Marketing - Bán hàngFomo marketing: 15 bí kíp ứng dụng tâm lý sợ bỏ lỡ, thôi thúc khách mua hàng
Fomo marketing: 15 bí kíp ứng dụng thôi thúc khách mua hàng
Cập nhật lần cuối: 20/08/2024 222 lượt xem

Fomo marketing: 15 bí kíp ứng dụng tâm lý sợ bỏ lỡ, thôi thúc khách mua hàng

Quá trình bán và kinh doanh sản phẩm/dịch vụ ngày càng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các hình thức mới lạ, nổi lên trong thời đại 4.0. Nhằm mục đích nâng cao doanh thu và lợi nhuận, chớp lấy cơ hội kinh doanh và thúc đẩy người tiêu dùng ra quyết định mua sắm nhanh hơn thì chiến dịch Fomo Marketing là điều kiện tiên quyết.

Vậy Fomo Marketing là gì? Cách thức triển khai và những lưu ý để thực hiện chiến dịch Fomo Marketing hiệu quả ra sao? Khám phá bài viết dưới đây của CloudGO nhé!

>>> Xem thêm: 10 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay cho Sales

Fomo Marketing là gì?

Fomo Marketing (Fear of Missing Out Marketing) là một hình thức tiếp thị sử dụng tâm lý sợ bỏ lỡ của khách hàng để thúc đẩy họ đưa ra quyết định nhanh hơn.

Hiệu ứng Fomo được tạo ra bằng cách tạo ra sự khan hiếm về sản phẩm hoặc dịch vụ, giới hạn thời gian hoặc tạo ra các ưu đãi độc quyền. Mục tiêu là kích thích khách hàng mua sắm ngay lập tức để không bỏ lỡ cơ hội sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO) lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Dan Herman vào năm 1996. Ông cho rằng tâm lý này trở nên phổ biến hơn khi Internet và điện thoại di động phát triển. Đến năm 2004, thuật ngữ FOMO được nhà đầu tư Patrick J. McGinnis đặt ra trong một bài viết ông viết khi đang học tại trường Harvard. Kể từ đó, FOMO đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và vẫn tồn tại đến ngày nay

fomo marketing là gì

Fomo marketing là gì?

15 bí kíp sử dụng Fomo Marketing nâng cao hiệu quả bán hàng

Tâm lý FOMO Marketing dựa trên nỗi sợ hãi của con người về việc gặp rủi ro. Nhiều người ngần ngại mua hàng vì lo sợ rằng sản phẩm không xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. Tuy nhiên, khi cố gắng tránh rủi ro, họ cũng có thể bỏ lỡ cơ hội để trải nghiệm điều gì đó mới mẻ. Đó chính là điểm mấu chốt để doanh nghiệp “bám” vào và thu hút khách hàng với các bí kíp sau:

Giới hạn số lượng được mua

Việc giới hạn số lượng mua và thời gian diễn ra chương trình là điều kiện tiên quyết tạo nên thành công của chiến dịch. Trước khi đưa ra quyết định về số lượng ưu đãi và thời gian diễn ra chương trình, các doanh nghiệp cần thiết lập đánh giá, báo cáo cũng như chạy khảo sát về tệp khách hàng mục tiêu và tiềm năng của công ty để đưa ra phương án phù hợp và hiệu quả nhất.

Số lượng được đưa ra không nên quá nhiều cũng không nên quá ít, nó phải ở một lượng vừa đủ có thể kích thích nhu cầu và đánh vào sự ham muốn cũng như tâm lý không muốn bỏ lỡ của người tiêu dùng.

giới hạn số lượng được muaGiới hạn số lượng mua

Giao diện, thiết kế bắt mắt

Một trong những yếu tố thu hút người tiêu dùng là giao diện và thiết kế bắt mắt của các sản phẩm truyền thông hay trang web bán hàng. Sự kết hợp của đa giác quan sẽ tăng tỉ lệ thành công trong việc thu hút khách hàng.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và internet, các công ty có thể lựa chọn việc thuê các bên trung gian thứ 3 để cung cấp phần mềm và hỗ trợ thiết kế, vận hành trang web cho mình, việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Tiêu biểu có thể kể đến giải pháp CloudWEB do công ty CloudGO cung cấp.

CloudWEB là giải pháp được thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp có được website bán hàng, website giới thiệu công ty trong 1 thời gian nhanh nhất có thể. Do đó nếu khách hàng đang cần gấp 1 website với đầy đủ các tiêu chuẩn website chuyên nghiệp thì đây có thể là 1 lý do chọn CloudWEB. Các gói giải pháp của CloudWEB được thiết kế với 1 chi phí rất tối ưu, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và đăng ký sử dụng mà không cần phải lo lắng về vấn đề ngân sách đầu tư.

giải pháp CloudWEBGiải pháp thiết kế website bán hàng CloudWEB

CloudWEB đặc biệt phù hợp với:

  • Doanh nghiệp cần mở rộng kênh bán hàng online: Các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển thêm 1 kênh bán hàng online bằng việc thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp sẽ là đối tượng phù hợp của CloudWEB.

  • Doanh nghiệp cần 1 website giới thiệu công ty chuyên nghiệp: Doanh nghiệp mới startup, cần 1 website giới thiệu sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp với thời gian và chi phí triển khai tối ưu thì có thể tìm hiểu và ứng dụng CloudWEB.

  • Doanh nghiệp cần tối ưu website hơn: Doanh nghiệp đã và đang có website, tuy nhiên giao diện website hiện tại chưa đẹp, website chưa tương thích trên các thiết bị di động, website chưa được tối ưu với công cụ khảo sát tìm kiếm (SEO),dữ liệu website chưa đồng yêu cầu bộ với công cụ quản lý đơn hàng,... thì CloudWEB là một lựa chọn tối ưu.

Một số tính năng nổi bật của CloudWEB như:

  • Kho giao diện phong phú theo ngành: CloudWEB cung cấp cho khách hàng kho giao diện mẫu với hơn 300+ giao diện có tính thẩm mỹ cao, mẫu mã phong phú theo nhiều lĩnh vực ngành nghề, giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một mẫu giao diện phù hợp nhất.

  • Đầy đủ chức năng của 1 website chuyên nghiệp: Website có đầy đủ chức năng đáp ứng nhu cầu về một website bán hàng hay giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ một cách chuyên nghiệp như: Quản lý tin tức, sự kiện, quản lý sản phẩm, quản lý giỏ hàng, tích hợp đơn vị vận chuyển, tích hợp cổng thanh toán,...

  • Dễ dàng quản trị, nhập liệu bài viết, sản phẩm: Công cụ quản trị nội dung bài viết, sản phẩm đầy đủ, đơn giản giúp cho quản trị viên có thể dễ dàng thao tác, chỉnh sửa thông tin khi cần.

  • Hiển thị tương thích trên nhiều thiết bị

Hệ thống CloudWEB với nhiều tính năng nổi bật và hữu ích sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng website chuyên nghiệp, tiếp thị đa kênh và tư vấn chăm sóc khách hàng toàn diện. Truy cập ngay website của CloudGO để được tư vấn hoặc trải nghiệm dùng thử miễn phí trong vòng 14 ngày tại đây

Tận dụng hiệu ứng khan hiếm bằng số lượng có hạn

Khi bạn nhấn mạnh rằng một sản phẩm chỉ có số lượng giới hạn hoặc một ưu đãi sẽ sớm kết thúc, bạn không chỉ khơi dậy cảm giác cần hành động ngay lập tức từ khách hàng mà còn nâng cao giá trị cảm nhận của sản phẩm. Hiệu ứng khan hiếm thường tạo ra ấn tượng rằng sản phẩm được ưa chuộng, làm tăng mong muốn sở hữu của người mua.

Ví dụ, Booking.com, một trang web du lịch nổi tiếng, áp dụng chiến lược này bằng cách hiển thị thông báo về số lượng phòng còn lại hay số lượng người đang xem cùng lúc. Những thông báo này khéo léo tạo nên áp lực mua hàng, khiến khách hàng có cảm giác cần phải đặt chỗ ngay để tránh việc mất cơ hội. Đây là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của FOMO trong ngành du lịch trực tuyến, nơi việc đặt chỗ sớm đóng vai trò quyết định.

Tận dụng sức mạnh của KOL và KOC trong chiến lược FOMO Marketing

Việc hợp tác với KOL (Key Opinion Leaders),KOC (Key Opinion Consumers) hay những Influencer nổi tiếng có thể tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ cho chiến dịch FOMO Marketing của bạn. Khi những người này chia sẻ đánh giá tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ trên các nền tảng của họ, họ không chỉ nâng cao uy tín của thương hiệu mà còn kích thích sự tò mò và mong muốn sở hữu từ người tiêu dùng. Ví dụ, hiện nay trên tiktok, sản phẩm làm trắng răng Unismile đang làm mưa làm gió trên tiktok vì được nhiều KOL, KOC review là “trắng chỉ sau 2 lần sử dụng”, “răng từ tone 12 lên tone 5”, … giá lại rẻ bất ngờ cho một sản phẩm chăm sóc răng miệng nhưng giá lại dưới 100k… khiến cho lượt mua sản phẩm, lượt review sản phẩm này tăng đột biến.

Để tối đa hóa hiệu quả, doanh nghiệp nên đặt các trích dẫn từ KOL, KOC ở những vị trí nổi bật trên trang sản phẩm hoặc trang đích, giúp khách hàng dễ dàng nhìn thấy và bị thuyết phục bởi uy tín của những người này.

sản phẩm làm trắng răng

Sản phẩm làm trắng răng đang nổi trên Tiktok

Kích hoạt cảm giác khẩn cấp với cửa sổ pop-up ưu đãi

Một trong những khó khăn lớn nhất mà các trang web thương mại điện tử đối diện là sự do dự của khách hàng trong quá trình hoàn tất mua hàng. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng cửa sổ pop-up trên trang thanh toán, giới thiệu một ưu đãi đặc biệt chỉ có trong thời gian ngắn. Khi kết hợp với đồng hồ đếm ngược, cửa sổ này sẽ tạo ra cảm giác khẩn cấp, thúc đẩy khách hàng nhanh chóng ra quyết định.

Chiến lược này đặc biệt hiệu quả đối với các sản phẩm mua sắm theo cảm hứng, nơi khách hàng thường hành động dựa trên cảm xúc nhất thời. Ví dụ, một cửa sổ pop-up hiển thị ưu đãi "Mua ngay trong vòng 10 phút để được giảm 20%" sẽ khiến khách hàng cảm thấy áp lực phải nhanh chóng hoàn tất giao dịch, từ đó giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng.

Kích hoạt cảm giác khẩn cấp với cửa sổ pop-up ưu đãi

Kích hoạt cảm giác khẩn cấp với cửa sổ pop-up ưu đãi

Tạo cảm giác độc quyền với các sự kiện trực tiếp tại cửa hàng

Sự kiện trực tiếp tại cửa hàng là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ, bởi nó mang lại trải nghiệm chỉ có thể tham gia tại thời điểm và địa điểm cụ thể. Mặc dù số lượng người tham gia có thể bị giới hạn, nhưng chính sự giới hạn này lại tạo nên sức hút lớn, khiến khách hàng cảm thấy cần phải tham gia để không bỏ lỡ những thông tin hoặc cơ hội đặc biệt.

Những sự kiện này không chỉ khuyến khích khách hàng hành động mà còn là cơ hội để bạn thu thập thông tin liên lạc của họ, giúp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng cho các chiến dịch sau này. Ví dụ, một buổi ra mắt sản phẩm mới với sự tham gia của một chuyên gia nổi tiếng trong ngành sẽ khiến khách hàng cảm thấy hào hứng và muốn tham gia để không bỏ lỡ thông tin quý báu.

Tạo cảm giác độc quyền với các sự kiện trực tiếp tại cửa hàng

Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của M.O.I có sự xuất hiện của ca sĩ Hồ Ngọc Hà

Thúc đẩy quyết định mua hàng bằng ưu đãi cho khách hàng mới

Việc cung cấp ưu đãi giới hạn cho những khách hàng mới sử dụng dịch vụ là một chiến thuật hiệu quả để khuyến khích họ nhanh chóng ra quyết định. Chẳng hạn, bạn có thể tặng quà miễn phí cho 100 khách hàng đầu tiên đăng ký, hoặc cung cấp mã giảm giá đặc biệt cho một số lượng người dùng mới nhất định. Những ưu đãi này không chỉ tạo ra động lực mạnh mẽ để khách hàng hành động nhanh hơn mà còn làm tăng sự hấp dẫn của sản phẩm hoặc dịch vụ trong mắt người tiêu dùng

Ví dụ, khi một cửa hàng trực tuyến đưa ra ưu đãi giảm giá 20% cho 50 khách hàng đầu tiên đăng ký mua hàng, sẽ tạo ra cảm giác cấp bách, thúc đẩy người tiêu dùng quyết định sớm để không bỏ lỡ cơ hội.

Thúc đẩy quyết định mua hàng bằng ưu đãi cho khách hàng mớiThúc đẩy quyết định mua hàng bằng ưu đãi cho khách hàng mới

Ưu đãi độc quyền cho khách hàng VIP và thành viên trung thành

Việc cung cấp quyền truy cập độc quyền vào các sự kiện, sản phẩm, hoặc nội dung đặc biệt dành riêng cho khách hàng VIP và thành viên trung thành giúp tạo nên một cảm giác đặc quyền, từ đó củng cố lòng trung thành của khách hàng. Chiến lược này không chỉ khuyến khích sự gắn bó của khách hàng mà còn khiến họ cảm thấy mình được đối xử đặc biệt.

Ví dụ, một chương trình mua sắm sớm dành riêng cho thành viên VIP của một thương hiệu thời trang có thể tạo ra sự háo hức và thúc đẩy doanh số bán hàng trước khi sản phẩm được mở bán rộng rãi. Bằng cách làm điều này, doanh nghiệp không chỉ gia tăng giá trị cho khách hàng hiện tại mà còn xây dựng mối quan hệ bền chặt và lâu dài.

Ưu đãi độc quyền cho khách hàng VIP và thành viên trung thành

Ưu đãi độc quyền cho khách hàng VIP và thành viên trung thành

Xây dựng các chương trình ưu đãi giới hạn thời gian

Để thúc đẩy khách hàng mua sắm nhanh chóng, các marketer nên thiết lập một khung thời gian cố định cho các chương trình khuyến mãi hoặc sản phẩm. Khi giới hạn thời gian rõ ràng, khách hàng sẽ có xu hướng hành động ngay lập tức để không bỏ lỡ cơ hội.

Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian đã đặt ra; nếu không, điều này có thể làm giảm uy tín của chương trình và khiến khách hàng trở nên ít khẩn trương hơn trong các lần mua sắm sau. Một ví dụ điển hình là các chương trình flash sale trên Shopee, nơi mà khuyến mãi chỉ kéo dài trong vài giờ. Khách hàng phải nhanh chóng quyết định mua hàng trước khi thời gian ưu đãi kết thúc và giá trở lại mức ban đầu.

Xây dựng các chương trình ưu đãi giới hạn thời gianXây dựng các chương trình ưu đãi giới hạn thời gian

Ra mắt các sản phẩm phiên bản giới hạn theo mùa và dịp lễ

Việc ra mắt các sản phẩm phiên bản giới hạn theo mùa hoặc dịp lễ là một cách hiệu quả để giảm thiểu hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí lưu trữ và thúc đẩy doanh thu. Người tiêu dùng thường bị thu hút bởi sự độc đáo và tính thời điểm của những sản phẩm này, cảm giác rằng nếu không mua ngay, họ sẽ bỏ lỡ một cơ hội đặc biệt.

Ví dụ, Starbucks thường tung ra các loại đồ uống giới hạn theo mùa, như Pumpkin Spice Latte vào mùa thu. Sự ra mắt này không chỉ tạo ra cơn sốt mua sắm mà còn giúp thương hiệu giữ vững vị trí của mình trong lòng khách hàng, biến mỗi mùa trở thành một sự kiện được mong chờ.

Ra mắt các sản phẩm phiên bản giới hạn theo mùa và dịp lễ

Starbucks ra mắt sản phẩm phiên bản giới hạn dịp giáng sinh

Tạo cảm giác khan hiếm với thông báo về số lượng người xem

Hiển thị số lượng người đang xem hoặc đã xem một sản phẩm trên trang web là một cách tuyệt vời để tạo cảm giác cạnh tranh và khan hiếm. Khi khách hàng thấy rằng có nhiều người khác cũng đang quan tâm đến cùng một sản phẩm, họ sẽ cảm thấy áp lực và có xu hướng hành động nhanh chóng để tránh việc bỏ lỡ cơ hội. Kết hợp điều này với thông tin về việc sản phẩm sắp hết hàng sẽ càng tăng thêm sự cấp bách.

Ví dụ, trên trang web của các hãng bán lẻ trực tuyến như Amazon, việc hiển thị thông báo "Chỉ còn 3 sản phẩm trong kho" kèm theo số lượng người đang xem sản phẩm đó giúp thúc đẩy khách hàng nhanh chóng ra quyết định mua hàng.

Tạo tác động mạnh với việc hiển thị các sản phẩm đã bán hết

Việc hiển thị các sản phẩm đã bán hết có thể tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ về sự khan hiếm và tính cạnh tranh. Mặc dù có vẻ như việc trưng bày sản phẩm hết hàng có thể lãng phí không gian trang web, nhưng nó thực sự có thể khuyến khích khách hàng nhanh chóng mua các sản phẩm còn lại trước khi chúng cũng hết hàng.

Ví dụ, Booking.com thường hiển thị các phòng khách sạn đã được đặt hết cùng với số lượng người đang xem để tạo cảm giác khẩn cấp cho những người còn đang phân vân. Chiến thuật này, khi được thực hiện đúng cách, có thể biến sự khan hiếm thành một công cụ bán hàng mạnh mẽ, thúc đẩy hành vi mua hàng ngay lập tức.

Tạo tác động mạnh với việc hiển thị các sản phẩm đã bán hếtTạo tác động mạnh với việc hiển thị các sản phẩm đã bán hết

Hiển thị đánh giá từ khách hàng trước đó

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trước hai nhà hàng, một nhà hàng có bãi đậu xe chật kín và nhà hàng còn lại thì thưa thớt khách. Rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy nhà hàng đông đúc hơn là một lựa chọn an toàn vì đông khách thường đi kèm với chất lượng tốt.

Tương tự, việc hiển thị các phản hồi tích cực từ khách hàng trước đó trên trang web hoặc trang sản phẩm của bạn có thể tạo ra một cảm giác tin cậy và sự an tâm cho người mua tiềm năng. Đây là một hình thức "bằng chứng xã hội" (social proof),một yếu tố mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quyết định mua sắm, đặc biệt là khi khách hàng cảm thấy rằng nhiều người khác đã có những trải nghiệm tốt với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Hiển thị đánh giá từ khách hàng trước đóHiển thị đánh giá từ khách hàng trước đó

Tạo nhu cầu bằng cách nhấn mạnh sự quan tâm của khách hàng khác

Để khơi gợi mong muốn mua sắm, hãy cho khách hàng thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang được nhiều người săn đón. Một mẹo hiệu quả là cung cấp số liệu thực tế, chẳng hạn như số lượng sản phẩm đã bán ra hoặc số lượng người đang quan tâm đến sản phẩm.

Điều này sẽ làm khách hàng cảm thấy rằng họ cần phải hành động nhanh chóng để không bỏ lỡ cơ hội. Tuy nhiên, với sự thông minh ngày càng tăng của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải khéo léo hơn trong việc áp dụng chiến thuật FOMO này. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng về hành vi và xu hướng của khách hàng là cần thiết để đảm bảo rằng thông điệp FOMO của bạn thực sự có sức thuyết phục và mang lại hiệu quả.

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng, bán hàng đa kênh

Với lượng lớn khách hàng sẽ truy cập và quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ sau khi chạy chiến dịch Fomo Marketing, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng luôn có đội ngũ tư vấn và chăm sóc khách hàng để giải đáp những thắc mắc của khách hàng nhanh nhất có thể, tạo được trải nghiệm mua sắm liền mạch.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp, các giải pháp CRM chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng bởi các phần mềm AI, tiêu biểu như:

CloudSALES - Giải pháp CRM bán hàng đa kênh

CloudSALES - Giải pháp CRM quản lý bán hàng đa kênh toàn diện cho doanh nghiệp. CloudSALES được thiết kế để hướng tới mô hình bán hàng B2B, B2C, B2B2C,… đáp ứng cho đa dạng quy mô công ty từ nhỏ, vừa, lớn cho tới rất lớn. Khi công ty phát triển quy mô, mô hình tổ chức, tần suất sử dụng hay dung lượng data lưu trữ,… thì không phải thay đổi hệ thống.

Giải pháp CloudSALES đặc biệt phù hợp với:

  • Doanh nghiệp cần công cụ hỗ trợ bán hàng B2B, B2C chuyên nghiệp: Các doanh nghiệp cần có 1 công cụ hỗ trợ hoạt động bán hàng chuyên nghiệp (phục vụ cả B2B & B2C; cả 3 giai đoạn trước bán trong bán và sau bán) thì CloudSALES sẽ là một lựa chọn tối ưu.

  • Doanh nghiệp cần xây dựng kho dữ liệu bán hàng tập trung: Các doanh nghiệp khi mở rộng kênh bán hàng hay gặp vấn đề bảo mật dữ liệu, phân quyền chia sẻ dữ liệu, ghi nhận lịch sử giao dịch, đơn hàng khách hàng tập trung hay 360 độ về khách hàng thì CloudSALES là một giải pháp phù hợp.

giải pháp bán hàng đa kênh CloudSALESGiải pháp bán hàng đa kênh CloudSALES

Một số tính năng nổi bật của CloudSALES như:

  • Công cụ bán hàng B2B, B2C chuyên nghiệp: Với các tính năng như quản lý sản phẩm/ dịch vụ, quản lý cơ hội, quản lý bảng giá, quản lý báo giá, quản lý đơn hàng… phần mềm giúp doanh nghiệp bán hàng 1 cách chuyên nghiệp, gia tăng hiệu quả, hiệu suất của đội ngũ kinh doanh.

  • Khả năng phân quyền - bảo mật chặt chẽ: Với các công cụ bao gồm phân quyền truy cập, phân quyền thao tác và phân quyền chia sẻ, các thao tác nghiệp vụ và dữ liệu trên hệ thống sẽ được phân quyền một cách linh hoạt và chặt chẽ, đáp ứng đa dạng các mô hình công ty bao gồm cả công ty có nhiều chi nhánh hay tổng công ty.

  • Khả năng tùy chỉnh linh hoạt: Với các bộ công cụ hỗ trợ tùy chỉnh như Layout Editor, Field Editor, Dropdown Editor, Dashboard Editor, Dynamic Report… phần mềm sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng “tự điều chỉnh phần mềm” theo nhu cầu mà không cần phải lập trình.

  • Tự động hóa quy trình bán hàng

  • Báo cáo, thống kê phong phú, đa dạng

Hệ thống CloudSALES với nhiều tính năng nổi bật và hữu ích sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp thị đa kênh và tư vấn chăm sóc khách hàng toàn diện. Truy cập ngay website của CloudGO để được tư vấn hoặc trải nghiệm dùng thử miễn phí trong vòng 14 ngày tại đây

Để chiến lược FOMO thực sự hiệu quả, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ xu hướng và mối quan tâm hiện tại của khách hàng. Bằng cách khai thác đúng thời điểm và nhu cầu, bạn có thể tạo ra những chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ, khiến khách hàng nhận ra rằng việc trì hoãn có thể dẫn đến việc họ bỏ lỡ cơ hội sở hữu sản phẩm mà họ đang quan tâm. Tuy nhiên, vì khách hàng ngày càng trở nên thông minh và ít dễ dàng bị cuốn hút bởi các chiêu trò tiếp thị, việc nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc về khách hàng là chìa khóa để áp dụng FOMO một cách hiệu quả và có đạo đức.

>> Xem thêm: 05 cách khai thác data khách hàng hiệu quả, các chuyên gia không muốn bạn biết

Một số lưu ý quan trọng khi áp dụng Fomo Marketing

Bất kỳ một chiến lược nào khi áp dụng vào quá trình tiếp thị, doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc và lưu ý vì có thể sẽ gặp những rủi ro không đáng có. Đặc biệt là áp dụng chiến lược Fomo Marketing:

Lựa chọn thời điểm phù hợp cho việc chạy chiến dịch

Nên áp dụng chiến lược Fomo Marketing vào các thời điểm người tiêu dùng có nhu cầu và có sức mua lớn, điển hình như: đầu mỗi tháng, ngày lương về, cuối năm, các dịp lễ tết,... Mặc dù khi áp dụng chiến lược Fomo Marketing sẽ có nhiều yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng quyết định mua sắm nhưng nó có phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tài chính và cân đối chi tiêu của họ. Vì thế để đảm bảo chiến dịch Fomo Marketing được áp dụng thành công triệt để hãy chạy chiến dịch vào những ngày người tiêu dùng có xu hướng và khả năng chi lượng lớn ngân sách của bản thân cho việc mua sắm hay trải nghiệm dịch vụ.

Và để chiến dịch Fomo Marketing được diễn ra đúng thời điểm lựa chọn thì việc lên kế hoạch cho chiến dịch cần được chuẩn bị trước đó, cần đảm bảo rằng đội ngũ marketing có đủ thời gian để lên kế hoạch cũng như các chính sách ứng phó linh hoạt với sức mua và nhu cầu tiêu thụ lớn sau khi chạy chiến dịch Fomo Marketing.

Từ ngữ sử dụng hợp lý

Đúng như tên gọi, chiến dịch Fomo Marketing đánh vào tâm lý không muốn bỏ lỡ của khách hàng, vì thế chúng ta cần phát huy điểm mạnh này của Fomo Marketing thông qua những từ ngữ được sử dụng xuyên suốt các sản phẩm truyền thông.

Những từ ngữ được sử dụng nên nhấn mạnh sự khan hiếm, sự giới hạn về thời gian hoặc những cụm từ kêu gọi hành động hấp dẫn, cụ thể: “số lượng có hạn”, “ưu đãi độc quyền”, “chỉ trong hôm nay”, “chỉ còn 24 giờ”, “mua ngay”,...

từ ngữ quảng cáo sử dụng hợp lýTừ ngữ quảng cáo sử dụng hợp lý

Nền tảng chạy chiến lược Fomo Marketing

Nền tảng đề xuất nên chạy chiến lược Fomo marketing là những sàn thương mại điện tử hay những mạng xã hội đang hút người dùng nhất trên thị trường và có đầy đủ những công cụ phục vụ cho việc chỉnh sửa, đăng tải hay chạy chiến dịch,...

Điển hình như TikTok, với thiết lập ưu tiên các nội dung dạng video ngắn sẽ giúp phân phối video quảng bá của bạn đến nhiều người hơn. Hơn hết, với tác dụng của hiệu ứng hình ảnh, âm thanh sống động sẽ tác động mạnh đến cảm xúc của người tiêu dùng thúc đẩy cảm giác Fomo của họ cao hơn và ra quyết định mua sắm nhanh hơn.

Xác định đúng đối tượng khách hàng

FOMO Marketing đặc biệt hiệu quả đối với những đối tượng khách hàng có xu hướng phản ứng nhanh và dễ bị tác động bởi yếu tố tâm lý. Nhóm này thường bao gồm các khách hàng trẻ, am hiểu công nghệ, hoặc những người có thói quen mua sắm trực tuyến thường xuyên. Những đối tượng này có xu hướng sợ bỏ lỡ cơ hội hoặc thông tin mới, do đó họ sẽ dễ bị thu hút bởi các chiến dịch FOMO. Tuy nhiên, với những nhóm khách hàng trưởng thành hơn hoặc ít bị tác động bởi xu hướng, FOMO có thể không phát huy hiệu quả hoặc thậm chí gây phản cảm. Việc phân tích đúng đối tượng khách hàng giúp doanh nghiệp tránh lãng phí tài nguyên vào các chiến dịch không phù hợp.

Xác định đúng đối tượng khách hàngXác định đúng đối tượng khách hàng

Tạo cảm giác khan hiếm một cách hợp lý

Cảm giác khan hiếm là một trong những yếu tố cốt lõi của FOMO Marketing, nhưng việc sử dụng nó cần phải có sự cẩn trọng. Sự khan hiếm cần phải có cơ sở thực tế, chẳng hạn như giới hạn số lượng sản phẩm hoặc thời gian khuyến mãi thực sự có giới hạn. Nếu khách hàng nhận ra rằng cảm giác khan hiếm chỉ là chiêu trò, họ có thể mất niềm tin vào thương hiệu. Ngoài ra, việc lạm dụng chiến lược này có thể gây ra sự mệt mỏi và phản tác dụng, làm giảm giá trị cảm xúc mà chiến dịch FOMO mang lại.

Sử dụng bằng chứng xã hội

Bằng chứng xã hội là một yếu tố mạnh mẽ giúp củng cố cảm giác FOMO. Khi khách hàng tiềm năng thấy rằng người khác đã và đang mua sản phẩm, họ có xu hướng tin tưởng hơn và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng. Các hình thức bằng chứng xã hội phổ biến bao gồm đánh giá của khách hàng, số lượng sản phẩm đã bán, hoặc hình ảnh/video của những người đã sử dụng sản phẩm. Đặc biệt, những lời khen ngợi từ người có ảnh hưởng hoặc các khách hàng có uy tín càng làm tăng giá trị của bằng chứng xã hội.

Thúc đẩy hành động nhanh chóng

FOMO Marketing thường đi kèm với các yếu tố thúc đẩy hành động ngay lập tức, như đồng hồ đếm ngược, giảm giá trong thời gian ngắn, hoặc thông báo về số lượng sản phẩm còn lại rất ít. Những yếu tố này tạo ra một cảm giác khẩn cấp, thúc đẩy khách hàng phải hành động nhanh chóng để không bỏ lỡ cơ hội. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng các yếu tố này không tạo cảm giác quá áp lực hoặc ép buộc khách hàng, mà nên được trình bày một cách hợp lý và tự nhiên.

Chân thực và minh bạch

Một trong những rủi ro lớn nhất khi áp dụng FOMO Marketing là nguy cơ làm mất lòng tin của khách hàng nếu thông tin đưa ra không chân thực hoặc minh bạch. Nếu khách hàng phát hiện rằng chiến dịch FOMO dựa trên thông tin sai lệch hoặc phóng đại, họ có thể quay lưng với thương hiệu và thậm chí lan truyền những phản hồi tiêu cực. Do đó, điều quan trọng là luôn đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong mọi thông điệp liên quan đến FOMO, từ số lượng sản phẩm còn lại đến thời gian kết thúc khuyến mãi.

Cá nhân hóa trải nghiệm

FOMO Marketing sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của từng nhóm khách hàng cụ thể. Ví dụ, bạn có thể gửi thông báo về sản phẩm sắp hết hàng cho những khách hàng đã từng quan tâm hoặc thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa hoàn tất mua sắm. Cá nhân hóa giúp tăng cường tính liên quan và khiến khách hàng cảm thấy rằng thông điệp là dành riêng cho họ, từ đó thúc đẩy họ hành động nhanh hơn.

cá nhân hóa trải nghiệmCá nhân hóa trải nghiệm

Đo lường và tối ưu hóa

Để chiến dịch FOMO Marketing đạt hiệu quả tối ưu, việc đo lường và phân tích các chỉ số quan trọng là không thể thiếu. Các chỉ số cần theo dõi bao gồm tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate),tỷ lệ click-through (CTR),số lượng đơn hàng, và phản hồi từ khách hàng. Dựa vào các số liệu này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược FOMO để tối ưu hóa hiệu quả, như thay đổi cách trình bày thông điệp, điều chỉnh thời gian khuyến mãi, hoặc tối ưu hóa các yếu tố thúc đẩy hành động nhanh.

FOMO Marketing là một công cụ mạnh mẽ, nhưng đòi hỏi sự tinh tế và cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình áp dụng. Điều quan trọng là phải hiểu rõ đối tượng khách hàng, sử dụng chiến lược khan hiếm và bằng chứng xã hội một cách hợp lý, đồng thời duy trì tính chân thực và minh bạch trong mọi thông điệp. Khi được triển khai đúng cách, FOMO không chỉ kích thích nhu cầu mua sắm mà còn có thể tăng cường sự gắn kết và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

>> Tìm hiểu thêm: Biến mỗi tương tác thành cơ hội: Ghi dấu ấn với chiến lược điểm chạm thương hiệu trong thời đại số

Xu hướng và tương lai của Fomo Marketing

Số liệu thống kê cho thấy Fomo Marketing phổ biến nhất ở thế hệ Millennials (Gen Y) với khoảng 69% số người đã trải qua hiện tượng. Hay theo Strategy Online, 60% thế hệ Millennials quyết định mua hàng một cách bốc đồng vì cảm giác Fomo Marketing và sợ có thể bỏ lỡ một điều gì đó. Tuy nhiên, không chỉ thế hệ Millennials, một vài số liệu cũng cho thấy hơn một nửa số người sử dụng mạng xã hội mắc chứng này. Và với hơn 3 tỷ người dùng mạng xã hội hiện nay trên toàn thế giới thì đây chính là một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn để chứng minh hiệu quả hoạt động của Fomo Marketing trong tương lai gần.

xu hướng và tương lai của fomo marketingXu hướng và tương lai của fomo marketing

Tuy nhiên, để đánh giá xu hướng Fomo Marketing trong tương lai xa hơn thì Fomo Marketing sẽ chỉ còn ở mức độ hiệu quả ổn định, không thể gây cơn sốt hay bùng nổ doanh thu như hiện nay, vì hầu hết người tiêu dùng sẽ dần nhận thức được và thoát khỏi xu hướng này, người tiêu dùng thời đại 4.0 sẽ có xu hướng tiêu dùng thông minh hơn và xem xét kỹ sản phẩm hơn trước khi đi đến các quyết định mua sắm. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy xu hướng Fomo Marketing đang bị lạm dụng quá nhiều trong các phiên livestream của các KOLs/KOCs, từ đó gây nhàm chán và không thể kích thích ham muốn mua sắm của người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể nhận ra chiêu trò marketing và có xu hướng thoát khỏi nó.

Trong tương lai, người tiêu dùng 4.0 sẽ có sở thích chủ động trong mua sắm hơn là việc bị dẫn dắt, xu hướng marketing tập trung vào cá nhân hóa hoặc các sản phẩm truyền thông tạo ra từ AI sẽ được quan tâm và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Fomo marketing khác gì so với Jomo marketing?

Tâm lý của người tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định thành công của một chiến dịch marketing. FOMO và JOMO là hai tâm lý đối lập nhau, nhưng đều có thể được khai thác để thúc đẩy hành vi mua sắm. Dưới đây là bảng so sánh FOMO và JOMO trong marketing nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn trong việc ứng dụng vào chạy các chiến dịch marketing:

Tiêu chí Fomo marketing Jomo marketing
Khái niệm - Chiến lược marketing dựa trên sự sợ hãi của khách hàng khi bỏ lỡ cơ hội hoặc sự kiện nào đó - Chiến lược marketing dựa trên niềm vui và sự an tâm khi khách hàng chọn không tham gia hoặc không mua sắm
Tâm lý khách hàng- Sợ hãi, lo lắng vì có thể bỏ lỡ cơ hội, sản phẩm, hoặc trải nghiệm đặc biệt- Thoải mái, an tâm khi chọn bỏ qua các cơ hội hoặc sản phẩm không cần thiết
Mục tiêu- Tạo ra cảm giác khẩn cấp để thúc đẩy hành động nhanh chóng, như mua sắm hoặc tham gia sự kiện- Khuyến khích khách hàng cảm thấy hài lòng với quyết định không tham gia hoặc không mua sắm
Phương pháp áp dụng- Sử dụng khan hiếm sản phẩm, thời gian khuyến mãi giới hạn, và bằng chứng xã hội để kích thích hành động- Nhấn mạnh vào giá trị của sự đơn giản, sự bình yên và chất lượng cuộc sống khi khách hàng không mua sắm
Thông điệp truyền tải- “Không mua ngay bây giờ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội đặc biệt!”- “Hãy tận hưởng cuộc sống mà không bị chi phối bởi việc mua sắm không cần thiết.”
Loại sản phẩm/dịch vụ phù hợp- Sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị ngắn hạn, sự kiện đặc biệt, hoặc những cơ hội có tính khan hiếm- Sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến lối sống, sự bền vững, hoặc chất lượng cuộc sống
Ưu điểm- Thúc đẩy doanh số bán hàng nhanh chóng.
- Tạo ra sự phấn khích, tăng tính tương tác của khách hàng
- Xây dựng lòng trung thành, sự tin tưởng lâu dài.
- Phù hợp với xu hướng sống chậm, sống xanh
Nhược điểm- Dễ gây ra cảm giác áp lực, tiêu cực nếu lạm dụng.
- Khách hàng có thể cảm thấy bị ép buộc
- Khó tạo ra cảm giác khẩn cấp, có thể giảm doanh số ngắn hạn.
- Ít phù hợp với sản phẩm cần đẩy mạnh
Ví dụ thực tế- Flash sale trong một thời gian giới hạn, thông báo về số lượng sản phẩm còn lại rất ít- Chiến dịch quảng cáo của các thương hiệu như IKEA, promoting a simple, sustainable lifestyle
Xu hướng phát triển- Phổ biến trong môi trường cạnh tranh cao, cần thúc đẩy doanh số nhanh- Đang tăng trưởng trong bối cảnh người tiêu dùng ưu tiên chất lượng cuộc sống và sự bền vững

Trong thực tế, nhiều thương hiệu kết hợp cả FOMO và JOMO để tạo ra chiến lược marketing hiệu quả. Ví dụ, một thương hiệu thời trang có thể tạo ra cảm giác FOMO bằng cách giới hạn số lượng sản phẩm mới, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh sự thoải mái và tự tin khi mặc sản phẩm đó (JOMO). Sự lựa chọn giữa FOMO và JOMO phụ thuộc vào đối tượng khách hàng, sản phẩm và mục tiêu của chiến dịch marketing

>>> Tham khảo thêm về: Top 05 lý do tổng đài Voip giá rẻ là người bạn đồng hành của CSKH

Tạm kết

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về Fomo Marketing. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận và hiệu quả tối ưu hãy áp dụng ngay các phương thức trên để giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện chiến dịch Fomo Marketing thành công.

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu