Đừng đọc bài viết này nếu bạn không muốn ứng dụng Blockchain vào CRM để bảo mật dữ liệu KH
Theo Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023/NĐ-CP, hiện tại Chính phủ Việt Nam đang đặt trọng tâm đến bảo vệ dữ liệu người dùng. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp có thực thi nghiêm túc các biện pháp bảo mật thông tin khách hàng hay chưa vẫn còn là vấn đề cần xem xét.
Về phía người dùng, ý thức tự bảo vệ dữ liệu cá nhân vẫn chưa cao, khi họ thường dễ dàng chia sẻ thông tin trong quá trình giao dịch và trao đổi phục vụ hoạt động kinh doanh… tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh dữ liệu. Vì vậy, việc ứng dụng Blockchainhứa hẹn sẽ là giải pháp đột phá, tăng cường bảo mật dữ liệu khách hàng một cách đáng kể khi kết hợp vào phần mềm CRM
>>> Bảo mật dữ liệu trên Cloud CRM: Cách bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp khi ứng dụng Cloud CRM
Báo động tình trạng quản lý dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp
Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế số, nơi dữ liệu được ví như "vàng thô" của doanh nghiệp vì khả năng mang lại lợi nhuận khi được quản lý tốt. Trong thời đại 4.0, hoạt động kinh doanh cần xoay quanh khách hàng, và dữ liệu lớn chính là chìa khóa cho sự phát triển này. Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra là làm thế nào để quản lý dữ liệu hiệu quả và bảo mật, ngăn chặn lộ lọt thông tin khách hàng.
Thực tế cho thấy, tình trạng rò rỉ dữ liệu vẫn gia tăng. Theo Viettel Threat Intelligence, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 46 vụ rao bán dữ liệu với 13 triệu bản ghi và 10 vụ tấn công mã hóa dữ liệu. Tại hội thảo về an ninh mạng cuối tháng 7/2024, các chuyên gia cảnh báo rằng các tổ chức nhỏ và vừa đang trở thành mục tiêu tấn công, với hành vi mua bán dữ liệu tăng 22,22%. Hậu quả không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín doanh nghiệp.
Quản lý dữ liệu khách hàng cần chặt chẽ
Thông tin khách hàng, dù không được định giá cụ thể, là tài sản vô cùng quan trọng. Khi bị rò rỉ, doanh nghiệp có thể đối mặt với tổn thất lớn. Ví dụ, một công ty từng muốn kiện đối thủ sau khi nhân viên cũ mang dữ liệu khách hàng sang công ty cạnh tranh. Dù đây là hành vi không lành mạnh, lỗi vẫn nằm ở việc doanh nghiệp không bảo vệ dữ liệu tốt, khiến quá trình kiện tụng kéo dài và phức tạp.
Để không rơi vào tình huống tương tự, doanh nghiệp cần phải biết cách tăng cường bảo mật cho các loại dữ liệu, nhất là ở trên các phần mềm CRM. Bởi hiện tại, đây được coi là nền tảng quản lý và chăm sóc khách hàng phổ biến nhất của doanh nghiệp. Giải pháp hiệu quả có thể là tích hợp ứng dụng Blockchain, công nghệ mã hóa dữ liệu thành chuỗi khối, giúp tăng cường an ninh và bảo mật thông tin khách hàng.
Vậy ứng dụng Blockchain là gì?
Ứng dụng Blockchain là là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Từng khối trong hệ thống chứa các thông tin như: thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó.
Blockchain giống một cuốn sổ cái điện tử, được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau. Cuốn sổ này lưu trữ mọi thông tin giao dịch và đảm bảo các thông tin đó không thể thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào.
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu khi một chuỗi Blockchain được quản lý bởi mạng lưới phi tập trung. Dữ liệu đã được ghi vào một khối thì không thể thay thế nếu không thực hiện thay đổi ở các khối liền kề.
Nghĩa là các thông tin trong ứng dụng Blockchain không có quyền thay đổi và được bổ sung thêm chỉ khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Vì thế, đây được coi là hệ thống bảo mật an toàn cao nhất trước khả năng dữ liệu bị đánh cắp như hiện nay. Ngày cả khi một phần của hệ thống sập, máy tính và các nút khác trong hệ thống sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục được hoạt động.
Ứng dụng Blockchain là gì
04 đặc điểm chính của Blockchain
Ứng dụng Blockchain có 04 đặc điểm chính:
Phi tập trung: Thay vì một cá nhân hay tổ chức kiểm soát, quyền quyết định được phân bổ trên toàn bộ mạng lưới phân tán. Đảm bảo sự minh bạch, hạn chế “sự thao túng” từ bất kỳ ai.
Bất biến: Mọi giao dịch khi đã được ghi vào chuỗi khối sẽ được lưu trữ lâu dài và không thể chỉnh sửa được, chỉ có thành viên trong mạng lưới mới được cấp quyền.
Đồng thuận: Khi đa số các thành viên trong mạng lưới chấp thuận, một giao dịch mới được chấp nhận và thêm vào Blockchain.
Minh bạch: Mọi người tham gia đều có thể giám sát dữ liệu trên chuỗi khối, giúp quá trình giao dịch công khai và đáng tin cậy.
>>> Xem thêm: Xu hướng CRM E-Commerce: Tạo ra sự hài hòa giữa tiếp thị và bán hàng
Các loại Blockchain và các phiên bản của nó
Hiện tại, ứng dụng Blockchain có 3 loại và 3 phiên bản khác nhau:
Public Blockchain (Blockchain công khai): Mọi người đều có quyền tham gia và giao dịch nhưng không thể thay đổi dữ liệu đã xác nhận. Ví dụ điển hình là Bitcoin và Ethereum.
Private Blockchain (Blockchain riêng tư): Chỉ một tổ chức cụ thể kiểm soát quyền truy cập và hoạt động giao dịch. Phù hợp cho các hệ thống bảo mật cao.
Permissioned Blockchain (Blockchain có quyền hạn): Kết hợp của Private Blockchain và Public Blockchain. Cho phép doanh nghiệp quản lý quyền truy cập một cách linh hoạt trong khi vẫn công khai những dữ liệu cần thiết.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, Blockchain đã trải qua 3 phiên bản nâng cấp sau đây:
Blockchain 1.0: Phiên bản đầu tiên tập trung vào các hệ thống thanh toán kỹ thuật số thông qua tiền mã hóa, như bitcoin. Với mục tiêu tạo ra giao dịch an toàn và không phụ thuộc vào ngân hàng hay bên trung gian.
Blockchain 2.0: Mở rộng sang lĩnh vực tài chính phức tạp hơn và các hợp đồng thông minh. Tiêu biểu là Ethereum. giúp chuyển nhượng tài sản tự động mà không cần can thiệp của bên thứ ba.
Blockchain 3.0: Hướng đến xây dựng một xã hội số hóa toàn diện. Blockchain 3.0 vượt qua giới hạn tài chính để giải quyết vấn đề xã hội khác. Mang tính minh bạch và bảo mật trên phạm vi toàn cầu.
Kết hợp với phần mềm CRM, ứng dụng Blockchain sẽ hoạt động như thế nào để bảo mật dữ liệu tốt hơn?
Cách thức hoạt động của Blockchain khi tích hợp vào CRM
Phần mềm CRM (Customer Relationship Management) là công cụ quản lý dữ liệu khách hàng quan trọng, giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng và cải thiện hiệu suất bán hàng. Tuy nhiên, dữ liệu được lưu trữ trên CRM có thể dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Việc kết hợp ứng dụng Blockchain với CRM mang lại những cải tiến vượt trội về bảo mật, tăng độ tin cậy và tính minh bạch của hệ thống.
Ứng dụng Blockchain kết hợp phần mềm CRM
Công nghệ Blockchain được ví như một lớp bảo vệ kép giúp gia tăng sự an toàn và bảo mật dữ liệu cho khách hàng trong các hệ thống CRM. Với khả năng ngăn chặn các hành vi can thiệp trái phép vào cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, ứng dụng này mang lại sự minh bạch cho người dùng. Hệ thống CRM tích hợp Blockchain đảm bảo việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu chỉ được thực hiện bởi những cá nhân có quyền truy cập hợp lệ.
Mọi giao dịch sẽ được mã hóa cẩn thận, khiến cho việc thao túng dữ liệu trở nên khá khó khăn. Nhờ vào ưu điểm này, công nghệ Blockchain giúp nâng cao khả năng bảo mật và đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu. Cơ chế phi tập trung của ứng dụng Blockchain cho phép dữ liệu được phân tán trên nhiều máy chủ, làm giảm thiểu rủi ro từ các điểm lỗi tập trung và ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công mạng. Nhờ đó, dữ liệu không chỉ được bảo vệ tốt hơn mà còn giảm thiểu khả năng bị hư hại, đảm bảo thông tin luôn chính xác và đáng tin cậy.
Ví dụ: Bệnh viện sử dụng CRM có tích hợp Blockchain sẽ đảm bảo mức độ bảo mật của thông tin bệnh nhân. Công nghệ này giúp hạn chế quyền truy cập dữ liệu, đảm bảo sự an toàn và tăng cường niềm tin của bệnh nhân, đồng thời giảm thiểu chi phí hành chính.
Tương tự, một tổ chức tài chính khi áp dụng Blockchain trong hệ thống CRM nhằm tăng cường khả năng bảo mật và tối ưu quy trình. Nhờ ứng dụng Blockchain, các thành viên có thể lưu trữ nhật ký giao dịch an toàn, bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu và tự động hóa quy trình kiểm toán, mang lại hiệu quả về cả thời gian và chi phí.
>>> Tham khảo thêm về: Những cách tích hợp CRM cho doanh nghiệp nhỏ và lớn hiệu quả cao
Những yêu cầu khi tích hợp ứng dụng Blockchain vào phần mềm CRM
Việc tích ứng dụng Blockchain vào hệ thống CRM yêu cầu doanh nghiệp có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn. Để quản lý quy trình hiệu quả, doanh nghiệp cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ nội bộ. 2 hệ thống này kết hợp với nhau cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý liên quan đến bảo mật dữ liệu như: GDPR (quy định bảo vệ dữ liệu chung) và CCPA (quyền riêng tư của người tiêu dùng). Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng, việc triển khai đồng thời cả hai công nghệ này không gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng. Sự kết hợp này mở ra nhiều cơ hội mới, cho phép doanh nghiệp khai thác và quản lý dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn thông tin. Đây là nền tảng vững chắc để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và củng cố lòng trung thành dài hạn.
Thông tin của khách hàng là một loại tài sản vô hình nhưng nó có khả năng sinh ra tiền. Vì thế, doanh nghiệp nên có ý thức bảo vệ dữ liệu ấy chặt chẽ, minh bạch hơn để tránh bị mất uy tín cũng như thất thoát thông tin cho đối thủ, tin tặc ẩn danh.
Blockchain có phải là tiền ảo không?
Ứng dụng Blockchain không phải là tiền ảo hay tiền điện tử. Bởi vì Bitcoin là một trong những ứng dụng đầu tiên và nổi tiếng nhất của công nghệ Blockchain khiến mọi người thường nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau.
Bitcoin không phải là ứng dụng Blockchain
Blockchain là công nghệ nền tảng, trong khi tiền ảo (cryptocurrency) chỉ là một ứng dụng được xây dựng trên công nghệ blockchain. Đặc điểm của tiền ảo là phi tập trung, không do chính phủ hay ngân hàng phát hành và quản lý. Bitcoin là ví dụ đầu tiên và phổ biến nhất về tiền ảo, sau đó là các đồng khác như Ethereum, Litecoin, và Binance Coin.
>>> Khám phá về: Phần mềm CRM khó không? Cách thức triển khai CRM đơn giản
Tạm kết
Các tổ chức thuộc lĩnh vực BFSI (ngân hàng – dịch vụ tài chính – bảo hiểm) luôn nằm trong tầm ngắm của tin tặc và được coi là mục tiêu hấp dẫn nhất. Do tính chất nhạy cảm và giá trị cao của dữ liệu mà các tổ chức này quản lý, trở thành đối tượng ưu tiên cho các cuộc tấn công mạng. Chính vì vậy, ứng dụng Blockchain, với khả năng lưu trữ dữ liệu phi tập trung, bảo mật cao và minh bạch, đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực trên. Các nhóm ngành này cũng ưu tiên CRM cho việc quản lý và chăm sóc khách hàng. Vì thế, sự kết hợp hoàn hảo với Blockchain là điều cần thiết nên làm ngay lúc này.
TÌM HIỂU THÊM VỀ PHẦN MỀM CRM VÀ CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Vai trò của các phần mềm CRM trong kế hoạch chuyển đổi số của doanh nghiệp quan trọng như thế nào?
Các công ty đang cung cấp phần mềm CRM ở Việt Nam gặp phải khó khăn gì?
Dịch vụ tư vấn CRM cho doanh nghiệp
Chi phí cho 1 phần mềm CRM là bao nhiêu?
06 bước giúp doanh nghiệp lựa chọn phần mềm CRM phù hợp
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai