CRM là gì? Lợi ích và tính năng của công nghệ CRM
Bạn đang thắc mắc CRM là gì? Đây là hệ thống sẽ giúp những nhân viên bán hàng dễ dàng biến những cơ hội bán hàng từ khách hàng tiềm năng thành giao dịch (Chốt Deal).
Ứng dụng công nghệ CRM thực ra không phải là một khái niệm mới mà đã có từ năm 1992, khi mà nhiều dân buôn đã nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ và tạo ra trải nghiệm khách hàng.
Nhưng tại CloudGO, công nghệ CRM là tất cả những gì liên quan đến CHIẾN LƯỢC, QUY TRÌNH, CON NGƯỜI và CÔNG CỤ/CÔNG NGHỆ để phục vụ cho việc TÌM + CHỐT + GIỮ khách hàng.
Nếu bạn đặt trải nghiệm khách hàng làm lợi thế cạnh tranh thì CRM sẽ là một nghệ thuật bán hàng.
Định nghĩa CRM là gì? Customer Relationship Management là gì?
Trước tiên, về khái niệm CRM là viết tắt của từ gì?
CRM là viết tắt của cụm từ “Customer Relationship Management” còn trong Tiếng Việt CRM là Quản Lý Mối Quan Hệ Khách Hàng.
Còn theo Salesforce (đơn vị tiên phong CRM thế giới),định nghĩa:
CRM là hệ thống quản lý tất cả tương tác của công ty bạn với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Mục đích đơn giản là đạt được sự tích cực trong mối quan hệ khách hàng và phát triển doanh nghiệp.
Khi nói về CRM, người người - nhà nhà đều nói đến một hệ thống thông tin CRM: đây là phần mềm giúp bạn theo dõi từng tương tác “nhất cử nhất động” của khách hàng, bao gồm các cuộc gọi bán hàng, tương tác đa kênh, email marketing và hơn vậy nữa.
Dữ liệu nhất cử nhất động đó là gì? Là những mô tả nhu cầu, thông tin liên lạc (Tên, email, số điện thoại, sở thích),lịch sử mua hàng, trạng thái giao dịch,... Chỉ một từ thôi là LEAD.
>>Tất tần tật về Thuật ngữ và khái niệm trong phần mềm CRM
CRM là gì? Customer Relationship Management là gì? - CloudGO
Công nghệ CRM là công nghệ giúp doanh nghiệp có thể chuyển đổi dữ liệu khách hàng ở dạng thông tin thô thành những thông tin mang một giá trị hữu hình và dài hạn.
Không chỉ dừng lại ở đó, công nghệ phần mềm CRM còn có thể cung cấp một góc nhìn đa chiều về khách hàng dựa trên dữ liệu đa nền tảng, đây chính là điểm mấu chốt thách thức đối với lĩnh vực công nghệ, bởi đòi hỏi kỹ năng lập trình và tư duy phân tích dữ liệu một cách trực quan. Mà chỉ khi người dùng trải nghiệm phần mềm mới thấy được mọi thứ đơn giản hơn.
5 Chức năng của CRM là gì?
Nếu bạn đang tìm những chức năng phổ biến của hệ thống CRM có thể đáp ứng nhu cầu tăng hiệu quả kinh doanh của mình, thì có thể cân nhắc và xem qua những chức năng sau:
Quản lý đầu mối khách hàng tiềm năng (Lead): phần mềm CRM giúp doanh nghiệp lưu trữ và quản lý thông tin liên hệ của khách hàng, bao gồm tên, email, số điện thoại, địa chỉ và lịch sử mua hàng.
Quản lý cơ hội bán hàng: Hệ thống thông tin CRM giúp doanh nghiệp theo dõi các cơ hội bán hàng tiềm năng, từ khi tiếp xúc ban đầu đến khi chốt giao dịch.
Quản lý dịch vụ khách hàng: CRM giúp doanh nghiệp theo dõi và giải quyết các yêu cầu dịch vụ khách hàng, bao gồm khiếu nại, yêu cầu hỗ trợ và phản hồi.
Phân tích dữ liệu khách hàng: CRM giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, để hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng.
Tự động hóa chiến dịch marketing: CRM giúp doanh nghiệp tự động hóa các chiến dịch marketing, chẳng hạn như gửi email, tin nhắn SMS và quảng cáo trên mạng xã hội.
Hiển thị báo cáo trực quan (Dashboard): Biểu đồ được hiển thị đầy đủ, chính xác theo thời gian thực dưới dạng các loại biểu đồ như biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ đường hoặc biểu đồ kết hợp...
Hiển thị báo cáo trực quan qua CRM
CRM dành cho những đối tượng nào?
Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM liên quan mật thiết tới một số đối tượng quan trọng trong doanh nghiệp, vậy đó là những ai?
CRM dành cho những ai?
1. Nhân viên Kinh doanh (Sales): CRM giúp nhân viên kinh doanh quản lý thông tin về khách hàng tinh gọn, theo dõi được quá trình bán hàng, và tiếp cận khách hàng qua mô hình 360 độ linh hoạt.
2. Nhân viên Marketing: Hệ thống CRM cung cấp dữ liệu về khách hàng, cung cấp các công cụ như email, mạng xã hội, landingpage sự kiện, ZNS, tin nhắn SMS, tổng đài,...
3. Nhân viên Dịch vụ Khách hàng: CRM hỗ trợ nhân viên dịch vụ khách hàng trong việc quản lý yêu cầu hỗ trợ, theo dõi lịch sử tương tác, và cung cấp thông tin chi tiết để cung cấp dịch vụ chuẩn 5 sao.
4. Quản lý cấp cao: CRM cung cấp thông tin tổng quan về báo cáo theo thời gian thực, lãnh đạo không cần phải đau đầu giám sát liên tục, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đa chiều và đưa ra quyết định chiến lược đúng hướng.
Những doanh nghiệp nào cần sử dụng công nghệ CRM?
Công nghệ CRM vào những năm gần đây được biết đến một cách rộng rãi, nhưng đừng quá vội vàng hãy xem xét các yếu tố sau để biết doanh nghiệp nào cần ứng dụng CRM nhé:
Doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả bán hàng
Hiệu quả bán hàng nếu được áp dụng công nghệ CRM sẽ tăng lên qua cách mà nhân viên tiếp cận và tương tác với khách hàng. Vì nhờ có công nghệ này những thông tin, lịch sử mua hàng, kịch bản tư vấn, kịch bản Marketing qua công cụ đã được tích hợp sẵn trên hệ thống chỉ với một cú nhấp chuột thì đã hiển thị mô hình khách hàng 360 độ.
Tăng hiệu quả bán hàng qua mô hình 360 độ khách hàng
Doanh nghiệp chuẩn bị và đang triển khai Marketing
Công cụ linh hoạt CRM marketing sẽ hỗ trợ thu thập thông tin khách hàng, liên lạc và duy trì trong cả TRƯỚC, TRONG và SAU bán hàng. Với đa dạng các chức năng như thu dữ liệu từ nhiều kênh, lọc dữ liệu bị trùng lặp, tạo kịch bản tiếp thị qua tin nhắn SMS, tin nhắn Zalo, Email,... Giúp tiếp thị một cách tự động hóa, không cần phải can thiệp thủ công quá nhiều.
Doanh nghiệp muốn tăng hiệu suất công việc
Hiệu suất công việc sẽ dần được cải thiện thông qua các báo cáo hàng tuần, hàng tháng một cách chi tiết, để cấp quản lý và nhân viên có thể xem lại những công việc đã thực thi, khách hàng nào có nhiều lượng thời gian tương tác, khách hàng nào khó liên lạc nhất, khách hàng nào mở email… Từ đó có thể dành thời gian tập trung vào những đầu việc tạo ra nhiều giá trị hơn.
Doanh nghiệp muốn phát triển mối quan hệ với khách hàng
Sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng dần cải thiện qua thời gian dài, khi được doanh nghiệp quan tâm đến, phần mềm CRM tốt nhất sẽ giúp tương tác mượt mà và mang lại trải nghiệm tự nhiên tích cực. Giúp tăng tỷ lệ khách hàng quay lại.
Lịch sử tương tác khách hàng qua công nghệ CRM
Lợi ích đáng chú ý của CRM là gì?
Tại sao việc triển khai CRM là đòn bẩy quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp? Dựa trên nghiên cứu từ Gartner, việc áp dụng hệ thống CRM có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu từ khách hàng hiện tại lên đến 50%. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được 6 lợi ích sau:
6 lợi ích to lớn từ CRM được công nhận
1. Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (điều mà ai cũng muốn)
Khách hàng tiềm năng (băng, lạnh, ấm, nóng)… nhiệm vụ CRM là tăng tỷ lệ chuyển đổi những khách hàng này thành cơ hội bán hàng. Đây là điểm mạnh khiến công nghệ CRM khác biệt so với những phần mềm khác.
2. Khách hàng ít “quay lưng” với thương hiệu
Trải nghiệm cá nhân hóa tạo ra điều khác biệt từ việc dùng công cụ để duy trì liên lạc và tương tác định kỳ, tạo sự gắn kết với khách hàng như một người bạn. Việc duy trì sự liên lạc và quan tâm đều đặn giúp khách hàng cảm thấy nhu cầu của họ được đề cao.
3. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
Doanh nghiệp nhìn nhận đúng về hiệu suất chiến lược tiếp thị - bán hàng qua lăng kính CRM. Chiến lược nào hiệu quả sẽ hiện ra trước mắt ban lãnh đạo như những mô hình biết nói chứ không phải con số khô khan, thiếu nhất quán.
4. Hoạt động thừa và rườm rà sẽ biến mất
Thay thế hoàn toàn công việc “thủ công mỹ nghệ” như (lưu trữ, tìm kiếm tài liệu giấy, soạn báo cáo thủ công, lạm dụng excel…) Và chỉ tập trung 100% vào những chiến lược làm việc hiệu quả và “sinh ra lợi nhuận”. Bởi vì bạn biết không chỉ cần 20% công việc hiệu quả sẽ tạo ra 80% lợi nhuận ròng.
5. Thương hiệu đầu tiên mà khách hàng nghĩ đến ngay khi cần
Các hoạt động: Gửi email chăm sóc khách hàng, thông báo về ưu đãi, sinh nhật, lễ tết, dịp đặc biệt giúp khách hàng cảm thấy sự tích cực chuyên nghiệp từng chi tiết của doanh nghiệp.
Có thể khách hàng đang là người xa lạ nhưng khi nếu họ cần thương hiệu bạn sẽ xuất hiện đầu tiên trước khi có một thương hiệu khác chen chân vào tâm trí họ.
Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng sau bán hàng tốt giúp tạo ra ấn tượng tích cực và xây dựng lòng tin cho khách hàng của mình.
6. Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu suất kinh doanh
Đơn giản hóa những việc duy trì và phát triển mối quan hệ với hàng loạt khách hàng qua công nghệ CRM chỉ với vài cú click chuột.
Các công việc thủ công được xóa bỏ thông qua CRM giúp nhân viên dành thời gian nhiều hơn cho các hoạt động quan trọng khác, tăng hiệu suất và tập trung vào những điểm chạm cảm xúc tạo ra giá trị thực sự.
Lịch sử CRM từ công cụ giản đơn đến toàn diện
CRM không phải chỉ “ngày một ngày hai” là có thể tự sinh ra. Một lịch sử chi tiết và cụ thể theo từng năm sau sẽ cho bạn hiểu được sự ra đời CRM mà chưa ai kể:
Trước năm 1992, Khi CRM đã được ứng dụng nhưng chưa ai hiểu rõ
Quy trình bán hàng thủ công, ghi chép tốn công sức. khiến cho việc nắm bắt cơ hội bán hàng khó khăn.
Năm 1993, Sự xuất hiện lần đầu của phần mềm CRM
Với sự đầu tư lớn 5,5 tỷ (đô) bởi Siebel, đã mang lại một chương trình chạy trên thiết bị thiết kế riêng của họ.
Năm 1995, Phát minh Rolodex CRM
Để tiết kiệm khoản đầu tư phần mềm CRM thì Rolodex bởi một kỹ sư Đan Mạch Hildaur Neilson đã cho ra đời phát minh tiết kiệm này. Bộ thẻ sẽ ghi chú lại những mẫu thông tin về khách hàng hoặc đối tác một cách cá nhân hóa nhằm khai thác thông tin liên lạc về sau.
Phát minh Rolodex vào năm 1995
Năm 1999, Phần mềm CRM Salesforce trên nền tảng di động
Siebel đã giới thiệu rằng Salesforce đã cho ra giải pháp CRM di động đầu tiên. Tuy nhiên khó khăn lúc này là ít cá nhân sử dụng thiết bị di động.
Năm 2001, Phần mềm CRM đi xuống do bong bóng Dot-com
Bong bóng Dot-com đã vỡ, đã tạo nên sự nghi ngờ về công nghệ của công chúng về công nghệ CRM còn phụ thuộc vào bộ nhớ lưu trữ cố định.
Năm 2003, Microsoft đã cho ra đời Microsoft Dynamics CRM
Thông qua việc mua lại phần mềm của Navision, Microsoft đã tạo ra Microsoft Dynamics CRM được sử dụng cho đến tận hôm nay.
Năm 2004, CRM mã nguồn mở cho mọi doanh nghiệp
SugarCRM (nhóm thành viên tách ra từ Salesforce) đã cho ra đời phần mềm CRM mã nguồn mở cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ với 25.000 lượt tải.
Năm 2006, Phần mềm CRM trên điện toán đám mây
Qua việc Amazon bán EC2/S3 (dịch vụ lưu trữ đám mây) và google được sử dụng rộng rãi thì phần mềm CRM trên đám mây được công chúng biết đến nhiều hơn.
Năm 2008, CRM social ra đời
Sự bùng nổ mạng mạng xã hội đã góp phần làm CRM phải thích ứng cho phép doanh nghiệp cải thiện mức độ tương tác với khách hàng trên các trang mạng xã hội.
Năm 2009, Hướng đi mới cho CRM
Gartner đã đề xuất hướng đi mới tại hội nghị quan hệ khách hàng CRM. Và năm 2010, CloudGO cũng đã xuất hiện tại Việt Nam với tên gọi cũ là OnlineCRM.
Năm 2014, Hệ thống CRM tích hợp với tổng đài (Call Center)
Bước đi này giúp bộ phần bán hàng và marketing giảm bớt những khó khăn về quản lý khách hàng và tìm kiếm khách hàng.
Năm 2016, CRM được nhiều doanh nghiệp Việt đón nhận
Phần mềm CRM được sử dụng phổ biến và gần như trở thành xương sống quan trọng trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị.
Năm 2019, Phát triển phần mềm CRM chuyên sâu theo ngành
Phần mềm CRM lúc này cần được chuyên sâu, chia nhỏ và chọn lọc tính năng để phù hợp cho từng ngành.
Nguồn: https://www.salesforce.com/ap/hub/crm/the-complete-crm-history/
04 loại CRM phổ biến mà bạn cần biết
Dựa trên nền tảng công nghệ, CRM chia làm 4 loại gồm: On-premises (CRM tại chỗ),Cloud CRM (CRM điện toán đám mây),Open-source CRM (CRM mã nguồn mở) và Social CRM.
Những loại CRM trên thực sự ra đời trong quá trình xây dựng và phát triển CRM theo xu hướng của thị trường kinh tế, hãy cùng tìm hiểu từng loại nhé:
Phân loại phần mềm CRM
On-premises CRM là gì?
On-premises CRM là mô hình triển khai của phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) khi mà hệ thống và ứng dụng CRM được cài đặt và triển khai trực tiếp trên cơ sở hạ tầng máy chủ và mạng nội bộ của doanh nghiệp.
Cloud CRM là gì?
"Cloud CRM" (Customer Relationship Management dựa trên đám mây) là một mô hình triển khai của phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) mà hệ thống và ứng dụng được lưu trữ và triển khai trên các máy chủ đám mây thay vì trên cơ sở hạ tầng nội bộ của doanh nghiệp.
Open-source CRM là gì?
Open-source CRM" là một hình thức của phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) mà mã nguồn của nó được công bố công khai và có sẵn để cộng đồng phát triển và sử dụng.
Social CRM là gì?
Social CRM (Customer Relationship Management) là một chiến lược tiếp cận quản lý mối quan hệ khách hàng thông qua việc tích hợp và sử dụng thông tin từ các mạng xã hội và các nền tảng truyền thông xã hội.
Bảng so sánh 04 loại CRM
Tiêu Chí | Social CRM | Open-source CRM | Cloud CRM | On-premises CRM | ||
Mã nguồn |
|
| Tùy thuộc vào nhà cung cấp, có thể đóng hoặc mở | Đôi khi có mã nguồn đóng, hoặc có thể mở nếu tự triển khai | ||
Chi phí triển khai và duy trì |
| Miễn phí hoặc chi phí triển khai và duy trì tự quản lý | Chi phí thường dựa trên mô hình trả tiền theo sử dụng | Chi phí triển khai và duy trì có thể cao, chi phí ban đầu lớn | ||
Tính năng tùy chỉnh | Tích hợp dữ liệu và tương tác từ các mạng xã hội | Có khả năng tùy chỉnh cao thông qua mã nguồn | Tích hợp dễ dàng và mở rộng theo nhu cầu | Tùy chỉnh dựa trên nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp | ||
Kiểm soát dữ liệu và bảo mật | Kiểm soát đối với dữ liệu trên các nền tảng mạng xã hội | Tùy chọn kiểm soát dữ liệu cao hơn do tự triển khai | Dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, nên bảo mật do nhà cung cấp | Kiểm soát đầy đủ về dữ liệu và bảo mật nếu triển khai nội bộ | ||
Phù hợp với ngành nghề | Thích hợp cho doanh nghiệp muốn tận dụng thông tin mạng xã hội | Có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhiều ngành khác nhau | Phù hợp với nhiều ngành, đặc biệt là những doanh nghiệp cần sự linh hoạt | Phù hợp với nhiều ngành, đặc biệt là những doanh nghiệp cần sự linh hoạt |
Mục đích chính khi triển khai CRM là gì?
Chính vì thế, mục tiêu chính của hệ thống CRM là hỗ trợ và giúp doanh nghiệp tối ưu việc TÌM + CHỐT + GIỮ khách hàng.
TÌM: Giúp đo lường tối ưu hiệu quả các chiến dịch tiếp thị và thu hút khách hàng tiềm năng.
CHỐT: Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa - tự động hóa quy trình bán hàng và nâng cao hiệu quả bán hàng.
GIỮ: Giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, duy trì lòng trung thành của khách hàng và gia tăng tỷ lệ khách hàng cũ ở lại
Chung quy lại, mục đích của việc triển khai CRM là tạo ra một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ để quản lý mối quan hệ khách hàng một cách hiệu quả, từ đó cải thiện trải nghiệm của khách hàng và đạt được kết quả kinh doanh tích cực.
Mục đích khi triển khai CRM
Quy trình hoạt động của hệ thống CRM qua giai đoạn TÌM - CHỐT - GIỮ
Quy trình của hệ thống CRM được thiết kế độc quyền khép kín bởi CloudGO, qua mô hình 3 giai đoạn TÌM - CHỐT GIỮ khách hàng.
TÌM: Thu hút khách hàng khách hàng tiềm năng qua đa kênh (Zalo Form, Zalo OA, website, facebook, email, đối tác, hội thảo, chat) => Tập hợp thành những đầu mối
CHỐT: Ở giai đoạn này khách hàng đang cân nhắc và so sánh, CRM sẽ có được quy trình hỗ trợ tối ưu quy trình bán hàng, tăng tỷ lệ chốt deal qua các biểu đồ và bảng báo cáo để thu
GIỮ: Giai đoạn này là dịch vụ khách hàng sau bán hàng, chăm sóc liên tục omni-channel đa kênh (email, sms, tổng đài, zalo, mini app) thỏa mãn được sự hài lòng khách hàng, trung thành với thương hiệu và giới thiệu cho nhiều khách hàng khác.
Quy trình CRM được thiết kế độc quyền bởi OnlineCRM tiền thân của CloudGO
Thực trạng ứng dụng công nghệ CRM vào kinh doanh
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam
Theo một khảo sát bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có:
23% doanh nghiệp khảo sát là có hiểu biết về chuyển đổi số, 90% doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi số nhưng không thành công. Chỉ có 11% doanh nghiệp là đạt được thành công trong quá trình chuyển đổi số, 89% doanh nghiệp còn lại thì đang mơ hồ trong quá trình chuyển đổi số với những lý do như: Nhận thức sai dẫn đến chuyển đổi số, không gắn liền với mục tiêu kinh doanh, không có nguồn lực cần thiết và thiếu hệ sinh thái thuận lợi.
(theo nguồn moc.gov.vn)
Các doanh nghiệp nhỏ lẻ thường lầm tưởng rằng chuyển đổi số là “cuộc chơi” của những ông lớn. Thực chất đây là cuộc cách mạng mà doanh nghiệp nào cũng cần ứng dụng để thích nghi với kỷ nguyên số, chi phí CRM và thời gian triển khai ngày nay đã được các đơn vị thiết kế và phù hợp hơn với nhiều phương thức thanh toán cho từng nhu cầu.
Xu hướng phát triển công nghệ CRM phổ biến hiện nay
Xu hướng phát triển công nghệ CRM phổ biến hiện nay
Công nghệ CRM kết hợp với trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo gần đây đã là chủ đề được nhiều người bàn tán, và các công ty lớn đã rất mạnh tay coi đây là một công cụ đáng đầu tư. Tuy có nhiều vấn đề gây tranh cãi nhưng nếu sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận dạng các xu hướng và hiểu rõ hành vi khách hàng thì đây là một nấc thang mới của công nghệ CRM.
Phải kết nối được nhiều kênh mới
Mạng xã hội và các nền tảng mới sẽ được tạo ra với cấp số nhân và quy mô chất lượng cao hơn. Việc CRM phải chạy đua và bắt kịp với xu hướng thời đại là thách thức với nhiều các doanh nghiệp ứng dụng CRM.
Phải cá nhân hóa từng đối tượng tương tác
Tuy nói là tương tác dựa trên hành vi lịch sử đa kênh của khách hàng tương tác, nhưng nếu không giúp khách hàng nói lên và giải quyết từng vấn đề riêng biệt trong trường hợp cụ thể thì không gọi là cá nhân hóa.
Doanh nghiệp cần ứng dụng CRM sao cho khơi gợi cảm xúc của khách hàng đủ mạnh mẽ khiến họ không thể bị thu hút những lời chào mời từ đối thủ cạnh tranh với bạn.
Quản lý với tốc độ thời gian thực và dự đoán
Ngày nay các doanh nghiệp cần phục vụ cho những khách hàng muốn được phản hồi ngay lập tức cho những câu hỏi và vấn đề phức tạp của họ. Bên cạnh đó, công nghệ CRM hiện tại đã có thể dự đoán được khả năng bán hàng qua việc đánh giá % khả năng chốt hợp đồng theo quy trình bán hàng.
Một số phần mềm CRM phổ biến
Để đánh giá khách quan thì chúng tôi sẽ đưa ra 2 loại phần mềm CRM là CRM ngoại (tức là nước ngoài )và CRM nội (trong nước):
Apptivo CRM
Apptivo CRM có giá khởi điểm là $20 mỗi tháng. Với Apptivo, các công ty có thể dễ dàng điều chỉnh nền tảng CRM theo nhu cầu cụ thể của họ. Với giao diện đơn giản và dễ sử dụng, người dùng có thể thực hiện hầu hết mọi công việc trong Apptivo một cách thuận tiện.
Salesforce
Salesforce CRM không chỉ giải pháp quản lý quan hệ khách hàng toàn diện, Với khả năng tích hợp các tính năng tiếp thị, email marketing, quảng cáo và kết nối với mạng xã hội, Salesforce CRM đặc biệt thu hút doanh nghiệp với ưu điểm tối ưu hóa chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả và linh hoạt.
Một điểm đáng chú ý khác của Salesforce CRM là tích hợp được với nhiều dịch vụ khác như trò chuyện trên mạng xã hội của doanh nghiệp và hỗ trợ các thiết bị dùng hệ điều hành iOS và Android. Trước đây, tính di động từng là một điểm yếu của phần mềm này, tuy nhiên Salesforce đã nỗ lực thay đổi điều này với Salesforce1, mục tiêu của họ trong lĩnh vực di động. Điều này đã được công bố tại hội nghị người sử dụng và những nhà phát triển Dreamforce 2013, và hứa hẹn đem lại những cải tiến đáng kể cho trải nghiệm người dùng.
Zoho CRM
Zoho CRM là một giải pháp quản lý quan hệ khách hàng từ Zoho Corp, một công ty thành lập từ năm 2005 và triển khai phần mềm CRM nền tảng web từ năm 2006. Zoho cung cấp phiên bản CRM miễn phí cho tối đa ba người dùng và có các gói trả phí với chi phí từ $12 đến $35 cho mỗi người dùng hàng tháng, ở ba mức hỗ trợ khác nhau (tiêu chuẩn, chuyên nghiệp và cao cấp). Sự tích hợp với các mạng xã hội phổ biến, Google Apps, Outlook và QuickBooks giúp Zoho CRM trở nên linh hoạt và đa dạng với khả năng tương tác với nhiều nguồn dữ liệu.
CloudGO CRM
CloudGO đã đưa ra một giải pháp chuyển đổi số tinh gọn, phần mềm CRM, đã được triển khai thành công tại hàng loạt các doanh nghiệp lớn như VinGroup, Viettel, Mobifone, Seabank, Sixdo, Techcombank, FPT Edu, Apollo, Gotadi, PVI và hơn 2500+ doanh nghiệp tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Với các ưu điểm vượt trội, bao gồm tính năng phong phú, đa dạng; hỗ trợ quy trình nghiệp vụ 3 bước - TRƯỚC, TRONG và SAU BÁN; hệ sinh thái đáp ứng đầy đủ các giải pháp số cho tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng và tổ chức vận hành của doanh nghiệp. Giao diện thân thiện, đơn giản, dễ dùng, cùng với nhiều phương án sử dụng với chi phí cực kỳ hợp lý giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
CloudGO CRM - Giải pháp chuyển đổi số tinh gọn cho doanh nghiệp
Tạm kết
Hy vọng thông qua bài viết trên phần nào cũng giúp bạn hiểu được CRM là gì? Những lợi ích của CRM cho doanh nghiệp bạn và đặc biệt hơn hết là nắm rõ được quy trình CRM toàn diện TÌM - CHỐT -GIỮ khách hàng hiệu quả.
>>> NHỮNG PHẦN MỀM KHÁC:
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai