Quản trị - Vận hànhHiểu đúng và đủ về quản trị marketing để tiết kiệm thời gian/tiền bạc cho doanh nghiệp
Hiểu đúng - Làm đúng về Quản trị Marketing 4.0
Cập nhật lần cuối: 09/10/2024 302 lượt xem

Hiểu đúng và đủ về quản trị marketing để tiết kiệm thời gian/tiền bạc cho doanh nghiệp

Kinh doanh số bùng nổ, marketing đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và thời gian. Theo một khảo sát gần đây của HubSpot, có tới 63% các nhà marketing cho rằng việc tạo ra traffic và leads là thách thức lớn nhất của họ. Trong khi đó, dữ liệu từ Gartner chỉ ra rằng các CMO đang phải đối mặt với áp lực cắt giảm ngân sách lên tới 15% trong năm tới, nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả marketing không giảm sút.

Quản trị marketing không chỉ đơn thuần là việc quảng bá sản phẩm mà còn bao gồm nhiều khía cạnh khác, giúp doanh nghiệp không chỉ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mà còn tối ưu hóa nguồn lực, từ đó đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Vậy làm thế nào để hiểu “đúng” và “đủ” về bản chất quản trị marketing ? CloudGO sẽ bật mí cho bạn trong bài viết này.

>>>> So sánh TOP 10 các phần mềm CRM tốt nhất hiện nay (Cập nhật mới nhất)

Bản chất của Quản trị Marketing: Marketing giỏi là phải kiếm được tiền

Theo Philip Kotler, cha đẻ của Marketing đã đề cập: “Quản trị Marketing là quá trình phân tích, thực hiện và kiểm soát các chiến lược Marketing nhằm thực hiện các trao đổi và mong muốn với thị trường để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.”

Marketing thực chất không phải là quảng cáo. Vô lý nhỉ? Nhưng điều đó là sự thật. Marketing không phải là đi quay những bộ phim quảng cáo ở Bali, hay là góc phòng với 2 chậu cây cọ cùng với một đơn vị quảng cáo và lắp ghép ý tưởng mới nảy sinh của bạn.

Nhiệm vụ của quản trị marketing là bán thật nhiều sản phẩm và làm ra thêm thật nhiều tiền cho doanh nghiệp. Nó chính là kéo thêm nhiều khách hàng mua thêm nhiều sản phẩm, thường xuyên hơn. Rơi vào tình yêu với các quảng cáo bạn làm ra vừa dễ dàng, lại vừa nguy hiểm bởi bản thân chúng nhiều lúc cũng không hiệu quả vì chúng không khiến khách hàng hành động (mua hàng). Bởi vì bạn yêu thích nhưng bạn không phải là các khách hàng mục tiêu của sản phẩm/dịch vụ của công ty.

bản chất của quản trị marketing

Bản chất của quản trị marketing

Hãy ghi nhớ điều này trong đầu khi bạn cân nhắc chi tiêu cho hoạt động marketing. “Chiếc DMC-12 của DeLorean thực sự không đủ nhanh để gọi là siêu xe, tuy nhiên họ đã cố gắng để có mẫu xe quyến rũ, đáng mong ước nhất của riêng mình. Nhưng công ty Bắc Ireland không lâu sau đó đã phá sản, mẫu xe cũng không còn được duy trì.” Điều này nói lên gì? Bạn có thể có một hạm đội máy bay được trang bị tử tế với những ghế ngồi tốt nhất, nhưng bạn chỉ có thể làm ra tiền nếu có khách hàng ngồi ở những chiếc ghế đó!

Quản trị marketing là định vị sản phẩm. Nó định ra sự kỳ vọng của khách hàng và khi bạn có thể thỏa mãn khách hàng vượt trên cả sự mong đợi của họ, họ sẽ tiếp tục quay lại và mua thêm sản phẩm của bạn. Bao nhiêu lần chúng ta đọc trên báo với nội dung một công ty nữa đang đóng cửa hàng trăm cửa hàng và đang cố thủ từ X số lượng quốc gia xuống thành con số Y quốc gia, vì họ đã mở rộng quá mức? Điều gì đã xảy ra? Họ đã đến với “cánh đồng của những giấc mơ”, tiếp cận nó, xây dựng nó, và nghĩ rằng khách hàng sẽ đến. Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng nhất qua 2 trường hợp đã rời khỏi thị trường Việt Nam gần đây là: Baemin và Gojek.

Các công ty đã không giải thích được tại sao mọi người nên đến cửa hàng của họ, vì họ đã không “yêu cầu” khách hàng mua sản phẩm của họ. Họ đã không nói tại sao một loại nước ngọt, xe cộ, dịch vụ hay sự trải nghiệm đang mang tới là khác biệt, là tốt hơn, hay đặc biệt hơn. Nếu không đi theo trường phái hướng về kết quả này, một công ty sẽ không có khách hàng mới, và sau thời gian ngắn, nó sẽ mất đi khách hàng hiện hữu mà nó có. Sự nhận diện rất quan trọng nhưng bán hàng và lợi nhuận mới là tất cả.

>>>> Emotional Marketing là gì? Chiến lược khơi gợi cảm xúc, thôi thúc hành động trong marketing

Quy trình 5 bước trong Quản trị Marketing

Cạnh tranh diễn ra từng giây từng phút, quản trị marketing không chỉ là một công cụ, mà là một “ngọn đuốc” giúp doanh nghiệp bạn tỏa sáng giữa những đối thủ lân cận. Để chiếm lĩnh thị trường, bạn cần nắm vững quy trình 5 bước sau đây:

quy trình quản trị marketingQuy trình quản trị marketing

Bước 1: Nghiên cứu và khai phá thị trường

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, bao gồm việc thu thập và phân tích thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, và khách hàng tiềm năng. Mục tiêu là hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cũng như các xu hướng thị trường hiện tại.

Bước 2: Xác định mục tiêu marketing

Dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ xác định các mục tiêu cụ thể cho chiến lược marketing của mình. Các mục tiêu này cần phải rõ ràng, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn cụ thể (SMART).

Bước 3: Phát triển chiến lược marketing

Bây giờ là lúc để bạn lên kế hoạch chiến đấu! Hãy xác định phân khúc thị trường, định vị sản phẩm của bạn một cách nổi bật và chọn các công cụ marketing phù hợp để thu hút khách hàng. Một chiến lược chặt chẽ sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông.

Bước 4: Triển khai kế hoạch marketing

Đây là giai đoạn biến kế hoạch thành hành động. Doanh nghiệp sẽ triển khai các hoạt động marketing như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, và bán hàng để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu.

Bước 5: Giám sát, đánh giá và điều chỉnh

Cuối cùng, doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing. Dựa trên các kết quả thu được, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chiến lược và kế hoạch marketing để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra và tối ưu hóa hiệu quả.

Kết luận, quản trị marketing là một hành trình không ngừng, mỗi bước đi đều mang lại cơ hội mới. Nắm vững quy trình 5 bước này, bạn sẽ không chỉ chiếm lĩnh thị trường mà còn xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, đưa doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

04 Triết lý trong Quản trị Marketing cho doanh nghiệp

Đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, CloudGO sẽ mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc về các triết lý Marketing đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Bởi vì quản trị marketing là hướng đến khách hàng, là tạo ra doanh thu nên hiểu rõ những triết lý này sẽ giúp bạn định hình chiến lược hiệu quả và đi đúng hướng trong hành trình chinh phục thị trường:

Chiến lược marketing phải đi đúng tệp đối tượng khách hàng

Nhiệm vụ đầu tiên và tiên quyết trong việc xây dựng chiến lược marketing là Xác định chính xác đối tượng khách hàng. Khi biết rõ ai là khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tạo ra thông điệp marketing sắc bén, chọn đúng kênh truyền thông và thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của họ.

Chiến lược marketing phải đi đúng tệp đối tượng khách hàng

Chiến lược marketing phải đi đúng tệp đối tượng khách hàng

Phân biệt chiến lược B2B và B2C

Triết lý này đặc biệt quan trọng khi phân biệt giữa chiến lược B2B (Business-to-Business) và B2C (Business-to-Consumer). Đối với B2B, như công ty cung cấp phần mềm quản lý dự án, việc tập trung vào các doanh nghiệp lớn cần quản lý nhiều dự án cùng lúc là then chốt. Ngược lại, doanh nghiệp B2C, như thương hiệu thời trang, cần nhắm đến nhóm khách hàng dựa trên độ tuổi, sở thích và hành vi mua sắm cụ thể.

Tránh áp dụng chiến lược "one-size-fits-all"

Một hiểu lầm phổ biến trong quản trị marketing là việc áp dụng chiến lược "one-size-fits-all" cho mọi loại hình doanh nghiệp. Triết lý "đi đúng tệp đối tượng khách hàng" nhấn mạnh rằng mỗi loại hình kinh doanh có những đặc thù riêng và cần có chiến lược tiếp cận khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong việc thiết kế chiến lược marketing.

Cá nhân hóa và tương tác sâu

Trong kỷ nguyên số, triết lý này còn mở rộng đến việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Bằng cách sử dụng dữ liệu và công nghệ, doanh nghiệp có thể tạo ra những tương tác sâu sắc, phù hợp với từng cá nhân trong nhóm đối tượng mục tiêu. Cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng sẽ giúp tăng hiệu quả marketing và khiến khách hàng yêu thích bạn hơn.

Và nhớ đừng quên đo lường hiệu quả cho những công suất bạn đã bỏ qua thông qua các KPI chăm sóc khách hàng. Bằng cách theo dõi các phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp có thể liên tục điều chỉnh chiến lược của mình để đảm bảo luôn đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

Nhìn nhận rõ trong vai trò của marketing khi phối hợp với các phòng ban

Một trong những thách thức lớn nhất trong nhiều doanh nghiệp là sự không rõ ràng giữa vai trò của marketing và bán hàng. Bộ phận bán hàng thường cho rằng họ là nguồn chính tạo ra khách hàng tiềm năng (leads),trong khi marketing cảm thấy nỗ lực quảng cáo của họ không được ghi nhận đúng mức. Công việc bán hàng là những gì nhân viên bán hàng phải làm, có thể họ sẽ nói thêm đó không phải là việc của marketing. Nhưng hãy đừng quên rằng, lý do duy nhất để có marketing là nhằm bán nhiều hàng hóa hơn. Triết lý này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xóa bỏ ranh giới này, thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bộ phận.

Nhìn nhận rõ trong vai trò của marketing khi phối hợp với các phòng ban

Nhìn nhận rõ trong vai trò của marketing khi phối hợp với các phòng ban

Thay vì coi quản trị marketing như một bộ phận độc lập, triết lý này xem marketing như một trung tâm kết nối, liên kết chặt chẽ với mọi phòng ban trong doanh nghiệp. Đặc biệt quan trọng trong các tình huống sau:

  1. Doanh nghiệp B2B: Marketing cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận bán hàng để đảm bảo thông tin sản phẩm và dịch vụ được truyền tải chính xác, hiệu quả. Sự hợp tác không chỉ tăng cường mối quan hệ với khách hàng mà còn trực tiếp thúc đẩy doanh số.

  2. Doanh nghiệp bán lẻ: Marketing cần làm việc cùng bộ phận chăm sóc khách hàng để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm, xây dựng lòng trung thành và tăng tỷ lệ khách hàng quay lại, một yếu tố then chốt trong việc tăng doanh thu dài hạn.

Thực tế, để đạt hiệu quả cao nhất, marketing cần sự phối hợp từ nhiều phòng ban khác nhau:

  1. Phối hợp với R&D: Đảm bảo sản phẩm phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường.

  2. Làm việc với Tài chính: Xây dựng chiến lược giá cả cạnh tranh và hiệu quả.

  3. Hợp tác với HR: Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, thu hút nhân tài.

  4. Liên kết với IT: Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số.

Cuối cùng, triết lý này nhấn mạnh vai trò của quản trị marketing trong việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp hướng đến khách hàng. Sự phối hợp giữa các phòng bạn sẽ giúp Marketing có thể truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của khách hàng trong mọi hoạt động của công ty.

>>>> Xem thêm: Doanh số tăng “bất ngờ” cùng 12 cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả

Lấy khách hàng làm trung tâm: Tư duy Marketing mới

Tư duy Quản trị marketing mới này nhấn mạnh rằng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải xoay quanh nhu cầu và mong muốn của khách hàng.Dưới đây là những yếu tố cốt lõi của triết lý này:

1. Thật hiểu khách hàng của mình

Để thực sự lấy khách hàng làm trung tâm, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khách hàng của mình, bao gồm việc nghiên cứu và phân tích dữ liệu khách hàng để nắm bắt được:

  • Nhu cầu và mong muốn: Khách hàng đang tìm kiếm gì? Họ mong muốn điều gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?

  • Hành vi mua sắm: Khách hàng thường mua sắm khi nào, ở đâu và như thế nào?

  • Phản hồi và đánh giá: Lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.

2. Phải tạo được giá trị cho khách hàng

Mọi sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp phải mang lại giá trị thực sự cho khách hàng, có nghĩa là:

  • Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm đáp ứng hoặc vượt qua kỳ vọng của khách hàng.

  • Dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tận tâm và hiệu quả.

  • Giải pháp mang tính cá nhân hóa: Tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.

Luôn lấy khách hàng làm trung tâm

Luôn lấy khách hàng làm trung tâm

3. Rõ ràng và minh bạch trong mọi cuộc giao dịch/ đàm phán

Giao tiếp với khách hàng một cách minh bạch và chân thật là yếu tố then chốt để xây dựng lòng tin. Doanh nghiệp cần:

  • Cung cấp thông tin rõ ràng: Đảm bảo rằng mọi thông tin về sản phẩm và dịch vụ đều rõ ràng và dễ hiểu.

  • Trung thực trong quảng cáo: Tránh các chiêu trò quảng cáo gây hiểu lầm.

  • Phản hồi nhanh chóng: Giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

4. Ý kiến khách hàng là cơ sở xây dựng sản phẩm

Khách hàng là nguồn thông tin quý giá để doanh nghiệp liên tục cải tiến, doanh nghiệp có thể:

  • Cải thiện sản phẩm và dịch vụ: Dựa trên những góp ý và phản hồi để nâng cao chất lượng.

  • Phát triển sản phẩm mới: Tìm kiếm cơ hội để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

Một hiểu lầm phổ biến là chỉ cần sản phẩm tốt là đủ. Thực tế, trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm cũng quan trọng không kém.

>>>> Fomo marketing: 15 bí kíp ứng dụng tâm lý sợ bỏ lỡ, thôi thúc khách mua hàng

Marketing đạo đức: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Ở triết lý này, Trách nhiệm với xã hội và môi trường sẽ được đi song song với việc thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các công ty khác (B2B) cần thể hiện trách nhiệm xã hội qua các hoạt động như bảo vệ môi trường, hỗ trợ cộng đồng và tuân thủ các quy định pháp luật. Ví dụ, một công ty sản xuất có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải và sử dụng nguyên liệu tái chế.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ (B2C),quản trị marketing đạo đức có thể bao gồm việc minh bạch về nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên và tham gia các hoạt động từ thiện. Ví dụ, một thương hiệu mỹ phẩm có thể cam kết không thử nghiệm trên động vật và sử dụng nguyên liệu tự nhiên.

Một số doanh nghiệp cho rằng trách nhiệm xã hội chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược marketing. Thực tế, việc thực hiện marketing đạo đức không chỉ giúp xây dựng hình ảnh tốt mà còn tạo niềm tin và sự ủng hộ từ khách hàng.

Khi hiểu và thực hiện đúng những triết lý này, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa quy trình tiếp cận thị trường và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Các vị trí nghề nghiệp trong quản trị Marketing

Một số vị trí quan trọng và phổ biến trong lĩnh vực Marketing bạn có thể tham khảo dưới đây:

Vị trí Nghề nghiệp Mô tả Công việc
Giám đốc Marketing (Marketing Director) - Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp, quản lý các hoạt động marketing
Trưởng phòng Marketing (Marketing Manager) - Giám sát các hoạt động marketing hàng ngày, lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi
Chuyên viên Marketing (Marketing Specialist) - Tập trung vào các hoạt động cụ thể như nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu hoặc phát triển nội dung marketing
Nhân viên Nghiên cứu Thị trường (Market Research Analyst) - Phân tích thông tin thị trường, đánh giá xu hướng và nhu cầu của khách hàng để hỗ trợ ra quyết định marketing
Chuyên viên Quảng cáo (Advertising Specialist)- Xây dựng và quản lý các chiến dịch quảng cáo, lựa chọn các kênh truyền thông và theo dõi hiệu quả chiến dịch
Chuyên viên Nội dung (Content Specialist)- Phát triển nội dung cho các kênh truyền thông, bao gồm blog, mạng xã hội và website, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng
Chuyên viên SEO/SEM (SEO/SEM Specialist)- Tối ưu hóa website và nội dung để nâng cao thứ hạng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm và quản lý các chiến dịch quảng cáo trên mạng
Chuyên viên Quan hệ Công chúng (Public Relations Specialist)- Xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu, xử lý thông tin truyền thông và tổ chức sự kiện
Nhân viên Chăm sóc Khách hàng (Customer Service Representative)- Hỗ trợ khách hàng, giải quyết thắc mắc và xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng
Chuyên viên Phân tích Dữ liệu Marketing (Marketing Data Analyst)- Phân tích dữ liệu marketing để đo lường hiệu quả chiến dịch, xác định xu hướng và đưa ra khuyến nghị cải tiến

Bảng trên tóm tắt các vị trí quan trọng trong lĩnh vực quản trị Marketing, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ hơn về từng vai trò trong ngành.

Một số tài liệu tham khảo về quản trị Marketing

Nhằm hỗ trợ bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng về Marketing, CloudGO sẽ giới thiệu cho bạn một số sách, tài liệu tham khảo:

  1. “Principles of Marketing” - Philip Kotler & Gary Armstrong
    Một cuốn sách kinh điển, cung cấp nền tảng vững chắc về các nguyên lý và thực hành marketing.

  2. Marketing giỏi phải kiếm được tiền - Sergio Zyman

Tổng hợp của những thập kỷ học tập của Sergio Zyman để cho ra đời những chiến dịch, chiến thuật và quy trình vô cùng ngoạn mục. Một cuốn sách mà khi lật giở đến trang cuối cùng bạn sẽ hiểu được Marketing thực sự là gì, làm thế nào để Marketing hiệu quả và kiếm được tiền!

  1. “Marketing Management” - Philip Kotler & Kevin Lane Keller
    Tài liệu chi tiết về các chiến lược và phương pháp quản trị marketing hiện đại, từ phân khúc thị trường đến định giá và quảng cáo.

  2. “Contagious: How to Build Word of Mouth in the Digital Age” - Jonah Berger
    Khám phá lý do tại sao một số sản phẩm và ý tưởng lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng.

  3. “Made to Stick: Why Some Ideas Survive and Others Die” - Chip Heath & Dan Heath
    Tài liệu giúp hiểu rõ cách tạo ra các thông điệp marketing hiệu quả và dễ nhớ.

  4. “Digital Marketing: Strategy, Implementation, and Practice” - Dave Chaffey & Fiona Ellis-Chadwick
    Hướng dẫn chi tiết về marketing kỹ thuật số, từ SEO đến social media và email marketing.

  5. “Building a StoryBrand: Clarify Your Message So Customers Will Listen” - Donald Miller
    Hướng dẫn xây dựng thương hiệu thông qua việc tạo ra câu chuyện hấp dẫn giúp thu hút khách hàng.

  6. “The Lean Startup” - Eric Ries
    Cung cấp phương pháp tiếp cận hiệu quả trong việc phát triển sản phẩm và marketing cho các startup.

  7. “Blue Ocean Strategy” - W. Chan Kim & Renée Mauborgne
    Giới thiệu chiến lược tạo ra thị trường mới và vượt qua cạnh tranh truyền thống.

  8. “Marketing A to Z: 80 Concepts Every Manager Needs to Know” - John A. Sutherland
    Tóm tắt các khái niệm marketing quan trọng mà các nhà quản lý cần nắm vững.

  9. Các bài viết và nghiên cứu trên các tạp chí marketing:

  • Journal of Marketing

  • Harvard Business Review

  • Journal of Marketing Research

Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quản trị Marketing.

Tạm kết

Chúng ta đã cùng nhau khám phá những khái niệm, quy trình, triết lý và những vấn đề quan trọng liên quan đến Quản trị Marketing. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ mang lại giá trị thiết thực cho bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm cách để nâng cao hiệu suất marketing của mình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn nhanh chóng!

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ:

MBTI là gì? Hiểu nhân viên - giao đúng việc thông qua test tính cách

Doanh số tăng “bất ngờ” cùng 12 cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả

Gắn kết nhân viên không hề khó với 11 điều cơ bản phải có trong mỗi doanh nghiệp

Ma trận Eisenhower là gì? Ứng dụng ma trận hiệu quả giải quyết công việc “tồn đọng”

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu