Chuyển đổi số Phần mềm CRMChức năng phần mềm crm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?
Chức năng của phần mềm CRM đối với doanh nghiệp
Cập nhật lần cuối: 18/11/2018 26.991 lượt xem

Chức năng phần mềm crm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Phần mềm CRM, hay Customer Relationship Management, là một công cụ quan trọng trong quản lý mối quan hệ khách hàng của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phai ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng cũng như chức năng phần mềm crm đem lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số chức năng quan trọng của phần mềm CRM:

Phần mềm CRM và những chức năng quan trọng của phần mềm CRM

Phần mềm CRM và những chức năng quan trọng của phần mềm CRM

Nhờ phần mềm CRM, nhân viên giao dịch sẽ dễ dàng nhận ra nhiều đối tượng khách hàng, phối hợp với các bộ phận kỹ thuật khác trong công ty thực hiện các hoạt động marketing, bán hàng và cung cấp dịch vụ phù hợp, nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và mang lại sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng.

Phần mềm CRM còn giúp ban lãnh đạo công ty xem xét, đánh giá hiệu quả công việc của các nhân viên để đưa ra được các chính sách khen thưởng hoặc kỷ luật. Nhìn chung, hệ thống phần mềm CRM có các chức năng sau:

1. Chức năng giao dịch:

Hệ thống CRM hoạt động tương tự như đối với chương trình Outlook của Microsoft. Nó cho phép bạn giao dịch thư điện tử trong mạng lưới người sử dụng CRM, đồng thời giao dịch thư tín với bên ngoài nhờ khai báo các tài khoản POP3.

2. Chức năng phân tích:

Chức năng phân tích

Một trong những chức năng phần mềm crm không thể không kể đến là cho phép công ty tạo lập và phân tích thông tin để quản lý và theo dõi những việc cần làm, chẳng hạn công việc diễn ra với khách hàng nào, trong bao lâu, thuộc dự án hay đề tài nào, do ai chịu trách nhiệm…

3. Chức năng lập kế hoạch:

Hệ thống CRM giúp bạn bố trí lịch làm việc cho cá nhân, cho tập thể, gồm lịch hàng ngày, lịch hàng tuần và lịch hàng tháng.

4. Chức năng khai báo và quản lý:

Hệ thống CRM cho phép khai báo và quản lý các mối quan hệ với khách hàng để nắm được đó là đối tượng nào trên cơ sở những thông tin hồ sơ đơn giản về họ. CRM sẽ giúp xác định có những khách hàng nào thường xuyên quan hệ với công ty, công ty có những cuộc hẹn làm việc với khách hàng nào, khách hàng là đối tác liên quan tới kế hoạch nào cần ưu tiên…

5. Chức năng quản lý việc liên lạc:

Chức năng quản lý việc liên lạc

Hệ thống CRM cho phép quản lý và theo dõi các cuộc gọi điện thoại trong công ty, giúp bạn đạt được kế hoạch vào những thời gian nào cần gọi cho ai, gọi trong bao lâu và bạn đã thực hiện chưa hay đã quên mất…

6. Chức năng Lưu trữ và cập nhập:

Ngoài ra, với chức năng phần mềm crm còn có thể giúp bạn đọc và ghi tài liệu dù là bất cứ dạng văn bản gì, nhờ đó, người sử dụng hệ phần mềm có thể chia sẻ với nhau về các tài liệu dùng chung, những tài liệu cần cho mọi người tham khảo. Đặc biệt khi nhân viên đi công tác xa, anh ta vẫn sử dụng được một cách dễ dàng kho tài liệu chung của công ty mình, đồng thời có thể gửi vào đó những hồ sơ tài liệu mới cho đồng nghiệp bất chấp khoảng cách địa lý… Có thể nói, CRM đã loại bỏ hoàn toàn việc gửi văn bản đính kèm qua thư điện tử đến với mọi người một cách rời rạc như trước đây.
>> Xem thêm: Phần mềm CRM là gì? Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh với phần mềm CRM

7. Chức năng hỗ trợ các dự án:

Hệ thống CRM cho phép khai báo và quản lý thông tin cần thiết về những dự án mà công ty bạn cầnlập kế hoạch và triển khai. Cùng với những thông tin chính về dự án, bạn có thể quản lý danh sách các thành viên tham gia dự án, họ thuộc các công ty nào, tiến trình công việc diễn ra như thế nào, thời điểm các cuộc hẹn ra sao, các hợp đồng nào cần ký kết…. Bạn cũng có thể phân chia dự án thành các dự án nhỏ hơn và lên lịch trình thực hiện chúng.

8. Chức năng thảo luận:

Hệ thống CRM tạo ra môi trường giao lưu thông tin công khai trên toàn hệ thống thông qua việc viết tin, trả lời tin… Bên cạnh đó, phần mềm CRM có thể giúp từng nhóm người trao đổi trực tuyến để thể hiện quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, bất kỳ họ đang ngồi tại cơ quan hay đang đi công tác.

9. Chức năng quản lý hợp đồng:

Chức năng quản lý hợp đồng

Hệ thống CRM cho phép quản lý danh sách các hợp đồng kèm theo, dù đó là những nguyên bản hợp đồng lưu dưới dạng PDF.

10. Chức năng quản trị:

Hệ thống CRM cho phép các nhà quản trị công ty xác lập vai trò và vị trí của những nhân viên bán hàng, nhân viên quan hệ khách hàng, qua đó quản lý và phát huy hết vai trò của họ. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về các chức năng cần phải có của một hệ thống CRM. (Theo sunflowerco.com.vn)

Ngoài các tính năng cơ bản đã đề cập, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM còn mang trong mình một loạt chức năng khác. Cụ thể, nó có khả năng tự động hóa quy trình bán hàng, tối ưu hóa quy trình kiểm duyệt đơn hàng,quản lý thông tin khách hàng, chăm sóc khách hàng, tích hợp dữ liệu.

Tất cả những chức năng phần mềm crm này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất quản lý, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. Kết quả là, doanh nghiệp có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt hơn với các khách hàng hiện tại, thúc đẩy sự gia tăng trong lượng khách hàng, và tạo cơ hội kinh doanh lâu dài với khách hàng truyền thống.

Tóm lại, phần mềm CRM giúp doanh nghiệp quản lý, chăm sóc, và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng. Chính vì thế, việc áp dụng phần mềm crm cho doanh nghiệp của bạn là điều hết hết sức quan trọng


Tham khảo các bài viết về hệ thống CRM:

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu