Chăm sóc Khách hàng Chatbot8 cách thông minh giúp Chatbot mang lại hiệu quả mạnh mẽ nhất
Cập nhật lần cuối: 14/05/2021 2.922 lượt xem

8 cách thông minh giúp Chatbot mang lại hiệu quả mạnh mẽ nhất

Chatbot đang trở nên phổ biến và trở thành một công cụ mạnh mẽ được nhiều doanh nghiệp ứng dụng để chat với khách hàng thay thế cho nhân sự của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang loay hoay không biết làm thế nào để có thể ứng dụng chatbot một cách hiệu quả nhất vào doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng tương tự thì đừng bỏ qua những nội dung chia sẻ dưới đây.

Điều gì làm chatbot trở nên phổ biến?

Khi bạn thuê một nhân sự ngồi trực fanpage để chat với khách hàng thì tối đa chỉ chat được 4 -5 khách hàng cùng lúc, những nhân sự chuyên nghiệp thì có thể nhiều hơn nhưng chắc chắn sẽ chưa đếm hết mười đầu ngón tay. Trong khi đó, với chatbot có thể trả lời cùng lúc hàng trăm, hàng ngàn khách hàng cùng lúc, cả ngày lẫn đêm mà chẳng hề “mỏi mệt”. Cho nên sẽ chẳng có gì ngạc nhiên chatbot là lựa chọn hàng đầu trong việc tương tác với khách hàng trên tin nhắn fanpage của doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để tối ưu Chatbot mang lại hiệu quả?

Cùng tham khảo những bí quyết dưới đây mà CloudGO đã tổng hợp dựa trên quá trình triển khai Chatbot cho chính CloudGO trước khi ứng dụng nó cho khách hàng của mình. Vì vậy, CloudGO hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tối ưu Chatbot và mang lại hiệu quả mạnh mẽ nhất cho các hoạt động Marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng của của mình.

#1 Lựa chọn giải pháp Chatbot phù hợp

Nếu bạn lên Google và gõ từ khóa “chatbot” thì bạn sẽ dễ dàng tìm thấy rất nhiều đơn vị cung cấp những giải pháp, những nền tảng Chatbot cả trong nước lẫn ngoài nước với những tính năng và giá thành khác nhau. Và vấn đề lúc này của các doanh nghiệp là làm thế nào để đưa ra sự lựa chọn.

Tham khảo thêm: Top 5 phần mềm chatbot phổ biến nhất tại Việt Nam

Theo nhận định riêng của CloudGO thì những Chatbot dựa trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là một lựa chọn tối ưu mà các doanh nghiệp nên cân nhắc. Nhờ vào khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu người dùng trong quá khứ giúp cho những cuộc trò chuyện với khách hàng sẽ trở nên tự nhiên và đúng ngữ cảnh hơn.

Chatbot của Hana.ai ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)

Chatbot của Hana.ai ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)

#2 Tránh đặt những câu hỏi mở

Dù có áp dụng công nghệ AI đến đâu thì ở thời điểm hiện tại, chatbot vẫn chưa thể nào thay thế hoàn toàn còn người bởi chatbot vẫn đang dừng lại ở việc lập trình dựa trên những logic nhất định. Do đó, trong một số trường hợp nhất định chatbot sẽ không thể trả lời hoặc trả lời chưa phù hợp với những câu hỏi, câu nói chưa được đào tạo sẵn theo kịch bản. Vì vậy, để tránh những trường hợp như vậy, hãy đặt những câu hỏi/ câu trả lời rõ ràng, chi tiết và không mang tính gợi mở cho khách hàng. Thay vì hỏi “Bạn đang cần tìm sản phẩm gì?” thì hãy hỏi “Bạn đang quan tâm quần, áo hay phụ kiện?”.

#3 Cá nhân hóa theo thông tin và hành vi của khách hàng

Đừng tạo ra một chatbot với quá nhiều nội dung phức tạp, thay vào đó hãy tập trung vào những điều mà khách hàng quan tâm bằng cách dự đoán những nội dung nào sẽ được khách hàng chú ý và để tâm nhất và xây dựng kịch bản cho nó. Những thông tin này sẽ dễ dàng có được nếu bạn chịu khó quan sát hành và nắm bắt hành vi của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

Một thống kê đã chỉ ra rất 75% khách hàng thích các doanh nghiệp gửi những tin nhắn cá nhân hóa và đúng nhu cầu của họ. Do đó, yếu tố thứ 2 bạn cần chú ý chính là tính cá nhân hóa. Thay vì “Xin chào quý khách” hãy sử dụng “Xin chào anh An” sẽ khiến khách hàng cảm nhận được sự quan tâm và có một cái nhìn tốt trong lần đầu tiên trò chuyện với doanh nghiệp của bạn. Những chatbot hiện nay đều đã có những tính năng giúp bạn chèn vào nội dung tin nhắn những biến thông tin như danh xưng, họ tên, số điện thoại…

Tín nhắn trên Fanpage của CloudGO được cá nhân hóa

Tín nhắn trên Fanpage của CloudGO được cá nhân hóa

#4 Gửi kèm media để gây nổi bật

Đừng gửi cho khách hàng một đoạn văn bản dài chỉ toàn chữ và chữ, nó sẽ rất dễ gây nhàm chán và khiến khách hàng có thể ngưng chat với chúng ta. Thay vào đó, hãy gửi kèm những hình ảnh, những đoạn video ngắn hay những mẫu ảnh động (gif) sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn rất nhiều với tin nhắn của bạn đấy. Điều này cũng giúp cho khách hàng cảm thấy hứng thú với cuộc trò chuyện và tương tác nhiều hơn với bạn.

Đặc biệt với những fanpage bán hàng thì việc đính kèm hình ảnh sản phẩm, link sản phẩm kèm với những tin nhắn mô tả cho từng sản phẩm sẽ giúp khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn và quyết định mua hàng nhanh hơn.

Ứng dụng Chatbot với hình ảnh nổi bật

Ứng dụng Chatbot đặt hàng với hình ảnh nổi bật của Pizza Hut

#5 Điều hướng người dùng từ Comment sang Inbox

Có thể bạn chưa biết mỗi tháng có đến 5 tỷ bình luận trên Facebook và những người bình luận trên các bài đăng đặc biệt là bài bán hàng đều mong muốn nhận được phản hồi trong vòng 24 giờ. Chậm một giây là mất ngay khách hàng tiềm năng.

Cho nên, đừng để khách hàng phải chờ đợi mà bạn hoàn toàn có thể phản hồi khách hàng ngay lập tức vì đã có Chatbot. Các chatbot hiện nay đều có tính năng tự động trả lời comment và gửi tin nhắn cho khách hàng qua Inbox. Đó cũng là lý do vì sau bạn thường thấy những cách trả lời của các fanpage với nội dung “Mình đã inbox cho bạn rồi nhé!”, “Bạn check inbox nhé!” hoặc nhưng câu tương tự.

#6 Tận dụng chatbot nhưng cần có sự linh hoạt

Với đặc điểm là có thể hoạt động 24/24, chatbot có thể thay thế con người tương tác với khách hàng ở mọi thời điểm trong ngày, bất kể ngày hay đêm. Tuy nhiên, chatbot vẫn chưa thể thay thế con người hoàn toàn được. Trong quá trình hoạt động, đôi khi sẽ có một số vấn đề xảy ra khi mà khách hàng đặt quá nhiều câu hỏi, đặt câu hỏi quá nhiều chi tiết hoặc những câu hỏi mà chatbot chưa được đào tạo trước đó. Trường hợp này, chúng ta thể hiện sự linh hoạt bằng việc chuyển giao lại cho những nhân viên bán hàng hay nhân viên tư đế tiếp tục cuộc trò chuyện với khách hàng.

Vì vậy, để tối ưu chatbot hiệu quả nhất, hãy xây dựng kịch bản có sự chuyển tiếp giữa chatbot và con người. Trong đó, chatbot chỉ đóng vai trò tư vấn ban đầu và sau đó sẽ chuyển tiếp cho nhân viên. Theo tìm hiểu của CloudGO, các chatbot hiện nay trên thị trường đều có tính năng thông báo cho nhân viên khi bot không hiểu câu hỏi hay câu trả lời của khách hàng.

#7 Tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực với câu hỏi thường gặp

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng chatbot để trả lời những câu hỏi thường gặp để tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực.

Trong quá trình kinh doanh, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những câu hỏi mà những khách hàng đến với doanh nghiệp sẽ hỏi đi hỏi lại rất nhiều lần. Và nếu như bạn sắp xếp một nhóm nhân viên chỉ để trả lời những câu hỏi này mỗi ngày thì có phải rất lãng phí về cả thời gian, chi phí và nhân lực hay không? Trong khi đó, nếu bạn đào tạo cho bot trả lời những câu hỏi này bất kể lúc nào khách hàng hỏi đến thì gần như ngay lập tức khách hàng sẽ có câu trả lời mà bạn chẳng phải tốn kém bất cứ thứ gì. Đây cũng chính là cách giúp cho chatbot có thể phát huy mạnh mẽ thế mạnh của mình.

#8 Đừng quá máy móc, hãy đào tạo chatbot tự nhiên nhất có thể

Nhiều doanh nghiệp đang đào tạo chatbot quá cứng nhắc và nặng yếu tố kỹ thuật làm mất đi tính tự nhiên mà một bot nên có - điều mà những trợ lý ảo như Siri, Google Assistant hay Cortana đang hướng đến. Hãy đào tạo chatbot để có thể giao tiếp một cách tự nhiên nhất khiến cho khách hàng cảm nhận như đang chat với một nhân viên thật chứ không phải là một con robot.

#8 Tích hợp với CRM giúp gia tăng hiệu quả Marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng

Ngày nay, nhiều chatbot đang dần phát triển với khả năng bán hàng tuy nhiên chỉ có thể dừng lại ở mức chốt đơn mà chưa thế tiếp tục những bước tiếp theo của quá trình bán hàng. Do đó, nếu bạn đang mong muốn một giải pháp có thể giúp bạn bao quát xuyên suốt quá trình bán hàng từ marketing, bán hàng đến chăm sóc sau bán hàng thì việc tích hợp Chatbot với một hệ thống CRM là giải pháp bạn nên cân nhắc.

Tích hợp CloudPro CRM với Chatbot giúp gia tăng hiệu quả marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng

Tích hợp chatbot với một phần mềm CRM sẽ giúp bạn có một cái nhìn 360 độ về khách hàng nhờ vào việc đồng bộ tất cả những thông tin không chỉ từ chatbot mà những kênh khác như website, zalo, tổng đài… tập trung về CRM, dữ liệu khách hàng sẽ được đồng nhất, lịch sử được ghi nhận. Hơn nữa, với những tính năng vốn có của mình, CRM sẽ giúp bạn tiếp tục quá trình bán hàng như tạo đơn hàng, xử lý giao nhận, thu chi - công nợ và chăm sóc sau bán hàng. Từ đó hiệu quả marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng chắc chắn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.

Nếu bạn đang quan tâm một giải pháp như vậy thì có thể tham khảo giải pháp tích hợp các chatbot phổ biến hiện nay như Hana hay Botbanhang vào phần mềm CloudPro CRM tại đây.

CloudGO - Bộ giải pháp chuyển đổi số tinh gọn

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu