Bật mí ưu nhược điểm của các sàn thương mại điện tử - Lối tắt gia nhập bán hàng thời 4.0
Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và internet, một kỷ nguyên mới về mua sắm và kinh doanh được thiết lập với tên gọi thời đại 4.0. Việc kinh doanh và bán hàng thời 4.0 đã không còn xa lạ tuy vậy, để thật sự tận dụng được những lợi ích và làm chủ cuộc chơi không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi các chủ cửa hàng và doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị và đổi mới trong cách vận hành.
Vậy bán hàng thời 4.0 có những thuận lợi và thách thức cụ thể nào? Những nhà kinh doanh nên chọn kênh bán hàng online nào để phát triển thương hiệu? Và giải pháp cho việc bán hàng thời 4.0 dễ dàng hơn là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết từng thắc mắc của bạn
>>> Xem thêm: 10 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay cho Sales
Thế nào là bán hàng thời 4.0?
Bán hàng thời 4.0 là hình thức bán hàng bao gồm sự tương tác trực tiếp và trực tuyến giữa chủ doanh nghiệp hoặc chủ cửa hàng với khách hàng. Trong thời đại kỹ thuật số, các chuyên gia kinh doanh phải thay đổi hoàn toàn phương thức tiếp cận khách hàng, phân tích nhu cầu, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Đây là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số hóa, khi chuyển từ “bán hàng thụ động” sang “bán hàng tương tác”. Nó cũng liên quan đến việc sử dụng nhiều kênh như POS, mạng xã hội, website, ứng dụng di động và hợp tác với các sàn thương mại điện tử.
Bán hàng thời 4.0 là gì?
Những ý tưởng kinh doanh bán hàng trong thời đại 4.0 có thể kể đến như:
Kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ số:
Khóa học online: Từ các khóa học kỹ năng mềm, chuyên môn, ngoại ngữ cho đến các khóa học sáng tạo như vẽ, nấu ăn, nhảy.
Ebook, tài liệu kỹ thuật số: Sách điện tử, tài liệu nghiên cứu, bản vẽ kỹ thuật,...
Âm nhạc, video: Bán các sản phẩm âm nhạc, video độc quyền, hoặc cung cấp dịch vụ streaming trả phí.
Ứng dụng, phần mềm: Phát triển và bán các ứng dụng, phần mềm phục vụ nhu cầu cụ thể của người dùng.
Nội dung số: Bán các bài viết, hình ảnh, video độc quyền cho các trang web, blog hoặc doanh nghiệp.
Kinh doanh các sản phẩm vật lý kết hợp công nghệ:
Thực phẩm sạch: Bán rau củ quả, thực phẩm hữu cơ, đồ ăn chế biến sẵn, giao hàng tận nhà.
Thời trang: Bán quần áo, phụ kiện thời trang, kết hợp với công nghệ AR để khách hàng thử đồ trực tuyến.
Mỹ phẩm: Bán mỹ phẩm, chăm sóc da, kết hợp với tư vấn làm đẹp trực tuyến.
Đồ dùng gia đình: Bán đồ dùng gia đình thông minh, tích hợp các tính năng tự động.
Đồ chơi công nghệ: Bán các loại đồ chơi công nghệ, robot, drone,...
Dịch vụ:
Tư vấn online: Tư vấn về tài chính, sức khỏe, tâm lý, giáo dục,...
Dịch vụ thiết kế: Thiết kế đồ họa, web, nội thất,...
Dịch vụ viết lách: Viết bài quảng cáo, bài báo, kịch bản,...
Dịch vụ du lịch: Tổ chức tour du lịch, đặt phòng khách sạn, vé máy bay,...
Dịch vụ sửa chữa: Sửa chữa điện thoại, máy tính, đồ gia dụng,...
Kinh doanh dựa trên nền tảng:
Dropshipping: Bán hàng mà không cần nhập hàng, tận dụng nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác.
Affiliate marketing: Khuyến mãi sản phẩm của người khác và nhận hoa hồng.
Marketplace: Tạo ra một sàn giao dịch trực tuyến để kết nối người mua và người bán.
Các ý tưởng kinh doanh khác:
Kinh doanh dịch vụ thuê: Thuê đồ, thuê phòng, thuê xe,...
Kinh doanh sản phẩm handmade: Bán các sản phẩm thủ công, độc đáo.
Kinh doanh dịch vụ cho thuê không gian làm việc: Cung cấp không gian làm việc chung cho các freelancer, startup.
>> Xem thêm: Nghệ Thuật Bán Hàng: 14 kỹ thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả
Ưu điểm và nhược điểm của một số kênh bán hàng online được ưa chuộng trong thời đại 4.0
Việc lựa chọn kênh bán hàng online phù hợp cũng đem lại nhiều thách thức. Hiện nay, bán hàng có rất nhiều ở các nền tảng khác nhau như: Instagram, Sendo, Tiki, Lazada, Zalo, … Tuy nhiên, bài viết này sẽ giới thiệu về ưu điểm và nhược điểm của một số kênh bán hàng online phổ biến, tập trung nhiều nhà bán hàng nhất cũng như khách hàng đa dạng nhất là Facebook Marketplace, Shopee, TikTok Shop :
Facebook Marketplace
Ưu điểm của Facebook Marketplace là có tệp khách hàng đa dạng, nơi tập trung nhiều tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. So với các nền tảng khác thì phí giao dịch của Facebook Marketplace ở mức thấp chỉ khoảng 5%. Bên cạnh đó, Facebook Marketplace còn có tính năng nổi bật như deal giá với người bán, tuy mua sắm online nhưng giữa người bán và người mua có thể thương lượng giá cả và trao đổi với nhau thông qua tính năng này. Ngoài ra, khi dùng Facebook Marketplace chủ cửa hàng có thể tự do lựa chọn dùng nhà vận chuyển của chính mình hoặc dùng nhà vận chuyển do Facebook Market cung cấp.
Ưu và nhược điểm kênh Facebook Marketplace
Tuy nhiên, Facebook Marketplace vẫn còn nhiều nhược điểm nhất định, điển hình như:
Khi dùng Facebook Marketplace thì hầu như không có sự bảo đảm nào nên khách hàng sẽ dè chừng khi mua sản phẩm đó.
Nhìn tổng thể thông tin mô tả sản phẩm ở các cửa hàng thường không rõ ràng, hình ảnh kém chất lượng, các sản phẩm được đăng hỗn tạp không khác gì một trang mua bán đã bị hack hay chợ đen.
Một bất lợi lớn mà người bán gặp phải khi bán sản phẩm tự động qua thị trường Facebook là nền tảng này không cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng, không giống như những gã khổng lồ thương mại điện tử khác như eBay và Amazon. Nếu xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển, bạn phải tự chăm sóc khách hàng, người bán sẽ gặp những trường hợp như khách hàng ảo hay bị boom hàng
Qua phân tích có thể thấy Facebook Marketplace là sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp tư nhân, buôn bán nhỏ lẻ, không có vốn đầu tư ban đầu. Mọi người đều có thể kinh doanh trên sản phẩm tự làm và tự do trong việc quyết định các bên vận chuyển hợp tác. Tuy nhiên, Facebook Marketplace sẽ không phù hợp cho việc kinh doanh lâu dài và phát triển trong tương lai vì nền tảng này không có chính sách ràng buộc chặt chẽ và phù hợp cho các bên, cũng như không có sự đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin và rủi ro trong giao dịch.
Shopee
Hiện nay, Shopee là một trong những doanh nghiệp chiếm thị phần nhiều nhất so với các doanh nghiệp khác như Lazada, Tiki, Sendo,... trong thị trường mua sắm trực tuyến. Có rất nhiều yếu tố làm nên sự thành công như bây giờ của Shopee, nhưng phải kể đến đó chính là một số ưu điểm trong dịch vụ khách hàng mà Shopee mang lại cho người tiêu dùng.
Kết hợp công nghệ thông tin cải thiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng: Shopee đã tích hợp công nghệ AI và AR trong ngành mỹ phẩm khi kết hợp cùng L’Oréal để ra mắt Shopee Beauty Cam và Effaclar Spotscan. Chỉ cần tải ứng dụng Shopee và tích hợp với camera trước thì đã sử dụng được tính năng này, người dùng có thể thử nghiệm các tông màu son của L’Oréal, đồng thời được tư vấn cách chăm sóc da phù hợp. Từ đó hiểu rõ hơn những về nhu cầu của bản thân và chọn được những sản phẩm họ cần.
Đa kênh liên lạc: Shopee cung cấp nhiều kênh liên lạc khác nhau cho khách hàng để hỗ trợ, bao gồm email, tin nhắn, chat trực tiếp và hotline. Điều này giúp khách hàng có thể lựa chọn phương thức liên lạc phù hợp với nhu cầu của họ. Tất cả các kênh liên lạc của Shopee đều hoạt động 24/7 để hỗ trợ khách hàng và đảm bảo rằng các vấn đề của khách hàng được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Thêm vào đó là Shopee cũng hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng với chính sách vận chuyển cực kì ưu đãi, liên kết với các hãng vận chuyển lớn như Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Viettelpost, J&T Express,..., thời gian giao hàng tương đối nhanh 1 - 4 ngày làm việc cho đơn hàng nội thành. Vì vậy chi phí vận chuyển giảm cũng hỗ trợ khách hàng một phần chi phí, khách hàng sẽ thấy thích thú với điều này. Shopee luôn muốn mang đến cho người dùng sự tiện lợi và sự thoải mái khi sử dụng nên dù là mua sắm trực tuyến ngay tại nhà nhưng người mua có thể theo dõi được tình trạng đơn hàng của mình bất cứ khi nào.
Shopee không chỉ giúp người bán tiếp cận người mua mà còn giúp người mua tiếp cận với nhiều nguồn bán khác nhau. Ở đây, người mua có thể nhắn tin để có thêm thông tin về sản phẩm, đặc biệt là có chức năng trả giá với người bán, đây chỉ là một chức năng nhỏ nhưng sẽ tạo cho khách hàng cảm giác như mình đang đi mua trực tiếp ở ngoài, một cảm giác rất chân thật. Bên cạnh đó người mua có thể đánh giá, chia sẻ về những trải nghiệm của mình sau khi mua hàng.
Chính sách chăm sóc khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng hiệu quả: Đổi trả hàng, hoàn tiền, chính sách bảo vệ khách hàng, tích lũy điểm thưởng,...
Ưu và nhược điểm kênh Shopee
Mặc dù có giao diện thân thiện với người dùng và không khó để sử dụng, tuy nhiên, Shopee vẫn còn tồn tại không ít hạn chế về công nghệ. Nền tảng thương mại điện tử này còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của lượng lớn người dùng trong cùng một thời điểm. Đặc biệt, trong những đợt siêu sale, người dùng Shopee sẽ gặp phải không ít gián đoạn vì hệ thống quá tải, từ đó làm giảm sự hài lòng của quá trình mua sắm. Một nhược điểm khác có thể nhận thấy là chất lượng hàng hóa được bán trên Shopee không được qua kiểm duyệt chặt chẽ, nhiều mặt hàng nhái tràn lan, các bên lừa đảo thường lấy hình ảnh từ thương hiệu về trang của mình để bán hàng kém chất lượng cho người tiêu dùng, điều này cần được Shopee cải thiện và kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn.
Qua phân tích có thể thấy Shopee là sàn thương mại điện tử lý tưởng nhất trong số các sàn thương mại điện tử hiện nay cho các nhà kinh doanh cả lớn và nhỏ gia nhập thương trường và bắt kịp xu hướng thời đại 4.0. Với các chính sách và chương trình phát triển phù hợp, luôn đổi mới và cập nhật, Shopee mang đến cho các nhà kinh doanh và khách hàng sự đảm bảo an toàn trong việc mua bán và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, theo sự phát triển, chính sách Shopee phần nào nghiêng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hơn là các chủ cửa hàng, điều này có thể gây bất lợi cũng như trở thành điểm để một số cá nhân lừa đảo, gây thiệt hại về tài chính và hàng hóa cho các chủ cửa hàng, doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp trong 24 giờ
TikTok Shop
TikTok Shop có ưu điểm là tập người dùng trẻ và đang có xu hướng trưởng thành nhanh, tập người dùng của TikTok được trải dài từ 12 – 40 tuổi. Đây là độ tuổi có sức mua lớn và có những kinh nghiệm nhất định trong việc mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, ưu điểm lớn nhất của tệp khách hàng này là họ có thói quen thanh toán online, ưa chuộng sự tiện dụng và không thích chuyển đổi nhiều nền tảng. Thói quen mua sắm của nhóm này thường dựa vào việc nghe các review uy tín chất lượng – đặc biệt review thật từ video và livestream.
Điểm mạnh của TikTok còn là tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cao, so với các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử khác TikTok ưu tiên nội dung video. Mà nội dung video là cái dễ mang lại nhiều cảm xúc cho người dùng. Bởi nó có hình ảnh, có âm thanh, có hành động,…Do đó, nó thôi thúc người dùng phát sinh nhu cầu. Từ đó, dễ chuyển đổi hơn các dạng content khác như hình ảnh hay bài viết – những dạng content tĩnh. Đây là lý do mà trong những năm gần đây, những nền tảng nội dung gạo cội như Youtube, Shopee hay gần đây nhất là Facebook cũng không thể đứng ngoài cuộc chạy đua video ngắn.
Một vài ưu điểm khác của TikTok Shop có thể thấy như: Quy trình đăng ký tài khoản bán hàng trên TikTok hoàn toàn miễn phí; Phí bán hàng thấp (phí hoa hồng là 2%, phí giao dịch là 3%);...
Ưu và nhược điểm về kênh Tiktok Shop
Tuy nhiên, TikTok Shop cũng có một vài nhược điểm như:
Nhược điểm về lượng traffic: Nhà bán hàng trên Shopee thường đã quen với việc xây dựng gian hàng bền vững. Với chỉ số vận hành tốt, điểm uy tín cao, điểm sản phẩm… Sau những nỗ lực ban đầu thì các gian hàng như vậy sẽ mang lại doanh thu đều đều. Sàn sẽ chủ động điều tiết traffic cho các gian hàng chất lượng. Còn đối với TikTok Shop sẽ không như vậy. Nội dung của bạn sẽ chỉ được phân phối (tức là có traffic vào shop) khi bạn đăng nội dung có chất lượng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu bạn không có nội dung mới thì rất có thể gian hàng của bạn sẽ không được hiển thị nữa. Với TikTok – bạn luôn luôn phải giữ nhịp điệu cân bằng, bằng content video. Mỗi gian hàng được TikTok Shop “đối xử” như một nhà sản xuất nội dung hơn là một người bán đơn thuần. Trong khi đó, sáng tạo nội dung thu hút thường không phải là việc mà các cửa hàng có lợi thế, đặc biệt khi so với những nhà phát triển nội dung chuyên nghiệp trên nền tảng TikTok.
Chuyển đổi mua hàng không xuất phát từ nhu cầu: Trên các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki…, nhu cầu thường xuất phát từ phía người mua. Ngược lại, trên TikTok Shop thì lại khác, nhu cầu của người xem ở đây được hình thành hoặc được đánh thức từ cảm xúc của khách hàng khi xem video hoặc livestream bán hàng từ các KOC, người live. Việc ra quyết định mua hàng cũng phần lớn do cảm xúc mà video đó mang lại vào đúng thời điểm đó. Như vậy tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào cảm xúc, mà cảm xúc thì thường khó kiểm soát và khó dự đoán. Đây là thách thức lớn đối với nhà bán hàng và KOC.
TikTok đưa ra nhiều chính sách bán hàng khiến nhà kinh doanh online không thể nắm rõ hết: TikTok hiện đang cấm việc để lại số điện thoại tại tiêu đề hoặc caption. Nên nếu tài khoản của bạn mắc phải những lỗi này sẽ có thể bị cấm quay dưới mọi hình thức. Khi quay video bạn không được sử dụng đoạn âm thanh đã được đăng ký bản quyền. Nếu dùng những âm thanh bản quyền thì video sẽ bị chặn và xóa. Việc sử dụng video phát lại nhiều lần cũng có thể bị AI xem là spam video và cấm tài khoản.
Sự hạn chế trong việc lựa chọn các đơn vị vận chuyển: Sự đa dạng trong phương án vận chuyển để tối ưu về giá cả và thời gian chưa có tại TikTok Shop. TikTok Shop hiện có 3 đơn vị vận chuyển là J&T Express, Giao Hàng Tiết Kiệm và Best Express. Tuy nhiên, cả người mua lẫn người bán đều không được chọn đơn vị vận chuyển, thay vào đó, phía TikTok Shop sẽ tự phân bổ, phổ biến nhất là J&T Express. Hiện nay, J&T là đơn vị vận chuyển chủ chốt của TikTok Shop khiến cho đơn hàng bị quá tải. Thêm vào đó, nhân viên bưu cục làm việc thiếu trách nhiệm khiến sản phẩm thường gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển.
Qua phân tích có thể thấy, tuy chỉ là một sàn thương mại điện tử mới nổi trong thời gian gần đây, nhưng với sức hút của nền tảng mạng xã hội trước đó, TikTok Shop rất có tiềm năng để phát triển và trở thành một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu trong tương lai. Tuy nhiên, như các nhược điểm đã nêu, TikTok Shop là nơi dễ gia nhập, dễ mở rộng độ nhận diện nhưng cũng dễ bị đào thải nếu việc sáng tạo nội dung cạn kiệt. Vì thế, TikTok Shop là nơi phù hợp cho các nhà kinh doanh, chủ cửa hàng muốn bước đầu xây dựng thương hiệu và muốn được quảng bá rộng rãi trong giới trẻ, về phần chặng đường phát triển lâu dài trên nền tảng này đòi hỏi sự đầu tư về trang thiết bị, nội dung, chất xám nhiều hơn các nền tảng còn lại.
>> Xem thêm: Hành vi mua hàng của người tiêu dùng: 08 mẹo giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi
Những thuận lợi và thách thức khi bán hàng thời 4.0
Những điểm thuận lợi khi bán hàng thời 4.0
Một trong những ưu điểm nổi bật của việc bán hàng thời 4.0 là các chủ cửa hàng và doanh nghiệp không cần khoản chi phí đầu tư vào việc mua/thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng. Thời đại 4.0 mở ra nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh, nhất là mảng kinh doanh mua bán, chỉ với một website, fanpage trên facebook hoặc cửa hàng ảo trên các sàn thương mại điện tử các chủ doanh nghiệp đã có thể mua bán và giao dịch với khách hàng của mình một cách dễ dàng và thuận tiện nhất thông qua mạng lưới internet.
Điểm thuận lợi thứ 2 khi bán hàng thời 4.0 có thể dễ dàng nhận thấy là việc tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng thông qua các trang mạng xã hội. Nếu các doanh nghiệp và chủ cửa hàng biết cách xây dựng fanpage và thương hiệu một cách khôn ngoan sẽ dễ dàng tiếp cận một lượng lớn khách hàng có sự thích thú nhất định với sản phẩm, từ đó có thể áp dụng nhiều chiến lược truyền thông, marketing kết hợp với nhiều bên trung gian khác nhau như: Shopee, Lazada, TikTok Shop,... và thực hiện chạy các chương trình sales khi lương về, tận dụng các voucher giảm giá từ các sàn để tạo nên chiến dịch Fomo Marketing từ đó nâng cao số lượng sản phẩm bán ra, thu lại nhiều lợi nhuận và tăng lượng khách hàng trung thành.
Bán hàng thời 4.0 gặp những khó khăn và thách thức nào?
Những thách thức khi bán hàng thời 4.0
Tuy có nhiều điểm thuận lợi khi thực hiện bán hàng 4.0 nhưng hoạt động kinh doanh này vẫn đang gặp phải những rào cản và khó khăn rất lớn điển hình như việc thiếu kiến thức để vận hành một doanh nghiệp, một thương hiệu online. Việc kinh doanh online tuy giảm được một số khâu khá phức tạp so với kinh doanh cửa hàng truyền thống nhưng thay vào đó nó cũng đòi hỏi việc chú trọng phát triển và xây dựng các chiến dịch truyền thông marketing cũng như chất lượng và kiểu dáng sản phẩm sao cho thật sự chất lượng và khác biệt hóa nhất để có thể cạnh tranh và nổi bật hơn các nhà kinh doanh khác trên thương trường online.
Bên cạnh đó, vấn nạn lừa đảo online đang ngày càng làm người tiêu dùng dè chừng hơn khi mua sắm. Việc không đảm bảo được hình ảnh và chất lượng sản phẩm khi chụp lên mạng và hàng mẫu thực tế sẽ khiến khách hàng quay lưng với doanh nghiệp và thương hiệu cũng như làm giảm uy tín và hình ảnh của công ty. Ngoài ra, không chỉ người tiêu dùng mà trong lĩnh vực kinh doanh online các chủ cửa hàng cũng phải đối mặt với các rủi ro khác gây tổn hại đến chi phí và nguồn lực, điển hình có thể kể đến như: Việc các bên trung gian khác nắm được thông tin giao dịch và thông tin khách hàng sẽ tiến hành giao hàng nhái và hàng kém chất lượng đến trước khiến hàng chính hãng bị trả lại, tốn nhiều thời gian và công sức đóng gói, chưa kể việc hàng giả kém chất lượng có thể khiến khách hàng hiểu lầm và để lại đánh giá 1 sao trên trang của cửa hàng sẽ làm mất hình ảnh và độ uy tín của thương hiệu.
>> Tìm hiểu thêm: Chinh phục khách hàng từ A đến Z: Bí quyết "thấu hiểu khách hàng" hiệu quả trong kỷ nguyên số
Ứng dụng công nghệ giúp việc bán hàng thời 4.0 hiệu quả
Cách mạng công nghệ 4.0 - Nơi tập trung vào phát triển công nghệ thông qua việc kết hợp các kiến thức về vật lý, sinh học và kỹ thuật số để áp dụng vào mọi lĩnh vực. Các yếu tố kỹ thuật số cốt lõi của cách mạng công nghệ 4.0 bao gồm AI (trí tuệ nhân tạo),Big Data (dữ liệu lớn) và IoT (Internet vạn vật) – kết nối các đối tượng vật lý bằng công nghệ.
Kinh doanh 4.0, theo đó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải theo kịp sự thay đổi về công nghệ và xu hướng thị trường để áp dụng vào quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Giải pháp tổng thể của CloudGO
Hiểu được xu hướng đó, CloudGO đã cho ra mắt 1 loạt giải pháp nhằm đảm ứng nhu cầu của các nhà bán hàng như:
CloudSALES - Giải pháp CRM quản lý bán hàng đa kênh toàn diện cho doanh nghiệp. CloudSALES được thiết kế để hướng tới mô hình bán hàng B2B, B2C, B2B2C,… đáp ứng cho đa dạng quy mô công ty từ nhỏ, vừa, lớn cho tới rất lớn. Khi công ty phát triển quy mô, mô hình tổ chức, tần suất sử dụng hay dung lượng data lưu trữ,… thì không phải thay đổi hệ thống.
CloudLEAD - Giải pháp quản lý Lead và khai thác Lead đa kênh, giúp mỗi nhà bán hàng có thể tìm kiếm, thu thập được những khách hàng tiềm năng chất lượng ở các kênh bán khác nhau
CloudCARE - Giải pháp chăm sóc khách hàng đa kênh. Mọi yêu cầu, ticket cần xử lý từ các kênh sẽ đổ về CloudCARE để nhân viên truy cập, xem xét xử lý, và chăm sóc kịp thời
CloudCALL - Giải pháp tổng đài bán hàng, chăm sóc khách hàng đa kênh với khả năng nhận diện khách hàng thân thiết ở kênh nào, thu thập toàn diện thông tin khách hàng giúp tư vấn viên có cái nhìn tổng quan về người tiêu dùng để chăm sóc hiệu quả hơn
Công nghệ giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng, tăng cường trải nghiệm khách hàng, và mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường. Các giải pháp của CloudGO nói trên giúp doanh nghiệp vừa phân tích dữ liệu, hiểu rõ nhu cầu khách hàng, vừa giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh. Bằng cách tận dụng những tiến bộ công nghệ, doanh nghiệp không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn tạo ra những cơ hội mới để phát triển bền vững trong tương lai.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ về bán hàng thời 4.0. Nhằm mục đích bắt kịp xu hướng 4.0 hiện nay cũng như tăng lợi thế cạnh tranh và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả tối ưu hãy áp dụng ngay các phương thức giúp chuyển đổi số quy trình bán hàng của bạn.
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai