Chăm sóc Khách hàng Chatbot05 loại kịch bản chatbot giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng
05 kịch bản chatbot giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả bán hàng
Cập nhật lần cuối: 21/05/2021 4.884 lượt xem

05 loại kịch bản chatbot giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng

Chatbot dường như đã trở nên quá quen thuộc đối với tất cả các doanh nghiệp, việc sử dụng chatbot ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng chatbot một cách bài bản và thành công. Việc sử dụng một phần mềm chatbot mạnh mẽ với nhiều tính năng có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tạo lập kịch bản nhưng để quyết định sự thành công thì 90% phụ thuộc hoàn toàn vào tư duy của doanh nghiệp.

Tạo kịch bản chatbot trên phần mềm rất dễ nhưng kịch bản ở đâu? tạo kịch bản gì? thì rất khó. Hiểu được sự khó khăn đó, CloudGO sẽ gợi ý cho doanh nghiệp một số loại kịch bản chatbot phổ biến hiện nay giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng.

1. Kịch bản “Tìm hiểu” dành cho khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp thường bỏ ra một khoản chi phí nhất định để thu lượng lượng khách hàng tiềm năng về Fanpage của mình. Thông thường những khách hàng này sẽ có nhu cầu cần được biết thêm thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì thế để doanh nghiệp cần phải xây dựng nội dung chatbot phù hợp với nhu cầu này của khách hàng tránh tình trạng khách hàng hỏi vài câu rồi thoát ra.

Một số nội dung gợi ý dành cho giai đoạn này như:

  • Thông tin về sản phẩm và dịch vụ:

Bạn đã đảm bảo rằng chatbot cung cấp đủ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hay chưa? Khách hàng có cảm thấy hứng thú để tìm hiểu thêm về sản phẩm của bạn không?

  • Lợi ích mà sản phẩm dịch vụ:

Lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mang lại có được tập trung và truyền đạt một cách hiệu quả qua chatbot không? Làm thế nào để nâng cao lợi ích đó để thu hút khách hàng tiềm năng hơn?

  • Giá của sản phẩm và dịch vụ:

Liệu chatbot của bạn có cung cấp đủ thông tin về giá cả sản phẩm và dịch vụ? Đây có phải là một yếu tố quan trọng khiến khách hàng quyết định mua hàng hay không?

  • Những thông điệp quan trọng liên quan đến sản phẩm mà bạn muốn gửi đến khách hàng của mình.

Bạn đã tận dụng hình ảnh và hình ảnh ấn tượng để hỗ trợ việc truyền đạt thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của mình chưa? Nó có thể gợi cảm giác mạnh mẽ và thu hút khách hàng tiềm năng hơn.

  • Những hình ảnh ấn tượng về sản phẩm của bạn

Những thông điệp quan trọng khác liên quan đến sản phẩm của bạn cần phải được truyền tải qua chatbot để tạo sự thấu hiểu và tin tưởng từ khách hàng. Bạn đã thử nghĩ về những thông điệp đó chưa?

Với những câu hỏi này, bạn có thể tạo ra một kịch bản chatbot "Tìm hiểu" hiệu quả và thu hút hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận và chăm sóc khách hàng tiềm năng một cách tốt nhất.

Xem thêm về: Tiếp thị tự động trên phần mềm CRM đề thu hút khách hàng tiềm năng

2. Kịch bản chào mừng khách hàng mới

Tuỳ vào từng lĩnh vực của doanh nghiệp sẽ có những cách thức chào mừng khác nhau đối với khách hàng của mình. Tuy nhiên, các kịch bản này đều phải gây ấn tượng mạnh với khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Hiện nay nhiều chatbot hỗ trợ cá nhân hoá nội dung tin nhắn theo giới tính và tên khách hàng, đây cũng chính là một cách thức để có thể gây ấn tượng tốt đối với khách hàng.

Kịch bản dành cho khách hàng mới cần phải được xây dựng một cách khoa học và phù hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng này. Đảm bảo kịch bản đủ gây ấn tượng nhưng không qua dài, vừa đủ để đem đến những thông tin giá trị cho khách hàng.

Một số nội dung gợi ý chatbot chào mừng khách hàng mới như:

  • Kịch bản yêu cầu từ vấn từ nhân viên
  • Kịch bản xin thông tin khách hàng
  • Kịch bản giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
  • Kịch bản yêu cầu liên hệ lại

Ví dụ như:

Dưới đây là một số kịch bản chatbot chào mừng khách hàng mới có thể khiến tiếp xúc của bạn với khách hàng trở nên thú vị và hiệu quả hơn:

  1. Kịch bản chào hỏi và yêu cầu từ vấn từ nhân viên: Bắt đầu bằng việc chào hỏi khách hàng một cách niềm nở và nhiệt tình. Hãy tạo một câu chuyện ngắn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để làm cho khách hàng tò mò và muốn biết thêm chi tiết.

  2. Kịch bản xin thông tin khách hàng: Thay vì đặt ra các câu hỏi thông thường và tẻ nhạt, hãy sử dụng ngôn ngữ sống động và năng động để mô tả lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi cung cấp thông tin cho bạn.

  3. Kịch bản giới thiệu sản phẩm, dịch vụ: Sử dụng ngôn ngữ sinh động và hấp dẫn để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Cung cấp ví dụ cụ thể và thực tế để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho họ.

  4. Kịch bản yêu cầu liên hệ lại: Thay vì chỉ đơn giản là nói "chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn sau," hãy tạo sự tò mò và kích thích bằng cách sử dụng ngôn từ hấp dẫn và đặt ra câu hỏi để khích lệ khách hàng muốn tiếp tục trò chuyện.

Với việc sử dụng những kịch bản này, bạn có thể tạo ra trải nghiệm chatbot thú vị và gần gũi hơn với khách hàng mới, tăng cơ hội chuyển đổi và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả hơn.

>>Tìm hiểu CRM để tạo ra những trải nghiệm thú vị cho khách hàng

Kịch bản chatbot dành cho khách hàng mới

3. Kịch bản tư vấn bán hàng và chốt sales

Kịch bản tư vấn bán hàng là loại kịch bản được rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng dành cho chatbot của mình. Đây chính là một kịch bản quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu được rất nhiều nhân sự và chi phí dành cho việc tư vấn và bán hàng.

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều giải pháp chatbot hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng ngay trên Facebook. Khách hàng có thể chọn lựa sản phẩm, dịch vụ thậm chí là thanh toán ngay trên giao diện messenger mà không cần phải mở bất kỳ một phần mềm nào khác.
Một số gợi ý về sử dụng chatbot để tư vấn bán hàng như:

  • Tư vấn thông tin về sản phẩm, dịch vụ
  • Gửi catalog hoặc menu cho khách hàng chọn lựa
  • Cho phép khách hàng đặt hàng (thêm vào giỏ hàng) ngay trên chatbot
  • Xin thông tin và địa chỉ nhận hàng
  • Gửi thông tin thanh toán và xác nhận đơn hàng tự động
  • Sử dụng selling page, landing page

Kịch bản mẫu về tìm hiểu giá phần mềm CRM

Kịch bản mẫu về tìm hiểu giá phần mềm CRM

4. Kịch bản chăm sóc khách hàng

Hiện nay việc chăm sóc khách hàng luôn là vấn đề được các doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn. Việc ứng dụng các công cụ tự động vào việc chăm sóc khách hàng cũng ngày càng được phổ biến, một trong những hình thức được ưa chuộng là sử dụng chatbot. Chatbot có thể chăm sóc khách hàng một cách tự động, linh hoạt và nhanh chóng hơn những hình khác.

Những kịch bản chatbot hiệu quả để chăm sóc khách hàng như:

  • Lấy ý kiến khách hàng
  • Gửi các thông tin mới nhất
  • Ghi nhận trải nghiệm của khách hàng
  • Gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi

Xem thêm các tính năng chăm sóc khách hàng trên phần mềm CRM: Tại đây

5. Kịch bản chương trình khuyến mãi cho khách hàng

Kịch bản khuyến mãi được sử dụng trong những dịp đặc biệt như các ngày lễ tết trong năm hoặc sử dụng để xây dựng các chiến dịch kích thích mua hàng. Chatbot cho phép tạo kịch bản khuyến mãi với nhiều hình thức khác nhau. Một số các hình thức phổ biến được doanh nghiệp sử dụng như:

  • Gửi mã khuyến mãi, voucher cho khách hàng
  • Sử dụng mini game trên chatbot
  • Gửi thông tin về chương trình khuyến mãi

Vòng quay may mắn trên chatbot

Vòng quay may mắn trên chatbot (nguồn: Botpro)

Phía trên là những loại kịch bản chatbot mà CloudGO gợi ý cho doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn có một kịch bản Chatbot hoàn chỉnh đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một kế hoạch bài bản, cụ thể và dành nhiều thời gian để tối ưu nó. Bài viết này mới chỉ là những gợi ý ban đầu đơn giản giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc định hướng chatbot của mình.

CloudGO - Bộ giải pháp chuyển đổi số tinh gọn

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu