Deepseek R1 bùng nổ - Định hình lại cuộc chơi giữa các ông lớn giới công nghệ
Cú nổ đầu năm trong giới công nghệ đầu tư cho AI, DeepSeek R1 đã xuất hiện, làm chao đảo cuộc đua AI toàn cầu. Với khả năng vượt trội và chi phí đầu tư khổng lồ, DeepSeek R1 nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới chuyên môn lẫn các "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, sự bùng nổ này không chỉ đem lại kỳ vọng mà còn gây ra nhiều tranh cãi gay gắt về vấn đề bảo mật và tính an toàn. Liệu DeepSeek R1 có thực sự tái định hình cuộc chơi, trở thành đối trọng mới với những mô hình AI hàng đầu như GPT-4 hay Qwen 2.5?
>>> Trí tuệ nhân tạo là gì? Công nghệ AI đang thay đổi cách vận hành DN như thế nào?
Sự hình thành của Deepseek?
DeepSeek - một công ty khởi nghiệp vào tháng 5/2023, là thành quả của Liang Wenfeng - Giám đốc quỹ phòng hộ định lượng có áp dụng AI High-Flyer. Điểm nổi bật của Deepseek so với các công ty công nghệ là phát triển các mô hình AI mã nguồn mở. Cho phép cộng đồng lập trình viên tự do kiểm tra và nâng cấp phần mềm.
Deepseek là Startup mới ra mắt được hơn 1 năm
Tại sao Deepseek R1 gây chấn động thế giới?
DeepSeek R1 là mô hình AI tiên tiến mới, được phát triển với mục tiêu tư duy và giải quyết vấn đề theo cách giống con người hơn. Thay vì chỉ dựa vào khối lượng dữ liệu lớn, Deepseek R1 được đào tạo theo thời gian thực, có khả năng nhận dạng, học hỏi và tự tối ưu chất lượng. Điều này giúp mô hình trở nên thông minh và độc lập hơn. Đưa công nghệ AI tới gần hơn với năng lực suy luận tự nhiên như con người.
Từ một dự án gần như vô danh, mô hình AI Trung Quốc DeepSeek đã khiến các ông lớn trong ngành công nghệ phải dè chừng và tìm cách tích hợp vào hệ thống của họ.
"DeepSeek thực sự ấn tượng. Họ đã biết cách thực hiện một mô hình nguồn mở có khả năng suy luận, đạt hiệu quả tính toán siêu việt", CEO Microsoft Satya Nadella phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos ngày 22/1.
Tại sao Deepseek R1 gây chấn động thế giới?
Theo số liệu từ nền tảng phân tích Semrush, DeepSeek thu hút 2.300 lượt truy cập từ Mỹ ngày 1/10/2024, và tăng vọt lên 71.200 vào ngày 19/1 - dù con số này vẫn còn khiêm tốn so với hàng triệu lượt tải và truy cập của ChatGPT.
Deepseek R1 đạt kết quả vượt trội so với OpenAI o1 trong nhiều bài kiểm tra. Đặc biệt, mô hình này gây ấn tượng bởi chi phí "siêu rẻ", với tổng chi phí đào tạo chưa tới 6 triệu USD. Deepseek R1 là mã nguồn mở hoàn toàn, trong khi o1 tiêu tốn 60 USD cho mỗi triệu token đầu ra, R1 chỉ cần 2,19 USD cho cùng khối lượng.
Sự phổ biến của DeepSeek bùng nổ chỉ trong vòng 1 tuần. Ngày 24/1, ứng dụng này đạt 1 triệu lượt tải trên cả App store và Google play, tăng vọt lên 2,6 triệu lượt vào ngày 27/1.
"Tôi nghĩ đây là ứng dụng AI miễn phí tốt nhất từng biết. Nó thông minh, phản hồi nhanh, chất lượng có thể đạt 9/10 so với ChatGPT Pro mà không phải trả phí", một người dùng tại Việt Nam đánh giá trên app store khi Deepseek vươn lên vị trí đầu bảng ngày 28/1.
Theo thống kê từ Appfigures, DeepSeek đã lọt vào top 10 ứng dụng miễn phí tại 111 quốc gia trên App Store và 18 quốc gia trên Google Play. Trong giai đoạn này, 15% lượt tải đến từ Mỹ và 23% từ Trung Quốc. Đặc biệt, số lượt tải của DeepSeek cao hơn gần 300% so với Perplexity - một trong những ứng dụng AI hàng đầu dành cho người tiêu dùng.
Thành công đến với DeepSeek được đánh giá đến từ nhiều yếu tố, từ chất lượng câu trả lời, khả năng suy luận, mã nguồn mở, đến chi phí phát triển "siêu rẻ" và đặc biệt phát hành miễn phí, thay vì hàng chục hay hàng trăm USD mỗi tháng như các dịch vụ hiện có.
Khi các tập đoàn công nghệ lớn như OpenAI, Microsoft, Nvidia đang đổ nguồn lực vào Stargate, dự án hạ tầng trị giá 500 tỷ USD do tổng thống Trump công bố vào ngày 21/1, sự xuất hiện của DeepSeek như "dội gáo nước lạnh". Điều này khiến các nhà đầu tư đặt nghi vấn về tính cần thiết của những khoản đầu tư không lồ vào AI, khi một startup như DeepSeek vẫn có thể đạt được thành công dù thiếu thốn tài nguyên và chip cao cấp
DeepSeek đang thay đổi cục diện với hiệu suất cao và chi phí phát triển thấp đến bất ngờ. Công ty Trung Quốc này đã tạo nên bước đột phá về công nghệ với chi phí bằng một phần nhỏ so với những mô hình AI đắt đỏ từ các ông lớn Mỹ, mà vẫn đạt được kết quả vượt trội.
Theo công bố của DeepSeek, mô hình R1 của họ được đào tạo hoàn toàn dựa trên các chip H800 của Nvidia - loại chip kém tiên tiến hơn, sử dụng mã nguồn mở và có chi phí thấp hơn tới 96,4% so với mô hình OpenAI o1, nhưng mang lại hiệu suất tương đương. Toàn bộ quá trình xây dựng mô hình chỉ mất 2 tháng và chưa đến 6 triệu USD.
Ngược lại, Open AI GPT cần hàng tỷ USD để huấn luyện trên các hệ thống CPU tối tân của Nvidia. Mô hình của DeepSeek được huấn luyện dựa trên tập dữ liệu khổng lồ gồm 14, 8 nghìn tỷ token, với kích thước 671 tỷ tham số, lớn hơn 1,6 lần so với Llama 3.1 405B. "Nếu OpenAI o1 mất 60 USD cho một triệu token đầu ra, DeepSeek R1 chỉ cần 2,19 USD", Shubham Saboo, Giám đốc sản phẩm của DeepSeek, cho biết trên X cuối tháng 1.
"DeepSeek đã chứng minh mô hình AI tiên tiến có thể được phát triển với nguồn tài nguyên tính toán hạn chế", Wei Sun, nhà phân tích AI tại hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, nói với BBC.
Trước tình hình này, các nhà đầu tư lo ngại rằng sự xuất hiện của những mô hình AI chi phí thấp như Deepseek có thể làm giảm nhu cầu sử dụng các loại chip đắt đỏ vốn là động lực tăng trưởng cho các công ty như Nvidia.
Theo nhận định của chuyên gia Brown, thành công của DeepSeek cho thấy chi phí phát triển và triển khai AI có thể giảm đáng kể, mở ra cơ hội cạnh tranh cho các công ty nhỏ trước các tập đoàn lớn. Việc xây dựng những mô hình AI tiên tiến không còn phụ thuộc vào sức mạnh tính toán khổng lồ, khiến các tính năng từng được coi là xa xỉ trở nên dễ tiếp cận hơn, đồng thời rút ngắn chu kỳ phát triển.
Điều này buộc các nhà sản xuất phần cứng như Nvidia phải cân nhắc lại chiến lược kinh doanh, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cần điều chỉnh lại giá cả để phù hợp với xu thế mới. "Hãy tưởng tượng chạy AI như ChatGPT trên máy tính chơi game thay vì trung tâm dữ liệu. Đó không còn là khoa học viễn tưởng, đó là những gì DeepSeek đạt được", Brown đánh giá.
>>> Các ứng dụng AI trong thực tế mà nhà lãnh đạo phải nắm trong thời đại 4.0
Phản ứng của những ông lớn công nghệ nói về Deepseek
Sự xuất hiện của DeepSeek AI đã gây chấn động ngành công nghiệp công nghệ toàn cầu, khiến nhiều tên tuổi lớn phải lên tiếng. Mô hình AI mới của DeepSeek không chỉ gây ấn tượng bởi chi phí phát triển và vận hành thấp mà còn thách thức chiến lược đầu tư dài hạn của các "ông lớn" trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
"Việc phát hành DeepSeek AI nên là lời cảnh tỉnh cho ngành công nghiệp của chúng ta, rằng chúng ta cần tập trung cao độ vào việc cạnh tranh,"cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong chuyến công tác tại Florida. Theo Reuters, ông Trump đã có cuộc gặp riêng với CEO Nvidia Jensen Huang vào ngày 31/1 để bàn về DeepSeek và các biện pháp ngăn chặn startup Trung Quốc này tiếp cận nguồn chip hiệu năng cao của Nvidia.
CEO Nvidia và Donald Trump nói về Deepseek
Không lâu sau đó, Nvidia đã đưa DeepSeek vào giải pháp Nvidia NIM – một tập hợp các dịch vụ nhỏ hỗ trợ triển khai nhanh AI tạo sinh cho doanh nghiệp. Nvidia giới thiệu DeepSeek R1 là mô hình mang lại độ chính xác vượt trội trong các tác vụ như suy luận logic, toán học, mã hóa và hiểu ngôn ngữ, đồng thời đạt hiệu quả suy luận cao.
Trong khi đó, CEO Tim Cook của Apple thừa nhận sự đổi mới từ DeepSeek rất ấn tượng nhưng không khẳng định liệu Apple có tích hợp dịch vụ này vào các sản phẩm của mình. "Tôi nghĩ sự đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả là điều đáng hoan nghênh, và đó chính là những gì bạn thấy trong mô hình này," ông chia sẻ trong cuộc họp với các nhà đầu tư ngày 30/1.
TimCooke khen ngợi Deepseek
Mark Zuckerberg, CEO của Meta, cho rằng DeepSeek có những cải tiến đáng chú ý, nhưng không khiến ông thay đổi chiến lược đầu tư vào hạ tầng AI. Trong báo cáo tài chính ngày 29/1, Zuckerberg tái khẳng định Meta sẽ chi hơn 60 tỷ USD riêng cho AI trong năm 2025 và tiếp tục kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ USD vào việc xây dựng trung tâm dữ liệu trong dài hạn.
Bình luận về sự trỗi dậy của DeepSeek, Yann LeCun, Giám đốc khoa học AI của Meta, cho rằng thành công của DeepSeek không phải là dấu hiệu về cuộc chạy đua giữa Trung Quốc và Mỹ, mà là minh chứng cho sức mạnh của mô hình AI mã nguồn mở. "Vấn đề không phải là AI Trung Quốc vượt qua Mỹ, mà là các mô hình mã nguồn mở đang vượt mặt những sản phẩm độc quyền," ông nhận định.
LeCun nhấn mạnh rằng DeepSeek hưởng lợi rất lớn từ nghiên cứu mở và các công trình trước đó."Họ đưa ra ý tưởng mới và xây dựng chúng trên nền tảng sẵn có. Vì các công trình này đều được công bố dưới dạng mã nguồn mở, mọi người đều có thể học hỏi và phát triển thêm. Đó chính là sức mạnh của mã nguồn mở," ông nói.
DeepSeek đã thực sự làm rung chuyển ngành công nghệ AI với cách tiếp cận mới và chi phí vận hành cực thấp. Những phản ứng từ các ông lớn như Nvidia, Apple hay Meta không chỉ phản ánh tầm ảnh hưởng của DeepSeek mà còn cho thấy xu hướng mở và tiết kiệm tài nguyên có thể là tương lai của ngành trí tuệ nhân tạo. Liệu DeepSeek có tiếp tục tạo ra những đột phá mới và thay đổi luật chơi? Thời gian sẽ trả lời, nhưng rõ ràng là cuộc đua AI đang bước sang một chương hoàn toàn mới.
>>>> Đừng đọc bài viết này nếu bạn không muốn ứng dụng Blockchain vào CRM để bảo mật dữ liệu khách hàng
Deepseek R1 ra đời, cuộc chơi giữa các ông lớn công nghệ sẽ như thế nào?
Sự xuất hiện của AI tạo sinh như ChatGPT đã châm ngòi cho cuộc đua quyết liệt giữa các ông lớn công nghệ như Meta, Microsoft và Google. Các công ty này đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc sở hữu nguồn lực điện toán đắt đỏ để vận hành những mô hình AI tiên tiến nhất. Vào giữa tháng 1, OpenAI, Oracle và SoftBank thông báo kế hoạch đầu tư 500 tỷ USD trong vòng bốn năm cho dự án AI Stargate. Tuy nhiên, quan điểm này đã gặp phải thách thức khi DeepSeek giới thiệu mô hình AI với chi phí đào tạo thấp hơn rất nhiều.
Ngày 27/1, Thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào trạng thái hoảng loạn khi các nhà đầu tư lo ngại mô hình AI giá rẻ của Deepseek có thể làm sụt giảm nhu cầu về GPU. Kết quả cổ phiếu Nvidia lao dốc gần 20%, khiến vốn hóa của công ty này bốc hơi 600 tỷ USD.
Trước tình hình đó, Meta vẫn giữ vững chiến lược của mình. Theo tạp chí Fortune, Meta coi DeepSeek là đối thủ cạnh tranh mới nổi và đang học hỏi từ startup này, nhưng còn quá sớm để khẳng định liệu nhu cầu về chip có giảm không vì chúng vẫn đang đóng vai trò thiết yếu trong việc huấn luyện AI. Đồng thời, Zuckerberg cũng nhấn mạnh Meta hiện đang sở hữu lượng người dùng khổng lồ.
Mục tiêu của Meta là đưa Llama 4 trở thành một trong những mô hình AI hàng đầu thế giới, ngang tầm hoặc vượt qua cả những mô hình khép kín như ChatGPT. cạnh tranh nhất thế giới, kể cả khi so sánh với các mô hình đóng như ChatGPT.
Các công ty công nghệ “điêu đứng”
Trong tuần cuối cùng của tháng 1/2025, bốn gã khổng lồ công nghệ của Mỹ – Nvidia, Microsoft, Broadcom và Tesla – đã chứng kiến vốn hóa thị trường sụt giảm mạnh, với tổng thiệt hại lên tới 884 tỷ USD. Nguyên nhân chính đến từ sự ra mắt của DeepSeek-V3, một mô hình AI tiên tiến do Trung Quốc phát triển, làm dấy lên lo ngại về cạnh tranh của các công ty AI Mỹ.
Không chỉ tác động đến giá cổ phiếu, DeepSeek còn nhanh chóng trở thành ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên iphone tại Mỹ từ ngày 26/1/2025 và duy trì vị trí này đến đầu tháng 2.
Nvidia mất hơn nửa nghìn tỷ USD
Trong số các công ty bị ảnh hưởng, Nvidia chịu thiệt hại nặng nề nhất khi mất 552,2 tỷ USD vốn hóa thị trường chỉ trong vòng một tuần, kéo giá trị của công ty xuống còn 2,9 nghìn tỉ USD vào ngày 31/1/2025. Cổ phiếu Nvidia giảm 15,8%, rơi xuống mức 120,1 USD. Điều này khiến Nvidia mất vị trí công ty lớn nhất thế giới, một danh hiệu họ vừa đạt được vào ngày 24/1 với vốn hóa khoảng 3,5 nghìn tỷ USD.
Nvidia mất hơn nửa nghìn tỷ USD
Microsoft chịu ảnh hưởng lớn từ DeepSeek
Microsoft – công ty công nghệ lớn thứ hai thế giới – mất 215,6 tỷ USD vốn hóa, đưa giá thị trường xuống còn 3,1 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 1/2025. Cổ phiếu Microsoft giảm 6,5% xuống còn 415,1 USD.
Theo Abi Najem, DeepSeek không chỉ là đối thủ cạnh tranh mà còn là tác nhân buộc ngành công nghệ toàn cầu phát triển nhanh, thông minh và tiết kiệm hơn. Trước đây, Microsoft đã đầu tư 1 tỷ USD vào OpenAI vào năm 2019 và mở rộng hợp tác vào năm 2023. Tuy nhiên sự xuất hiện của DeepSeek có thể gây áp lực lên mối quan hệ giữa hai công ty này, làm thay đổi chiến lược hợp tác giữa hai bên.
Microsoft chịu ảnh hưởng lớn từ Deepseek
Broadcom đã mất hơn 100 tỷ USD
Broadcom, một trong những nhà sản xuất chip lớn nhất nước Mỹ, mất 109,8 tỷ USD vốn hóa, đưa giá trị thị trường về mức khoảng 1 nghìn tỷ USD. Giá cổ phiếu Broadcom giảm 9,6%, còn 221,3 USD.
Abi Najem dự đoán rằng sự trỗi dậy của DeepSeek sẽ làm thay đổi cục diện ngành công nghệ, buộc các công ty Mỹ phải cải tiến công nghệ AI để giảm chi phí. Điều này cũng có thể thúc đẩy các chính sách hỗ trợ từ chính phủ và tăng cường nghiên cứu về AI chi phí thấp tại các trường đại học. Broadcom hiện đang hợp tác với Apple để phát triển chip AI mới, dự kiến ra mắt vào năm 2026.
Tesla chịu ảnh hưởng nhẹ nhất
Trong số 4 công ty, Tesla chịu thiệt hại nhẹ nhất với mức giảm vốn hóa 6,4 tỷ USD, đưa giá trị thị trường xuống còn còn 1,3 nghìn tỷ USD. Cổ phiếu Tesla giảm chưa đến 1%, còn 404,6 USD.
Tuy nhiên, báo cáo tài chính năm 2024 cho thấy lợi nhuận ròng của Tesla đã giảm 52,2% so với năm 2023, chỉ còn 7,2 tỷ USD. Điều này cho thấy mặc dù ảnh hưởng từ DeepSeek không quá lớn, Tesla vẫn đối mặt với áp lực lớn về doanh thu và lợi nhuận trong tháng tới.
>>> Phần mềm CRM là gì?
OpenAI ra mắt Deep Research đối đầu với DeepSeek
Deep Research ra mắt giữa lúc DeepSeek khuấy đảo thị trường AI với loạt tính năng đa dạng và chi phí nghiên cứu, sử dụng thấp hơn đáng kể. Cuối tuần qua, OpenAI giới thiệu o3-mini, một mô hình AI được quảng bá là có khả năng lý luận mạnh mẽ. Đồng thời duy trì mức chi phí hợp lý, bên cạnh loạt tác nhân AI mới tích hợp vào ChatGPT.
OpenAI ra mắt Deep Research đối đầu với DeepSeek
Để gia tăng sức cạnh tranh, OpenAI cũng chính thức ra mắt tính năng Deep Research, cho phép ChatGPT thực hiện quá trình nghiên cứu, tổng hợp thông tin trong vài chục phút - thay thế công việc mà con người phải mất đến 30 ngày để hoàn thành. Theo Open AI, tính năng này giúp ChatGPT tự lập kế hoạch, phân tích và tìm kiếm dữ liệu qua nhiều bước phức tạp, đồng thời liên tục cập nhật thông tin theo thời gian thực nếu cần thiết. Khác với cảnh tạo văn bản thông thường, Deep Research còn hiển thị quy trình tổng hợp và trích dẫn nguồn rõ ràng.
Đội ngũ phát triển cho tính năng này sẽ đặc biệt hữu ích trong các lĩnh vực như tài chính, khoa học kỹ thuật, hoạch định chính sách và cả việc tìm kiếm thông tin tiêu dùng. Deep Research ra mắt ngay sau Operator, một công cụ AI có khả năng sử dụng trình duyệt web để tự động hoàn thành nhiều tác vụ, tương tự Project Mariner mà Google công bố hồi tháng 12.
Alibaba tung ra mô hình Qwen 2.5
Nhân dịp Tết Nguyên đán, Alibaba bất ngờ tung ra Qwen 2.5, khẳng định mô hình này vượt trội so với DeepSeek V3.
Theo bộ phận điện toán đám mây của Alibaba thì "Qwen 2.5-Max vượt trội ... hầu hết mô hình khác như GPT-4o, DeepSeek-V3 và Llama-3.1-405B". Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc giới thiệu Qwen2.5-Max hơn DeepSeek V3 trong nhiều tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm Arena-Hard, Live Bench, LiveCode Bench và GPQA-Diamond. Nó cũng cho thấy hiệu suất mạnh mẽ trong các đánh giá như MMLU-Pro.
Alibaba tung ra mô hình Qwen 2.5
Alibaba cho biết mô hình hiện được tích hợp trong Qwen Chat và người dùng có thể trò chuyện trực tiếp hoặc tương tác với các vật thể, tìm kiếm thông tin...
Elon Musk, Marc Andreessen và một số tỷ phú công nghệ khác đang chia thành hai phe, một bên ủng hộ AI nguồn mở, nhưng số khác nghĩ ngược lại.
Những quan điểm trái ngược gây tranh cãi
Trong khi đó, cộng đồng công nghệ đang chia rẽ sâu sắc về tương lai của AI nguồn mở. Elon Musk và một số nhà đầu tư cho rằng OpenAI đã lệch hướng so với sứ mệnh ban đầu. Theo Musk, OpenAI vốn được thành lập với mục tiêu phi lợi nhuận và phát triển AI nguồn mở để làm đối trọng với Google, nhưng giờ đây lại trở thành công cụ thương mại hóa dưới sự bảo trợ của Microsoft.
Cuộc tranh cãi trở nên gay gắt hơn khi Musk nộp đơn kiện OpenAI và Sam Altman. Bắt đầu từ 3/3, hai nhà đầu tư nổi tiếng là Vinod Khosla và Marc Andreessen đã đối đầu về việc liệu siêu trí tuệ nhân tạo nên phát triển theo hướng phát triển nguồn mở hay đóng.
Tâm điểm của cuộc tranh cãi là câu hỏi liệu có nên cho phép bất kỳ ai theo đuổi nghiên cứu AI tự do hay cần giao quyền kiểm soát cho chính phủ. Tuy nhiên cả hai phe đều thống nhất rằng việc cấm hoàn toàn nghiên cứu AI - dù theo hướng nguồn mở hay đóng - đều không phải là giải pháp tối ưu.
>>> Phần mềm chuyển đổi số hiện tại có phù hợp với doanh nghiệp?
Những thông tin bên lề đối với Deepseek
Thượng nghị sĩ Josh Hawley đề xuất biện pháp kiểm soát chặt chẽ các ứng dụng AI có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó khuyến nghị án phạt tù lên đến 20 năm cho người dùng tải về những ứng dụng như DeepSeek.
DeepSeek mới nhất gây lo ngại về an toàn khi không thể chặn bất kỳ lời nhắc độc hại nào. Theo báo cáo cuối tuần qua trên blog của Cisco, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với mô hình AI DeepSeek R1 – vừa ra mắt ngày 20/1 – bằng cách sử dụng kỹ thuật bẻ khóa thuật toán. Nhóm thử nghiệm 50 lời nhắc độc hại ngẫu nhiên từ tập dữ liệu HarmBench, phân thành 6 loại hành vi nguy hiểm như tội phạm mạng, phát tán thông tin sai lệch, hoạt động bất hợp pháp và các nguy cơ khác.
Nhiều cơ quan ở Mỹ cấm sử dụng Deepseek
"Kết quả cho thấy mức độ rủi ro nghiêm trọng: R1 không chặn được bất kỳ lời nhắc độc hại nào, đạt tỷ lệ tấn công thành công 100%," Cisco nhấn mạnh. "Điều này hoàn toàn khác biệt với những mô hình AI hàng đầu hiện nay, vốn có khả năng ngăn chặn một phần các hành vi nguy hiểm."
Do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia và bảo mật dữ liệu, NASA, Hải quân Mỹ, Hạ viện Mỹ và chính quyền bang Texas đã cấm toàn bộ nhân viên sử dụng DeepSeek.
Mặc dù DeepSeek tuyên bố chi phí phát triển mô hình AI chỉ khoảng 5,6 triệu USD, nhưng theo phân tích từ SemiAnalysis – công ty chuyên nghiên cứu thị trường bán dẫn và AI – ước tính tổng chi phí thực tế có thể lên đến 1,6 tỷ USD. Riêng chi phí phần cứng được cho là vượt quá 500 triệu USD. Ngoài ra, quá trình xây dựng dữ liệu tổng hợp cho đào tạo mô hình yêu cầu khối lượng tính toán khổng lồ. Số tiền 5,6 triệu USD mà DeepSeek công bố dường như chỉ bao gồm chi phí đào tạo mô hình, chưa tính đến các khoản chi lớn khác như nghiên cứu và phát triển, chuẩn bị dữ liệu, bảo trì phần cứng và những chi phí liên quan khác
Tạm kết
DeepSeek R1 đã thổi bùng cuộc cạnh tranh trong ngành công nghệ, buộc các công ty lớn phải điều chỉnh chiến lược để bắt kịp xu hướng mới. Dù gây nhiều tranh cãi, không thể phủ nhận rằng DeepSeek R1 đang mở ra chương mới cho trí tuệ nhân tạo, đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức lớn cho tương lai AI. Điều quan trọng là liệu các "ông lớn" có tận dụng được cuộc cách mạng này để tiếp tục dẫn đầu hay sẽ nhường sân chơi cho những gương mặt mới nổi? Thời gian sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất
Thông tin tham khảo từ: Báo VN Express
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai