Tin tức - Sự kiện Tin thị trườngChiến lược tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh và các chiến lược tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cập nhật lần cuối: 12/11/2018 24.906 lượt xem

Chiến lược tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất khác với năng lực cạnh tranh của một quốc gia trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ phân tích đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mong bạn đọc tránh nhầm lẫn.

Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Lý thuyết về Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo Wikipedia là những gì doanh nghiệp thể hiện và ưu thế của mình có gì vượt trội hơn đối thủ trong việc thỏa mãn những yêu cầu từ khách hàng. Doanh nghiệp đạt được điều này bằng cách tận dụng điểm mạnh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Từ đó hướng đến kết quả tồn tại, phát triển và cải thiện vị thế trên thị trường so với các đối thủ.

Vai trò và ứng dụng của năng lực cạnh tranh trong kinh doanh

Năng lực cạnh tranh đóng một vai trò thiết yếu đối với sự thành công của doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Tạo dựng lợi thế cạnh tranh: Giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với đối thủ, thu hút khách hàng và đạt được lợi nhuận cao hơn.

  • Tăng cường khả năng thích nghi: Trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp linh hoạt thích ứng với những xu hướng và nhu cầu mới của thị trường.

  • Thu hút và giữ chân khách hàng: Các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.

  • Gia tăng cơ hội hợp tác: Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh sẽ được các đối tác kinh doanh đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác và tăng cường sức mạnh cạnh tranh.

Để ứng dụng hiệu quả năng lực cạnh tranh trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào một số yếu tố sau:

  • Đổi mới: Không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ, ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất và kinh doanh.

  • Phát triển đội ngũ nhân viên: Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ cao, năng động và sáng tạo.

  • Xây dựng thương hiệu: Tạo dựng một thương hiệu mạnh, gắn liền với chất lượng và uy tín.

  • Quản lý chi phí hiệu quả: Kiểm soát chi phí chặt chẽ để tạo ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh.

  • Nghiên cứu thị trường: Theo dõi và phân tích thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và các động thái của đối thủ.

Việc ứng dụng thành công năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp củng cố vị thế trên thị trường, tăng cường lợi thế trước đối thủ và đạt được mục tiêu kinh doanh lâu dài.

>>Tìm hiểu CRM là gì mà có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Thị trường cực kỳ cạnh tranh khi chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024 đã có 97.299 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường. Và chúng tôi đút rút ra được những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp:

  • Tài chính

  • Con người

  • Thương hiệu nhãn hiệu

  • Trình độ tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh

  • Nghiên cứu thị trường và Marketing

  • Cơ sở vật chất và công nghệ

Để đi sâu thêm về năng lực cạnh tranh phải đối mặt với những gì ở phần kế tiếp chúng tôi sẽ đề cập về thách thức một cách chi tiết.

Những thách thức đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Thách thức đối với năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô và mức độ nghiêm trọng. Nhưng để dễ hiểu và mức độ phổ biến chúng tôi sẽ đề cập đến 3 thách thức sau:

Những thách thức đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Những thách thức đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối thủ bắt chước

Khi một sản phẩm được ra mắt chào sân đến với khách hàng công chúng thành công, lúc này những doanh nghiệp đánh hơi được “mùi tiền” sẽ có hành động là sản xuất sản phẩm có đặc điểm khá tương tự và nhanh chóng hạ giá nó bằng cách nhanh chóng các sản phẩm thay thế rẻ hơn.

Cuộc chiến giá cả

Các doanh nghiệp và công ty sẽ khơi dậy cuộc chiến về giá để đánh vào tâm lý thị trường ham giá hời mở rộng thị trường và mong muốn độc quyền thương hiệu.

Cuộc chiến về giá xảy ra khi các đối thủ tranh giành khách hàng bằng cách giảm giá xuống dưới mức giá của đối thủ. Cuộc chiến về giá có thể tốt cho khách hàng vì họ có thể nhận được sản phẩm và dịch vụ họ mong muốn với mức giá thấp hơn.

Trong cuộc chiến về giá, giá có thể giảm xuống thấp đến mức họ sẽ phải chịu bán lỗ, để giá thấp đến mức không công ty cạnh tranh nào có thể kiếm được nhiều lợi nhuận từ hàng hóa và phá sản.

Ví dụ cụ thể là một quầy thuốc nhỏ tư nhân có thể bối rối khi một nhà thuốc chi nhánh của Long Châu, An Khang mở gần đó. Long Châu, An Khang có thể mua thuốc và sản xuất dược phẩm với số lượng lớn, giúp giảm chi phí. Họ có thể chuyển những mức giá rẻ này cho khách hàng.

Hay các siêu thị có lợi thế cạnh tranh so với các cửa hàng tạp hóa nhỏ hơn vì họ có thể đưa ra những khuyến mãi lỗ để hút khách. Đây là khi hàng hóa thấp hơn giá vốn. Mục đích của chiến dịch này là ngầm định với khách hàng tiếp tục mua các sản phẩm khác với giá rẻ hơn cả giá gốc.

Và những khoản lỗ này chỉ là khoản nhỏ so với lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Một cửa hàng tạp hóa nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc cân bằng các chi phí bổ sung như thế này.

Sự khác biệt hóa sản phẩm

Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra những sản phẩm phẩm cạnh tranh hơn bằng cách tạo ra những sản phẩm nổi bật so với đối thủ về giá cả, chất lượng hoặc quy trình dịch vụ.

Đây có thể được xem là khác biệt hóa sản phẩm. Các phương pháp tạo sự khác biệt bao gồm:

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu đặc trưng (cá tính) riêng cho hàng hóa hoặc dịch dịch vụ.

  • Làm rõ lợi thế điểm độc nhất của hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ: Tại CloudGO chúng tôi lấy giải pháp tinh gọn để làm nên điểm độc đáo của một sản phẩm dịch vụ.

  • Các yếu tố cạnh tranh khác như vị trí địa lý, thiết kế, bộ nhận diện thương hiệu, marketing tốt hơn đối thủ,...

Cách thực hiện chiến lược tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và các đối thủ cạnh tranh đã thay đổi không chỉ lý thuyết, cách giảng dạy mà còn ảnh hưởng lớn đến cách các công ty thực hành chiến lược cạnh tranh của mình.

Hàng triệu nhà quản lý, tư vấn, học giả trên khắp thế giới đã sử dụng những ý tưởng của cuốn sách và áp dụng chúng trong việc đánh giá ngành, tìm hiểu các đối thủ và lựa chọn những chiến lược cạnh tranh.

Tác giả Michael E.Porter là Giáo sư khoa học Quản trị kinh doanh trường Kinh doanh Harvard. Ông là tác giả hàng đầu thế giới về chiến lược cạnh tranh. Ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu, Porter còn tư vấn cho một số chính phủ và nhiều tập đoàn về chiến lược cạnh tranh. Sau đây là những cách thực hiện chiến lược cạnh tranh:

Cách thực hiện tăng chiến lược tăng năng lực cạnh tranh

Cách thực hiện tăng chiến lược tăng năng lực cạnh tranh

Ứng dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong một ngành - Mô hình của Michael Porter

Tình hình cạnh tranh trong một ngành – gồm một nhóm công ty sản xuất những sản phẩm giống nhau hay thay thế cho nhau một cách dễ dàng – phụ thuộc vào 5 yếu tố cơ bản. Sức mạnh của 5 lực cạnh tranh này sẽ quyết định lợi nhuận tiềm năng của các công ty trong ngành:

5 Mô hình áp lực cạnh tranh - Michael Porter

5 Mô hình áp lực cạnh tranh - Michael Porter

1. Nguy cơ có đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường

Những doanh nghiệp mới gia nhập một ngành sẽ mang theo những nguồn lực mới, tạo áp lực cạnh tranh, và thường làm giảm lợi nhuận ngành. Mối nguy cơ có đối thủ gia nhập mới trong một ngành phụ thuộc vào hàng rào chống gia nhập, cùng với những phản ứng chống gia nhập – có thể dự đoán được – từ những công ty hiện hữu. Có 6 hàng rào chống gia nhập chính: Lợi thế nhờ quy mô kinh tế, những sự khác biệt về sản phẩm, yêu cầu về vốn, chi phí chuyển đổi của khách hàng, sự tiếp cận các kênh phân phối. Nếu hàng rào chống gia nhập lớn, và các công ty trong ngành phản ứng mạnh mẽ, nguy cơ có đối thủ gia nhập ngành sẽ thấp.

2. Cạnh tranh từ các công ty hiện hữu trong ngành

Cạnh tranh trong ngành xảy ra vì một trong nhiều đối thủ trong ngành hoặc cảm thấy áp lực, đe dọa từ các đối thủ khác, hoặc nhìn thấy cơ hội để cải tiến vị trí của mình. Những hình thức cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành như: giảm giá, chiến tranh về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới, tăng quyền lợi cho khách hàng.

3. Nguy cơ đến từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế

Tất cả các công ty trong một ngành không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với tất cả những công ty trong các ngành sản xuất những sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế – với mức giá cạnh tranh tốt – sẽ hạn chế tiềm năng lợi nhuận của các công ty trong ngành.

4. Quyền lực mặc cả của khách hàng

Khách hàng cạnh tranh với các công ty trong ngành bằng cách ép giá, đòi hỏi chất lượng cao, và đưa các công ty vào thế cạnh tranh để được lựa chọn. Nhóm khách hàng được xem là cạnh tranh mạnh khi: mua số lượng lớn so với doanh số của người bán, sản phẩm mua từ ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mua của khách, sản phẩm không có sự khác biệt, chi phí chuyển đổi qua người bán khác thấp, khách hàng có lợi nhuận thấp, khách hàng có tiềm năng tích hợp ngược (mua lại nhà cung cấp),khách hàng có đủ thông tin. Các công ty có thể thay đổi quyền lực mặc cả của khách hàng bằng cách lựa chọn nhóm khách hàng.

5. Quyền lực mặc cả của nhà cung cấp

Các nhà cung cấp cạnh tranh với các công ty trong ngành bằng cách ép tăng giá, hay giảm chất lượng, dịch vụ sản phẩm. Các nhà cung cấp mạnh có thể vắt kiệt lợi nhuận của các công ty trong ngành. Các công ty có thể thay đổi quyền lực cạnh tranh của các nhà cung cấp bằng cách đe doạ tích hợp ngược, xoá bỏ chi phí chuyển đổi và những chiến lược khác.

Cường độ cạnh tranh trong một ngành là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau: Quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay tình trạng cân bằng nhau, tăng trưởng trong ngành chậm, chi phí cố định của sản phẩm cao, thiếu sự khác biệt về sản phẩm, sự chuyển đổi của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào giá và dịch vụ, yêu cầu tăng công suất để đạt quy mô kinh tế, quyền lợi chiến lược dành cho những người đứng đầu, hàng rào ngăn cản rút lui cao. Tuỳ ngành, cường độ cạnh tranh từ 5 yếu tố trên có thể rất thấp, thấp, cao, hay rất cao.

Ứng dụng 3 chiến lược cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Dưới đây là 3 chiến lược cạnh tranh tổng quát mà doanh nghiệp có thể sử dụng riêng biệt hay phối hợp nhằm tạo vị thế phòng thủ trong dài hạn và đạt kết quả kinh doanh vượt trội so với các công ty khác trong ngành.

1. Chiến lược tổng chi phí thấp: Chiến lược này nhằm đạt tổng chi phí thấp so với các đối thủ khác trong ngành thông qua tập hợp các chính sách.

Chiến lược chi phí thấp giúp doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao, bảo vệ doanh nghiệp trước các khách hàng, nhà cung cấp mạnh, tạo ra một hàng rào chống gia nhập cao, giảm sự đe dọa của các sản phẩm thay thế.

Để đạt được tổng chi phí thấp, doanh nghiệp có thị phần cao, và có những lợi thế khác như tiếp cận thuận lợi với nguồn nhiên liệu, thiết kế sản phẩm để chế tạo, dòng sản phẩm rộng để chia nhỏ chi phí, bán được sản phẩm cho các khách hàng lớn.

2. Chiến lược đặc trưng hóa khác biệt: Chiến lược này nhằm đạt được sự khác biệt so với các sản phẩm của các đối thủ trong ngành. Sự khác biệt này được xây dựng trên thương hiệu, sức mạnh dịch vụ, hệ thống phân phối… hoặc những điểm mạnh đặc trưng của công ty.

Chiến lược khác biệt hoá – nếu thực hiện thành công – là một chiến lược bền vững giúp công ty đối phó được với 5 yếu tố cạnh tranh một cách hiệu quả, và thu được lợi nhuận trên mức trung bình trong ngành.

3. Chiến lược tập trung: Chiến lược này tập trung vào phục vụ thật tốt một mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như một nhóm khách hàng, một phân khúc sản phẩm, phân khúc thị trường, một vị trí địa lý cụ thể…

Chiến lược tập trung – khi thành công – cũng sẽ giúp công ty đạt được chi phí thấp, hoặc/và sự khác biệt hóa trong thị trường mục tiêu hẹp mà doanh nghiệp đã chọn.

Một doanh nghiệp không tạo được lợi thế cạnh tranh qua một trong những chiến lược trên sẽ không có mức lợi nhuận cao, và là một đối thủ cạnh tranh yếu trong ngành. Doanh nghiệp bị kẹt giữa các chiến lược này cần thực hiện một quyết định chiến lược cơ bản. Việc này cần thời gian và phải nỗ lực liên tục.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Để phân tích một đối thủ cạnh tranh, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố: mục tiêu của đối thủ, vị thế cạnh tranh hiện tại của đối thủ, và đặc biệt là phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ trong từng mặt sau:

  • Sản phẩm: Vị thế của sản phẩm, bề rộng và độ sâu của các dòng sản phẩm.

  • Hệ thống phân phối, bán hàng và marketing.

  • Sản xuất: Chi phí sản xuất, môi trường lao động, mức độ tích hợp theo chiều dọc…

  • Nghiên cứu và chế tạo: Khả năng nghiên cứu và phát triển nội bộ, khả năng tiếp cận những nghiên cứu bên ngoài.

  • Tổng chi phí: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.

  • Sức mạnh tài chính: Dòng tiền, khả năng vay nợ ngắn hạn và dài hạn, năng lực huy động vốn mới trong tương lai gần.

  • Tổ chức: Mục tiêu, giá trị cốt lõi, sự nhất quán giữa tổ chức và chiến lược.

  • Khả năng lãnh đạo của ban quản lý cấp cao: Chất lượng lãnh đạo của CEO và các quản lý cấp cao, khả năng điều phối, tính sáng tạo, linh hoạt, thích nghi của CEO và ban lãnh đạo.

  • Sự hỗ trợ của công ty mẹ: Khả năng hỗ trợ về mặt tài chính và các nguồn lực khác của công ty mẹ về những thay đổi của các đơn vị kinh doanh, khả năng luân chuyển cán bộ lãnh đạo.

Phân tích này nhằm giúp chúng ta trả lời những câu hỏi sau và đánh giá được nguy cơ cạnh tranh từ đối thủ:

  • Đối thủ có hài lòng với vị trí hiện tại trong ngành không?

  • Nếu bị đe dọa vị trí đang có, đối thủ có khả năng và sẽ thực hiện những hành động nào?

  • Điều gì sẽ kích động đối thủ có những quyết định, hành động trả đũa mạnh mẽ?

  • Đâu là những điểm yếu nhất của đối thủ?

Phân tích tín hiệu thị trường

Các hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp một chỉ báo trực tiếp hoặc gián tiếp về ý định, động cơ, mục tiêu hay hiện trạng của họ. Một số tín hiệu là giả, một số là những cảnh báo và một số là những cam kết nghiêm túc.

Việc đọc và phân tích tín hiệu thị trường được xem như là hình thức bậc hai của việc phân tích đối thủ cạnh tranh. Những tín hiệu thị trường chủ yếu là:

Những tuyên bố trước khi hành động, bao gồm các tuyên bố: Thể hiện sự theo đuổi cam kết nhằm mục đích chiếm tiên cơ trước đối thủ, ví dụ như một công ty ra thông báo sản phẩm mới sớm trước thời gian nhằm:

  • Làm cho thị trường không mua hàng khác nữa và chờ, đe doạ thực hiện hành động nếu đối thủ thực hiện một hành động nào đó.

  • Chỉ nhằm kiểm tra cảm nghĩ của đối thủ, và có thể không được hiện thực hoá;

  • Thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng với những phát triển cạnh tranh trong ngành; hòa giải nhằm giảm tối thiểu mức độ kích động của một thay đổi chiến lược sắp xảy ra;

  • Thông tin đến cộng đồng tài chính nhằm mục đích nâng giá cổ phiếu hoặc cải thiện danh tiếng công ty.

  • Những tuyên bố sau khi đã xảy ra hành động, bao gồm các tuyên bố về: mở rộng sản xuất, tăng trưởng doanh số, lợi nhuận hay các kết quả, hành động khác sau khi chúng đã xảy ra.

Những tuyên bố này có thể đúng, có thể sai, và đôi khi có tác dụng “nghi binh” đối với các đối thủ cạnh tranh.

  • Những thảo luận, bình luận về ngành: Các đối thủ cạnh tranh bình luận về tình hình trong ngành, bao gồm những dự báo về nhu cầu và giá cả, về công suất tương lai…

  • Phân tích những ý kiến này của các đối thủ sẽ giúp chúng ta dự đoán được những hành động tiếp theo của họ.

  • Lý giải của đối thủ về hành động của họ: Các công ty cũng thường bình luận về các quyết định, hành động của họ với công chúng hoặc trong các diễn đàn.

  • Các chiến thuật thực sự của đối thủ: Thông qua những hành động của đối thủ, chúng ta có thể nhận biết họ muốn cạnh tranh đối đầu, hay hoà giải.

  • Những sự thay đổi về chiến lược: Sự chuyển hướng khỏi các mục tiêu trong quá khứ, sự chệch hướng khỏi các tiền lệ trong ngành.

  • Phản công: Nếu một doanh nghiệp A bắt đầu tấn công vào thị trường của doanh nghiệp B, thì doanh nghiệp B sẽ ra tín hiệu cho biết sẽ đáp trả vào các thị trường của A.

  • Tấn công nhãn hiệu: Doanh nghiệp B phát triển những nhãn hiệu tấn công trực tiếp vào nhãn hiệu của A.

  • Các vụ kiện: Một doanh nghiệp có thể “thật sự” kiện một doanh nghiệp khác về chống độc quyền hay xâm phạm bản quyền… nhưng đó cũng có thể chỉ là chiến thuật quấy rối hay trì hoãn.

Những hành động cạnh tranh từ các đối thủ

Những hành động cạnh tranh hợp tác hoặc không có tính đe doạ, bao gồm:

  • Loại 1 là cải thiện vị trí doanh nghiệp, và đồng thời cải thiện vị trí của các đối thủ cạnh tranh ngay cả khi họ không làm theo.

  • Loại 2 là cải thiện vị trí doanh nghiệp, và đồng thời cải thiện vị trí của các đối thủ cạnh tranh chỉ khi một số lớn doanh nghiệp trong ngành cùng làm theo.

  • Loại 3 là cải thiện vị trí doanh nghiệp khi các đối thủ khác không bắt chước, không làm theo.

Những hành động cạnh tranh đe dọa: Hành động cải thiện vị thế của một doanh nghiệp sẽ tạo ra sự đe dọa đối với các đối thủ cạnh tranh. Khi đó, doanh nghiệp cần phải dự đoán và phòng vệ sự trả đũa của các doanh nghiệp đối thủ.

Sự trả đũa của các đối thủ cạnh tranh thường có độ trễ vì các lý do sau: độ trễ trong nhận thức, độ trễ khi xây dựng một chiến lược trả đũa, độ trễ gây ra do xung đột mục tiêu, động cơ.

Những hành động cạnh tranh phòng thủ:

  • Cách phòng thủ trước nhất và hiệu quả nhất là ngăn chặn một cuộc chiến xảy ra bằng cách làm cho đối thủ – người gây chiến – biết rằng sự trả đũa sẽ xảy ra và sẽ có hiệu quả.

  • Cách cạnh tranh phòng thủ thứ hai là trả đũa một cách khôn ngoan và mạnh mẽ.

  • Cách cạnh tranh phòng thủ thứ ba là ngăn chặn không cho đối thủ đạt mục tiêu.

Tuyên bố cam kết và thực thi cam kết:

  • Để xác định vị thế cạnh tranh và tạo một sự vị nể e dè đúng mức từ các đối thủ, doanh nghiệp phải biết cách tuyên bố những cam kết, chẳng hạn như: sẽ chắc chắn theo đuổi hành động nào đó, sẽ trả đũa và tiếp tục trả đũa nếu bị tấn công, sẽ không hành động hay không từ bỏ hạnh động…

  • Doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn lực để thực hiện cam kết, và thật sự thực hiện theo như tuyên bố. Điều này làm cho đối thủ vị nể, và tạo ra vị thế cạnh tranh khá tốt cho doanh nghiệp.

Đối với trường hợp ít đối thủ trong ngành: Khi trong một ngành chỉ có 2-3 đối thủ cạnh tranh, tình thế khá là lưỡng nan. Nếu một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược riêng mà các doanh nghiệp khác không biết trước, thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp còn lại. Và nếu các doanh nghiệp không tin nhau, trả đũa nhau thì tất cả đều thiệt hại.

>>Phần mềm CRM giúp bạn giảm thiểu rủi ro rơi vào bế tắc với mối quan hệ khách hàng

Chiến lược đối với khách hàng

Chiến lược đối với khách hàng

Chiến lược đối với khách hàng

Một cách lý tưởng, doanh nghiệp chỉ nên bán sản phẩm cho những khách hàng mà khi đó doanh nghiệp có lợi nhất. Vì thế lựa chọn khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp là một chiến lược quan trọng.

Các tiêu chuẩn chính yếu để doanh nghiệp chọn khách hàng mục tiêu:

  • Nhu cầu mua hàng của khách hàng trong tương quan với năng lực cung cấp của doanh nghiệp;

  • Tiềm năng tăng trưởng nhu cầu mua hàng;

  • Vị thế của khách hàng: quyền lực hiện tại và thiên hướng của khách hàng trong việc sử dụng quyền lực của mình để “mặc cả” với doanh nghiệp;

  • Tính nhạy cảm của giá cả đối với nhu cầu mua của khách hàng.

  • Chi phí để phục vụ và làm cho khách hàng thỏa mãn.

Chiến lược đối với nhà cung cấp

Những chiến lược giúp giảm quyền lực của các nhà cung cấp đối với doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp nên mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để tránh bị lệ thuộc vào số ít nhà cung cấp. Tuy nhiên khi làm vậy doanh nghiệp phải đảm bảo rằng lợi ích đạt được sẽ cao hơn chi phí phát sinh khi mua từ nhiều nhà cung cấp.

  • Tránh hoặc giảm tối đa chi phí chuyển đổi, nghĩa là tránh bị “dính chặt” vào bất kỳ nhà cung cấp nào.

  • Khuyến khích những nguồn cung cấp thay thế tham gia thị trường.

  • Thúc đẩy tiêu chuẩn hoá sản phẩm, khi đó giá sản phẩm và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp sẽ giảm xuống.

  • Tạo ra mối đe dọa tích hợp ngược – tự cung cấp. Khi biết rằng doanh nghiệp có khả năng tự cung cấp mà không cần đến công ty cung cấp, nhà cung cấp sẽ quan tâm, hợp tác, và linh động hơn trong việc giao dịch với doanh nghiệp.

Phân tích cạnh tranh trong ngành

Các ngành khác nhau sẽ có những đặc điểm, nhân tố khác nhau. Vi thế chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp trong các ngành cũng khác nhau. Dưới đây là những chiến lược chung nhất mà các doanh nghiệp có thể nghiên cứu để áp dụng.

  • Chuyên môn hoá: Mức độ tập trung hóa của doanh nghiệp về dòng sản phẩm, phân khúc khách hàng mục tiêu, thị trường…

  • Sức mạnh thương hiệu: Thương hiệu có đủ mạnh hay không? Nếu thương hiệu không mạnh, doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá và các yếu tố khác.

  • Tiếp thị: Doanh nghiệp tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng hay gián tiếp thông qua hệ thống phân phối.

  • Kênh phân phối: Doanh nghiệp chọn kênh phân phối nào: hệ thống đại lý, cửa hàng, bán trực tiếp đến khách hàng, kênh phân phối internet…

  • Chất lượng sản phẩm: Doanh nghiệp có tạo được sự khác biệt bằng chất lượng vượt trội?

  • Trình độ công nghệ: Doanh nghiệp có thường xuyên cải tiến công nghệ. Công nghệ của doanh nghiệp nằm ở vị trí nào so với các đối thủ trong ngành.

  • Mức độ tích hợp dọc theo chiều dọc: Doanh nghiệp sẽ tạo thêm giá trị khi sở hữu hệ thống cung cấp nguyên liệu, hay hệ thống phân phối.

  • Chi phí: Chi phí của doanh nghiệp có được quản lý tốt so với các đối thủ?

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Doanh nghiệp có tạo được sự khác biệt bằng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình.

  • Giá sản phẩm: Doanh nghiệp có chính sách giá cả đặc thù hay khác biệt gì không?

  • Đòn bẩy tài chính: Cơ cấu nợ trên vốn của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong ngành?

  • Quan hệ với tập đoàn mẹ: Doanh nghiệp có tập đoàn mẹ mạnh không? Sự chi phối, hỗ trợ của tập đoàn mẹ đối với doanh nghiệp.

  • Quan hệ với chính quyền: Quan hệ của doanh nghiệp với chính quyền có tốt không. Trong một số trường hợp, việc quan hệ tốt với chính quyền sẽ mang lại nhiều đặc quyền và lợi thế.

  • Để phân tích cạnh tranh trong ngành, chúng ta cần phân tích các nhóm chiến lược trong ngành. Đó là nhóm các doanh nghiệp trong một ngành cùng theo đuổi một chiến lược giống nhau hay tương tự nhau.

Lợi nhuận tiềm năng của các doanh nghiệp trong những nhóm chiến lược khác nhau thường khác nhau, do sự tác động của 5 lực cạnh tranh lớn lên từng nhóm sẽ khác nhau.
Các nhóm chiến lược tạo ra những hàng rào gia nhập, ngăn cản các doanh nghiệp mới tham gia nhóm và ngành; hàng rào này cũng đồng thời ngăn cản các doanh nghiệp chuyển dịch vị trí từ nhóm chiến lược này sang nhóm chiến lược khác.

Sự vận động tiến hoá của ngành

Mọi ngành kinh doanh đều bắt đầu với một cơ cấu ban đầu. Tuy vậy, các động lực tiến hoá sẽ làm cho các ngành vận động và hướng đến một cơ cấu tiềm năng.

Để có thể dự báo được sự tiến hoá của ngành, chúng ta phải phân tích được các động lực chủ yếu làm nên sự tiến hoá đó:

  • Những thay đổi trong tương lai về sự tăng trưởng của ngành;

  • Những thay đổi về phân khúc khách hàng;

  • Quá trình học hỏi của khách hàng;

  • Sự giảm bớt tính không chắc chắn của doanh nghiệp;

  • Sự lan toả, phổ cập của các kiến thức độc quyền;

  • Sự tích lũy kinh nghiệm;

  • Sự mở rộng hoặc thu hẹp quy mô;

  • Những thay đổi về chi phí đầu vào;

  • Dao động của tỷ giá hối đoái;

  • Sự cải tiến sản phẩm;

  • Sự cải tiến marketing;

  • Sự cải tiến quy trình sản xuất;

  • Sự thay đổi cơ cấu của những ngành liên quan;

  • Sự thay đổi chính sách của chính phủ;

  • Sự gia nhập và rút khỏi ngành của các doanh nghiệp.

Những rủi ro khi thực hiện các chiến lược chiến lược cạnh tranh

  • Rủi ro của chiến lược tổng chi phí thấp: Thay đổi công nghệ làm vô hiệu hoá việc giảm chi phí hiện tại, các doanh nghiệp khác sao chép, không có khả năng nhìn thấy những sự thay đổi của thị trường vì quá tập trung vào chi phí, lạm phát làm mất đi ưu thế về khoản chi phí giảm.

  • Rủi ro của chiến lược đặc trưng hóa khác biệt: Chi phí để tạo sự khác biệt quá lớn và những sự khác biệt mà doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ không còn giá trị trong tương lai, sự bắt chước sao chép của đối thủ.

  • Rủi ro của chiến lược tập trung: Sự khác biệt về sản phẩm hay dịch vụ bị thu hẹp, các đối thủ khác có thể tìm kiếm và tập trung tốt hơn vào thị trường nhỏ bên trong của thị trường tập trung của doanh nghiệp.

Tạm kết

Qua bài đọc hy vọng bạn đọc đã hiểu được phần nào về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như đã có được riêng cho mình những cách cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

CloudGO - Giải pháp chuyển đổi số tinh gọn

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu