MBTI là gì? Hiểu nhân viên - giao đúng việc thông qua test tính cách
Tôn trọng tính cách riêng biệt và màu sắc cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo và mới lạ được hình thành. Vì thế, một trong những cách phổ biến nhất hiện nay giúp các nhà lãnh đạo, quản lý hiểu rõ nhân viên của mình từ đó tạo môi trường làm việc phù hợp chính là bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách MBTI. Vậy MBTI là gì? Có thật sự hiệu quả và hữu ích trong việc nắm bắt tâm lý nhân viên, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới ngay nhé
>>> Xem thêm: Quản lý vận hành là gì? Những thách thức mà doanh nghiệp không thể “phớt lờ”
MBTI là gì?
MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) là phương pháp phân loại tính cách con người bằng các câu hỏi trắc nghiệm. MBTI được phát triển dựa trên lý thuyết tâm lý của bác sĩ người Thụy Sĩ Carl Jung và được hoàn thiện vào năm 1962 bởi hai nhà khoa học: Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers.
MBTI là gì?
MBTI trả lời câu hỏi tại sao mọi người trên thế giới lại có những tính cách khác nhau, tập trung vào nhóm dân số bình thường và nhấn mạnh đến những khác biệt tự nhiên giữa mỗi người.
Theo đó, đây là công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu và nghề nghiệp phù hợp với bạn, đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp và cộng tác với người khác. Trong MBTI tính cách con người được phân thành 16 kiểu khác nhau, dựa trên 4 cặp xu hướng đối lập.
4 nhóm tính cách cơ bản trong MBTI
Chúng ta đã hiểu sơ bộ về MBTI là gì? Vậy 4 nhóm tính cách cơ bản trong MBTI là như thế nào? Tìm hiểu tiếp nhé!
Theo MBTI, sẽ có 8 tiêu chí đánh giá và 8 tiêu chí này sẽ hình thành 4 nhóm với tính cách đối lập nhau, giúp chúng ta có cái nhìn trực quan hơn trong sự đa dạng và khác nhau về tính cách của mỗi cá thể, 4 nhóm đó cụ thể là:
Hướng nội (I) - Hướng ngoại (E): Đây là nhóm thuộc kiểu tính cách theo xu hướng tự nhiên. Người hướng nội thường thích làm việc một mình, trong khi người hướng ngoại thích tương tác xã hội và hoạt động nhóm.
Thực tế (S) - Trực giác (N): Nhóm thứ hai dựa trên cách chúng ta tìm hiểu và nhìn nhận về mọi việc, mọi vật xung quanh. Những người nhạy cảm sẽ tập trung vào các chi tiết cụ thể, trong khi những người trực quan sẽ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và những khả năng tiềm ẩn.
Tư duy (T) - Cảm xúc (F): Nhóm thứ ba dựa trên cách chúng ta đưa ra sự lựa chọn và quyết định trong cuộc sống. Những người thuộc nhóm tư duy thường tin vào logic và lý trí, trong khi những người thuộc nhóm cảm xúc sẽ coi trọng tình cảm và cảm xúc của bản thân hơn trong các quyết định.
Nguyên tắc (J) - Linh hoạt (P): Nhóm cuối cùng được phân loại dựa trên cách thức mỗi người hành động và sắp xếp cuộc sống. Người nguyên tắc thích lập kế hoạch và trật tự, trong khi nhóm còn lại sẽ thích sự linh hoạt và cởi mở với những điều mới hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả: Tạo sự hợp tác thay vì xung đột
Phân tích 16 nhóm tính cách MBTI giúp bạn định hướng nghề nghiệp tương lai
MBTI là gì? Nó là bao gồm 16 nhóm tính cách khác nhau của con người. Những nhóm tính cách này giúp chúng ta định hướng nghề nghiệp tương lai như thế nào? Theo dõi bảng mà CloudGO tổng hợp bên dưới nhé:
Nhóm tính cách | Kiểu tính cách | Ưu điểm | Nhược điểm | Công việc phù hợp |
ISTJ | - Người có trách nhiệm, thích sự sắp xếp trật tự | - Trung thành, tận tâm và đáng tin cậy - Có khả năng tổ chức và quản lý | - Cứng nhắc và hay lo lắng | - Cảnh sát, vệ sĩ, quân đội, kiểm toán, luật sư,.. |
ISFJ | - Trung thành, sẵn sàng hi sinh vì mọi người | - Trung thành, tận tâm - Đáng tin cậy | - Thiếu quyết đoán, suy nghĩ nhiều - Không biết cách từ chối | - Bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc khách hàng, thư ký,... |
ISFP | - Biết trân trọng thực tại, biết lắng nghe và quan tâm | - Có khả năng giao tiếp khéo léo, thấu hiểu và truyền cảm hứng cho mọi người. - Có tính thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật cao | - Thiếu quyết đoán, không thường tuân theo kế hoạch, tổ chức - Mơ mộng | - Kỹ sư, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc,... |
ISTP | - Tư duy nhanh nhạy, có khả năng quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề | - Thực tế, tự tin và độc lập - Thích mạo hiểm, có khả năng giải quyết vấn đề | - Cứng nhắc, thiếu kiên nhẫn - Thường không có sự cảm thông và mở lòng với mọi người | - Thợ mộc, kiểm soát viên, kiến trúc sư, kiểm lâm,... |
INFP | - Giàu trí tưởng tượng, luôn đề cao giá trị và niềm tin của bản thân | - Trung thành, tận tâm - Có khả năng giao tiếp và sáng tạo | - Không thực tế, mơ mộng - Khó đưa ra quyết định, dễ bị tổn thương | - Người truyền cảm hứng, nhà sáng tạo nội dung, các công việc liên quan đến nghệ thuật (diễn viên, nhiếp ảnh, thiết kế, viết lách,...) |
INFJ | - Cầu toàn, theo đuổi những lý tưởng đúng đắn, đề cao tính chính trực | - Có khả năng giao tiếp khéo léo, thấu hiểu và truyền cảm hứng cho mọi người - Biết cách sáng tạo và đổi mới | - Khó gần, khó đưa ra quyết định - Suy nghĩ nhiều | - Nhà cố vấn, nhà trị liệu tâm lý, giáo viên,... |
INTJ | - Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả | - Có sự tập trung cao độ trong công việc, tư duy logic - Có mục tiêu và mục đích rõ ràng trong mọi việc | - Cứng nhắc và khó gần - Hay lo lắng, thường có xu hướng phê bình | - Nhà khoa học, kiến trúc sư,... |
INTP | - Thông thái, triết lý, chỉ tin vào logic | - Ham học hỏi, tư duy logic và sáng tạo - Có sự tự tin và độc lập trong phong cách lãnh đạo | - Khó gần, không giỏi giao tiếp | - Nhà khoa học, kỹ sư máy tính, kỹ sư cơ khí, chuyên gia phân tích tài chính,... |
ENFJ | - Có sức ảnh hưởng lớn, có khả năng lý tưởng hóa, luôn hướng đến điều tốt đẹp cho tập thể | - Có khả năng giao tiếp khéo léo, thấu hiểu và truyền cảm hứng cho mọi người. - Biết cách sáng tạo và đổi mới | - Thường xuyên lo lắng và nhạy cảm với các vấn đề. - Không biết cách từ chối | - Giáo viên, bác sĩ, y tá, các ngành nghề liên quan đến nghệ thuật,... |
ENFP | - Luôn tràn đầy năng lượng và cảm hứng | - Có trí tượng và sự sáng tạo phong phú - Có khả năng giao tiếp khéo léo | - Khó tập trung, hay tìm kiếm những điều không thực, mơ mộng. - Dễ thay đổi trong các quyết định | - Nhà báo, nhà văn, nhà sản xuất, truyền thông, nghệ thuật biểu diễn,... |
ENTJ | - Kỹ năng lãnh đạo xuất sắc | - Có khả năng lãnh đạo tập thể và giao tiếp tốt - Tự tin và quyết đoán | - Thích kiểm soát - Là người cuồng công việc, không biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc, dễ dẫn đến căng thẳng | - Nhà lãnh đạo, luật sư,... |
ENTP | - Không ngừng sáng tạo, đổi mới, luôn tìm kiếm giải pháp cho các thách thức | - Có khả năng giao tiếp, thương lượng và giải quyết vấn đề - Có tinh thần ham học hỏi, tư duy sáng tạo | - Khó tập trung, không có sự kiên định - Hay tranh luận | - Các ngành nghề liên quan đến khoa học - kỹ thuật |
ESFJ | - Tận tụy, thích giúp đỡ mọi người xung quanh | - Luôn tận tâm và có trách nhiệm trong công việc - Thân thiện và hòa đồng | - Không thích sự thay đổi, luôn muốn kiểm soát mọi thứ - Nhạy cảm, dễ tổn thương và hay lo lắng | - Các ngành nghề liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe,... |
ESFP | - Hoạt bát, yêu đời, ưa thích sự trải nghiệm thực tế hơn là lý thuyết suông, có sức hút lớn với người đối diện | - Nhiệt tình, vui vẻ - Khả năng giao tiếp tốt, luôn sáng tạo, đổi mới | - Không thích làm mọi thứ theo kế hoạch - Khó tập trung, thường thay đổi ý định | - Hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không, lĩnh vực giải trí, tổ chức sự kiện, giáo viên,... |
ESTJ | - Luôn siêng năng, tận tâm, nỗ lực hết mình để được thành quả trong công việc | - Biết cách tổ chức và quản lý tập thể, công việc - Siêng năng, hiệu suất, tự tin và quyết đoán | - Cứng nhắc và có tính kiểm soát cao - Không thích rủi ro, thường có xu hướng phê bình | - Huấn luyện viên, đầu bếp, nhân viên sale, nhân viên/quản lý khách sạn |
ESTP | - Nhiệt tình, thích sự bứt phá, dám đương đầu với thách thức | - Ưa thích phiêu lưu, mạo hiểm để tìm tòi cái mới - Tự tin, quyết đoán | - Hay trì hoãn, không tuân theo kế hoạch - Thiếu kiên nhẫn và kiên định | - Nhà sáng lập, chăm sóc khách hàng,... |
>> Xem thêm: Bạn sẽ đánh mất danh tiếng của mình nếu còn giữ những kỹ năng quản lý đội nhóm này
Cách thức ứng dụng MBTI trong quản lý nhân sự hiệu quả
MBTI là gì? Là trắc nghiệm tính cách của ứng viên để giúp các nhà quản lý xác định điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên. Từ đó có thể tuyển dụng những người phù hợp với văn hóa công ty và yêu cầu công việc cụ thể. Nhiệm vụ công việc có thể được thiết kế riêng giúp tối ưu hóa các kỹ năng cá nhân và thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu những hiểu lầm và xung đột tại nơi làm việc.
Thông qua MBTI, nhà tuyển dụng có thể phân loại nhân viên theo từng nhóm xu hướng tính cách từ đó có kế hoạch và phương hướng lãnh đạo phù hợp, cụ thể các nhóm xu hướng tính cách đó là:
Hướng ngoại (Extroverts): Những nhân viên có xu hướng này thường thích giao tiếp trực tiếp, tương tác thường xuyên và tham gia các hoạt động nhóm. Nên khuyến khích sự tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm và ra quyết định.
Hướng nội (Introverts): Người hướng nội cần không gian và thời gian yên tĩnh để suy nghĩ. Những cuộc họp kéo dài và ồn ào có thể không được nhóm tính cách này đón nhận. Họ cần được tạo cơ hội làm việc độc lập và bày tỏ ý kiến của mình bằng văn bản và trong các cuộc họp nhỏ.
Thực tế (Sensors): Những người này tập trung vào chi tiết trong điều kiện thực tế và chỉ hoạt động tốt nhất với một kế hoạch rõ ràng, thông tin chính xác và hướng dẫn chi tiết.
Người trực giác (Intuitives): Đây là nhóm người nhìn xa trông rộng và thích khám phá những điều mới. Khi làm việc với nhóm này, người quản lý cần đưa ra những thách thức sáng tạo, cho họ cơ hội khám phá các giải pháp mới và thúc đẩy họ suy nghĩ đổi mới.
Lý trí (Thinkers): Những nhân viên có khuynh hướng lý trí thường coi trọng sự công bằng và logic khi đưa ra quyết định. Người lãnh đạo nên dựa vào dữ liệu và lý luận hợp lý khi quản trị nhóm nhân sự này, đừng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc hoặc yếu tố cá nhân.
Sống tình cảm (Feelers): Nhóm này thường quan tâm đến cảm xúc của mọi người trong nhóm và đồng thời họ cũng rất cần nhận được sự đồng cảm và quan tâm của người quản lý đến cảm xúc cá nhân của họ, đặc biệt trong những trường hợp phải đưa ra quyết định ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân và tập thể.
Nguyên tắc (Judgers): Lên kế hoạch và sắp xếp, tổ chức là thế mạnh của nhóm nhân viên thuộc xu hướng tính cách này. Bạn nên cung cấp khung thời gian làm việc cụ thể và các nhiệm vụ có logic để nâng cao hiệu suất làm việc của nhóm nhân sự này.
Linh hoạt (Perceivers): Những người này thường không thích sự cứng nhắc, với khả năng thiết kế công việc theo cách riêng của họ, họ thường phản ứng tốt với những thay đổi bất ngờ. Tạo một môi trường làm việc linh hoạt và cho phép nhân viên của bạn tự do thử nghiệm, sáng tạo và đổi mới.
Ứng dụng MBTI hiệu quả để hiểu nhân sự
Sử dụng MBTI để hiểu tính cách có thể giúp bạn tạo ra môi trường làm việc phù hợp cho từng nhóm nhân viên và xây dựng đội ngũ hiệu quả cho sự phát triển của công ty bạn. Ví dụ, người hướng nội cần không gian riêng tư, yên tĩnh, trong khi người hướng ngoại có thể làm tốt hơn với không gian làm việc năng động, cởi mở. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đã có nhiều phát minh và giải pháp giúp tạo môi trường làm việc và quản lý dễ dàng, mang lại cảm giác thoải mái và tạo điều kiện cho tinh thần tự giác của mỗi nhân viên. Một trong số đó chính là giải pháp CloudWORK - Giải pháp quản lý công việc tinh gọn cho doanh nghiệp.
Với CloudWORK, lãnh đạo có thể quản lý đội nhóm của mình từ xa, đội nhóm thường xuyên phải làm việc ở bên ngoài như Sale, sự kiện; mọi thông tin về dự án luôn được cập nhật đầy đủ trên phần mềm. Tính năng bình luận ở mỗi tác vụ dự án giúp những người có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp trực tiếp cũng có thể trình bày đầy đủ về dự án và thông tin cũng được lưu trữ lâu dài.
Đảm bảo người quản lý vẫn theo dõi được dự án đó đã tiến hành tới giai đoạn nào, tác vụ nào trễ hạn, đúng hạn và báo cáo phân tích.
Ngoài ra, CloudWORK cũng tích hợp bộ chỉ số đánh giá (Điểm hoàn thành - điểm chuyên cần - điểm tương tác) giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, đánh giá hiệu quả làm việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Truy cập ngay website của CloudGO để được tư vấn hoặc trải nghiệm dùng thử miễn phí trong vòng 14 ngày tại đây
Một số sai lầm trong việc thực hiện trắc nghiệm tính cách MBTI
Sai lầm trong khi thực hiện test tính cách MBTI là gì?
Khi thực hiện trắc nghiệm tính cách MBTI chúng ta thường mắc một số sai lầm dẫn đến kết quả kiểm tra tính cách bị sai lệch, độ chính xác không cao. Và chủ yếu sự sai lầm đến từ yếu tố chủ quan của mỗi cá nhân, chúng ta đều nhận thấy rằng, bài kiểm tra tính cách MBTI phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của mỗi người khi thực hiện bài kiểm tra, sự lựa chọn sẽ có thể thay đổi theo tâm trạng tại thời điểm đó, vì thế để đảm bảo kết quả có tính chính xác cao nhất nên giữ tâm trạng ổn định nhất khi thực hiện bài test.
Sai lầm trong trắc nghiệm tính cách
Một yếu tố quan trọng khác cũng là sai lầm của đại đa số mọi người đó chính là sự phân biệt và nhận thức rõ giữa điều chân thật về mình và điều bản thân hướng tới hay muốn trở thành trong sự nhìn nhận của người khác. Chúng ta hầu như đều không thể nhận thức rõ về sở thích cũng như xu hướng và tính cách của bản thân mình, hơn hết việc có xu hướng lựa chọn những đáp án tích cực vô hình chung sẽ làm cho kết quả MBIT không thể phản ánh chân thật và chính xác tính cách của bản thân. Vì thế, để khắc phục điều này, cách tốt nhất chỉ có thể là trở nên khách quan hơn trong quá trình thực hiện bài kiểm tra MBTI.
>>> Tham khảo thêm về: Muốn trở thành lãnh đạo giỏi? Hãy bắt đầu từ kỹ năng giao việc
Một số câu hỏi thường gặp về MBTI
Kết quả MBTI có chính xác và có sự thay đổi trong tương lai không?
Độ chính xác của bài kiểm tra MBTI lên tới 90%. Điều này đã được nhà phát hành độc quyền MBTI Test chính thức công bố. Hiện nay, bài kiểm tra MBTI tiếp tục được nghiên cứu và cải tiến để nâng cao độ chính xác.
Tính cách của bạn cũng như tính cách kiểm tra thông qua MBTI có thể thay đổi theo thời gian dựa trên hoàn cảnh, tâm trạng, sự tự nhận thức và thế giới quan của bạn ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2009 của Myers-Briggs, có tới 72% người kiểm tra lại MBTI đều đạt được kết quả tương tự. Con số này cao hơn nhiều so với các bài kiểm tra tính cách khác như DISC và NEO.
Đâu là nhóm MBTI phổ biến nhất?
Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính xác về các nhóm tính cách MBTI phổ biến nhất. Nhưng, theo nghiên cứu và thống kê từ Sổ tay hướng dẫn MBTI ® Manual for the Global Step I™ and Step II™ Assessments (Myers, McCaulley, Quenk, & Hammer, 2018),một khảo sát được thực hiện bởi The Myers-Briggs Company với 16,773 cá nhân đến từ 20 quốc gia khác nhau tham gia, thì nhóm tính cách ISTJ trong MBTI là phổ biến nhất với tỷ lệ chiếm khoảng 13%.
Đâu là nhóm MBTI hiếm nhất?
Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính xác về các nhóm tính cách MBTI hiếm nhất. Nhưng, theo nghiên cứu và thống kê từ Sổ tay hướng dẫn MBTI ® Manual for the Global Step I™ and Step II™ Assessments (Myers, McCaulley, Quenk, & Hammer, 2018) được thực hiện bởi The Myers-Briggs Company, nhóm tính cách MBTI hiếm nhất là INFJ với tỷ lệ chỉ chiếm khoảng 1%.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ về MBTI là gì?. Hãy ứng dụng ngay những ưu điểm từ bài test cũng như những giải pháp công nghệ hiện đại để quản trị hiệu quả và hiểu rõ nhân viên của mình hơn.
>> BẠN KHÔNG NÊN BỎ LỠ: Cơ hội tìm hiểuGắn kết nhân viên không hề khó với 11 điều cơ bản phải có trong mỗi doanh nghiệp
PDCA là gì? Chìa khóa ứng dụng trong quản lý sản xuất tinh gọn và toàn diện
Mô hình Agile - mô hình vòng lặp được các doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai