Các cách phân loại khách hàng phổ biến nhất hiện tại
Phân loại khách hàng là một phần ngày càng quan trọng trong một chiến lược tiếp thị, nó có khả năng tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, đặc biệt trong thị trường thương mại điện tử. Phân loại khách hàng mang lại cơ hội xác định chính xác thông điệp nào sẽ thúc đẩy khách hàng mua hàng.
Bài viết sau đây thông tin về 4 loại phân loại khách hàng phổ biến nhất - cách mà doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động tiếp thị.
Định nghĩa - Phân loại khách hàng
Phân loại khách hàng là quá trình phân chia khách hàng thành các nhóm dựa trên các đặc điểm chung để công ty có thể tiếp thị đến từng nhóm một cách hiệu quả và phù hợp. Nói cách khác mục tiêu của phân khúc khách hàng là quyết định cách thức tiếp cận với khách hàng trong từng phân khúc nhằm tối đa hóa giá trị của từng khách hàng đối với doanh nghiệp.
Các cách phân loại khách hàng
Phân loại khách hàng liên quan đến việc tạo ra các nhóm các cá nhân với đặc điểm chung có thể xác định được. Các tiêu chí có thể được kể đến như nơi cư trú, tuổi tác, lối sống hoặc là hành vi của trên trang web… Các cá nhân trong cùng một phân khúc được cho là có cùng kỳ vọng và thường phản ứng theo cách tương tự với một đề nghị, loại nội dung hoặc thông điệp cụ thể.
Bằng cách phân tích chéo các dữ liệu khác nhau, bạn có thể có những phân tích sâu hơn về khách hàng của mình. Sau đây là các cách phân loại phổ biến nhất hiện tại:
4 cách phân loại phổ biến nhất hiện tại
Cách 1: Theo vị trí địa lý
Cách phân loại theo vị trí địa lý liên quan đến việc phân loại đối tượng dựa trên khu vực họ sinh sống và làm việc. Có thể thực hiện theo quốc gia họ sống hoặc cấp thấp hơn như thành phố, tỉnh, huyện… Đây là hình thức phân loại khách hàng đơn giản nhất.
Có 6 yếu tố liên quan đến phân loại khách hàng theo địa lý có thể tham khảo như sau:
Phân loại khách hàng theo vị trí địa lý
- Vị trí (quốc gia, thành phố, tỉnh, huyện, … thành thị / nông thôn): Những người ở thành phố và ngoại ô có xu hướng có sức mua nhiều hơn nông thôn, vì vậy sản phẩm có thể đắt hơn.
Múi giờ: Loại này hoạt động hiệu quả với các doanh nghiệp lớn có khác hàng trên toàn cầu hoặc đối với doanh nghiệp nhỏ nhưng hoạt động ở quốc gia có nhiều múi giờ như Hoa Kỳ, Trung Quốc
Khí hậu và mùa: Có thể sử dụng đối với các sản phẩm áo lạnh và áo chống nắng; Hay ngay dưới đây là ví dụ của Coca - Cola ở Dallas, Texas vì mùa hè ở đây rất nóng nên quảng cáo thế này thật sự rất hiệu quả.
Quảng cáo Coca - Cola ở Dallas, Texas
Văn hóa: Cần tính đến sự khác biệt và nhạy cảm về văn hóa. Ví dụ, trong các nền văn hóa phương Tây, màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, sang trọng, hòa bình và sạch sẽ. Tuy nhiên, ở Trung Quốc màu trắng tượng trưng cho cái chết, tang tóc và không may mắn.
Ngôn ngữ: Không phải mọi quốc gia trên thế giới đều muốn hoặc có thể tiếp thị bằng tiếng Anh. Nên tiếp thị bằng ngôn ngữ địa phương.
Loại và mật độ dân số (Loại dân số ở thành thị / nông thôn, mật độ đông dân / thưa thớt): Một thương hiệu có thể chọn tập trung vào khu vực thành phố đông dân cư, ví dụ: một hệ thống phòng tập gym.
Cách 2: Theo nhân khẩu học
Phân loại theo nhân khẩu học là nhóm các đối tượng lại dựa vào các đặc điểm như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp và trạng thái hôn nhân.
Phân loại khách hàng theo nhân khẩu học
Đây là hình thức phân loại dễ tiếp cận, vì nó yêu cầu ít dữ liệu hơn so với phân loại theo tâm lý hay hành vi, nhưng phức tạp hơn phân loại theo vị trí địa lý. Có khá nhiều yếu tố để phân loại dựa vào nhân khẩu học, phổ biến như sau:
Tuổi tác
Giới tính
Dân tộc
Thu nhập
Trình độ học vấn
Tôn giáo
Nghề nghiệp
Gia đình: Đã kết hôn chưa, gia đình có bao nhiêu người con và các giai đoạn cuộc sống của họ.
Cách 3: Theo tâm lý
Phân loại khách hàng theo tâm lý là tập trung vào khía cạnh tính các và sở thích của khách hàng. Ở đây, chúng tôi chỉ ra một số yếu tố như sau:
Đặc điểm tính cách
Sở thích
Mục tiêu cuộc sống
Giá trị
Niềm tin
Phong cách sống
Phân loại khách hàng theo tâm lý
So với phân loại theo nhân khẩu học, đây có thể là một tập hợp khó xác định hơn. Khi đã phân loại nhóm khách hàng theo tâm lý, doanh nghiệp có thể tương tác với họ với mức độ cá nhân hóa hơn rất nhiều.
Cách 4: Theo hành vi
Phân loại khách hàng theo hành vi hữu ích nhất đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử. Như phân loại theo tâm lý khách hàng, dạng này đòi hỏi dữ liệu chất lượng và đa dạng. Các dữ liệu khách hàng từ trang web là nguồn cung hiệu quả cho dạng phân loại này.
Phân loại theo các yếu tố sau đây:
Thói quen chi tiêu
Thói quen mua hàng
Thói quen duyệt web
Tương tác với thương hiệu
Tỉ lệ trung thành với thương hiệu
Phản hồi / nhận xét về sản phẩm
Phân loại khách hàng theo hành vi
Cụ thể đối với website có thể dựa vào các yếu tố như:
Số phiên vào trang web của bạn
Số trang đã truy cập
Thời gian dành cho trang web
URL đã truy cập
Các “loại trang” đã truy cập
Giá trị giỏ hàng
Lịch sử duyệt web
Ý định thoát
7 lợi ích của việc phân loại khách hàng
Có rất nhiều lợi ích của việc phân loại khách hàng, dưới đây là 7 lợi ích tiêu biểu:
Tiếp thị hiệu quả hơn: Đây là lợi ích lớn nhất và rõ ràng nhất với việc phân khúc thị trường nếu thực hiện tốt phân loại khách hàng. Bằng cách nhận biết tốt hơn về nhu cầu của các đối tượng mục tiêu, bạn có thể xác định các chiến thuật hiệu quả hơn để tiếp cận họ và cải thiện tương tác, trải nghiệm của họ đối với doanh nghiệp.
Tối ưu chi phí: Sẽ giảm được các chi phí khi tiếp cận sai đối tượng và thu hồi vốn tốt hơn qua các đơn hàng thành công.
Khách hàng tiềm năng có chất lượng cao: Chất lượng cao ở đây nghĩa là không chỉ tiếp cận được những người có nhu cầu về sản phẩm / dịch vụ mà còn là những người có ý định mua hàng thực sự.
Xác định thị trường ngách: Giúp tìm ra các thị trường mới đầy tiềm năng và còn hiểu rõ các nhu cầu của các đối tượng trong ngách này.
Cải thiện khả năng giữ chân khách hàng: Khi tiếp cận đúng đối tượng với thông điệp mang tính cá nhân hóa sẽ làm tăng trải nghiệm khách hàng và kéo dài được vòng đời khách hàng.
Tăng sự khác biệt thương hiệu: Tiếp cận một cách có chiến lược như phân loại khách hàng sẽ làm doanh nghiệp nổi bật trong mắt khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Tập trung hơn: Thay vì một tập khách hàng vĩ mô, thì giờ đây doanh nghiệp chỉ cần một nguồn lực nhất định là đã có thể tiếp cận rất tốt với các đối tượng mục tiêu của mình.
Ứng dụng phân loại khách hàng vào hoạt động kinh doanh
Sau khi đã phân loại khách hàng, thì sau đây chính là cách mà bạn sử dụng hay ứng dụng nó vào các hoạt động tiếp thị, bán hàng của doanh nghiệp.
Cá nhân hóa quảng cáo, tiếp thị: Nếu đối tượng là trẻ nhỏ, hình ảnh màu sắc của các ấn phẩm phải nên sặc sỡ và sống động.
Cá nhân hóa nội dung trang web: Có thể tạo các câu slogan cho từng phân khúc đối tượng trên trang web.
Cá nhân hóa cấu trúc web: Tổ chức lại các thành phần menu theo sở thích người dùng - cái họ thường click.
Cá nhân hóa Email: Nhắc nhở khách hàng với những sản phẩm còn trong giỏ hàng chưa thanh toán.
Cá nhân hóa các giao dịch: Đề xuất các phiếu giảm giá, mã khuyến mãi tùy theo mối quan hệ với khách hàng (khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng).
Thiết kế các sản phẩm khác biệt: Cùng là một dòng sản phẩm nhưng có nhiều biến thể để đáp ứng đa dạng nhu cầu.
Điều chỉnh giá bán: Dựa vào quy mô của tập khách hàng mà có thể biết được nhu cầu đối với một sản phẩm từ đó điều chỉnh giá bán.
Tổng kết
Giải pháp CRM thu lead đa kênh - CloudLEAD
Không chỉ có 4 cách trên mà còn khá nhiều cách phân loại khách hàng, do vậy khi thực hiện tiếp thị, hàng cần cân nhắc lựa chọn cách phân loại cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp chưa có một công cụ giúp quá trình phân loại tối ưu, thì hãy liên hệ với CloudGO để được tư vấn về CloudLEAD - Giải pháp CRM thu lead đa kênh.
Giải pháp có cơ chế phân loại tự động khách hàng, cùng với các tính năng như gom nhóm, gắn thẻ trên phần mềm... để phân loại khách hàng chuyên sâu. Dữ liệu được phân loại sẽ được chuẩn hóa, đảm bảo không dư thừa dữ liệu, và lưu trữ một cách có logic.
>>Tìm hiểu thêm những phần mềm khác:
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai