc tiếp thị liên kết nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.

>> Xem thêm: Fomo marketing: 15 bí kíp ứng dụng tâm lý sợ bỏ lỡ, thôi thúc khách mua hàng

Cách thức giúp thực hiện tiếp thị liên kết hiệu quả

Với xu hướng như trên thì doanh nghiệp nên thực hiện tiếp thị liên kết như thế nào cho hiệu quả. Dưới đây là một số cách doanh nghiệp có thể tham khảo:

Lựa chọn nền tảng mạng xã hội thực hiện tiếp thị liên kết phù hợp

Việc tiếp thị liên kết muốn thành công chỉ khi bạn chọn đúng và định hướng đúng tệp khách hàng sẽ ưa chuộng sản phẩm, từ đó xác định nền tảng tập trung đông đảo tệp khách hàng đó và thực hiện việc tiếp thị liên kết.

lựa chọn nền tảng mạng xã hội để triển khaiLựa chọn nền tảng triển khai

Hiện nay, Facebook dần trở thành nơi giải trí cho người tiêu dùng ở độ tuổi khoảng từ 20 - 55 tuổi, trong khi đó, nền tảng mới là TikTok lại tập hợp lượng lớn người dùng trẻ tuổi hơn với độ tuổi từ 16 - 35 tuổi, xác định được điều này sẽ giúp bạn biết được nên quảng bá những dạng sản phẩm nào ở nền tảng mạng xã hội nào.

Lựa chọn KOLs phù hợp với sản phẩm và lĩnh vực đang kinh doanh

Để thành công trong việc quảng bá sản phẩm đến khách hàng, bước đầu bạn phải xác định được đâu là những KOLs/KOCs tiềm năng trong lĩnh vực đó. Bằng cách thu thập thông tin và phân tích các số liệu hiển thị như lượt xem, lượt follow, hay các lượt tương tác khác, bạn sẽ tìm thấy được ứng cử viên nổi bật để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình.

Cần lưu ý rằng, trước khi đi đến hợp tác nên cân nhắc về phong cách cá nhân của KOLs/KOCs đó có phù hợp với phương hướng phát triển sản phẩm mà doanh nghiệp đang hướng tới không và hơn hết là chi phí cho việc booking có phù hợp với ngân sách công ty không. Từ những điều trên, bạn sẽ tìm được những KOLs/KOCs phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

Đầu tư kiến thức về tiếp thị liên kết và các kỹ năng liên quan

Việc thực hiện tiếp thị liên kết không chỉ đơn giản là nhận sản phẩm và đánh giá, với sự cạnh tranh như hiện nay nó đòi hỏi các nhà tiếp thị phải đầu tư nhiều chất xám hơn vào khâu sáng tạo nội dung, cũng như là quay dựng cơ bản. Và đương nhiên, để làm được những điều đó thì việc trau dồi thêm các kiến thức về tiếp thị liên kết để đầu tư vào nội dung hơn cũng như những kỹ năng mềm về viết lách, biên tập, quay phim, sử dụng công nghệ,... là những kỹ năng vô cùng cần thiết mà các nhà tiếp thị liên kết nên dành thời gian để đầu tư và học hỏi.

Biết cách ứng dụng công nghệ

Với CloudCARE - giải pháp chăm sóc khách hàng đa kênh từ CloudGO, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững. CloudCARE giúp doanh nghiệp bạn quản lý mọi tương tác với khách hàng qua nhiều kênh, từ email, live chat, đến mạng xã hội, tất cả trong một nền tảng duy nhất. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của bạn sẽ không chỉ xử lý nhanh chóng mà còn có thể cá nhân hóa dịch vụ, khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm và chăm sóc một cách tận tình.

giải pháp chăm sóc khách hàng đa kênh CloudCAREGiải pháp chăm sóc khách hàng đa kênh CloudCARE

Trải nghiệm miễn phí dùng thử trong vòng 14 ngày tại đây

Chú trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu

Để có thể thu hút nhiều người tiêu dùng hay phạm vi các cá nhân đang sử dụng mạng xã hội có thể tin tưởng những bài đăng review về sản phẩm của mình, nhà tiếp thị liên kết cần biết cách định hướng và xây dựng hình tượng cũng như thương hiệu cá nhân, cần xác định được lĩnh vực là thế mạnh của bản thân để có thể chuyên tâm phát triển về mảng đó, có như vậy trong quá trình xây các kênh TikTok hay Facebook mới đạt được lượng traffic nhất định.

Xây dựng hình ảnh thương hiệuXây dựng hình ảnh thương hiệu

Và hơn hết, việc xây dựng hình tượng và thương hiệu cá nhân tốt sẽ là bước đầu phát triển rất tốt cho tương lai, vì việc này sẽ giúp các nhãn hàng và thương hiệu chú ý đến bạn và sẵn sàng hợp tác với bạn nhiều hơn.

>>> Tham khảo thêm: Tổng đài voip giá rẻ: Lựa chọn “đáng mua nhất” cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tạm kết

Đừng dè chừng hay chần chờ, vì khách hàng không đợi bạn, hãy gia nhập ngay xu hướng tiếp thị liên kết bằng những phương pháp cũng như giải pháp công nghệ hiện đại nêu trên để bắt kịp tốc độ phát triển và bùng nổ doanh thu trên thị trường.

>> MARKETING - BÁN HÀNG HIỆU QUẢ VỚI:

“Chốt” nghìn đơn với 7+ cách thức bán hàng online bằng hình thức livestream

Tiếp thị kỹ thuật số là gì? Ứng dụng từng nền tảng phù hợp “làm giàu” cho doanh nghiệp của bạn

Các chương trình thu hút khách hàng không thành công, cẩn thận với những sai lầm

Làm thế nào để xây dựng trải nghiệm thương hiệu vượt trội so với đối thủ?

Hút khách hàng - Lãi nghìn đơn với chiến lược marketing bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu