Hệ Thống CRM Giúp Marketing Hiệu Quả Hơn
3 cách Hệ Thống CRM giúp DN Marketing với chi phí thấp nhất
Thật đáng ngạc nhiên khi nhiều người làm Marketing vẫn chỉ làm việc với những danh sách khách hàng trên Excel. Họ cũng chỉ sử dụng Outlook để gửi hàng loạt email giống hệt nhau đến các khách hàng của mình. Không thể phủ nhận rằng Excel và Outlook là những công cụ tuyệt vời, nhưng chúng lại không thật sự hiệu quả cho hoạt động tiếp thị hiện đại. Một hệ thốngCRM (Customer Relationship Management – Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng) tốt có thể giúp bạn Marketing hiệu quả hơn theo ba cách sau:
CRM và Marketing
Những yếu tố CRM giúp doang nghiệp marketing thành công:
1. Phân nhóm khách hàng (Segmentation):
Bạn có biết số lượng khách hàng mình có ở mỗi quận? Bạn cóthống kêđược số khách hàng tiềm năng (Prospect) mỗi nhân viên có trong quy trình bán hàng (Sales Pipeline) của mình? Nếu bạn không phân chia khách hàng thành những nhóm khác nhau, bạn có thể sẽ gửi đi những thông điệp giống hệt nhau. Hậu quả là, tỷ lệ mở mail hay phản hồi đối với thông điệp rất thấp. Trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ nhận được những phản ứng không tốt từ khách hàng hoặc làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty.
Dưới đây là vài lời khuyên để xây dựng một cơ sở dữ liệu khách hàng tốt:
- Chất lượng dữ liệu: Cơ sở dữ liệu tốt là nền tảng căn bản cho một chiến lược Marketing hiệu quả. Bạn càng có nhiều thông tin về công ty khách hàngcàng tốt. Hãy tận dụng sức mạnh của Google và những công cụ Online khác (như Linkedln chẳng hạn) để làm được điều đó. Bạn cũng cần thực hiện điều tương tự đối với những thông tin của những cá nhân mà bạn liên hệ. Tối thiểu bạn cần có được số điện thoại, email và vị trí công việc của từng người. Bạn cũng có thể thêm sở thích của họ vào phần thông tin lưu trữ để dễ dàng hơn cho việc tiếp cận và tạo mối quan hệ tốt sau này. Và nếu đã có một cơ sở dữ liệu tốt, điều tiếp theo bạn cần làm là cập nhật dữ liệu liên tục. Đây không chỉ là việc của bộ phận Marketing mà còn dành cho mọi cá nhân trong công ty, những người có liên hệ với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng (như Sales hay Customer Service).
- Sự chọn lọc: Khi dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc thông tin nhất định, sẽ rất dễ dàng để xác định nhóm khách hàng mục tiêu. Trong một trường hợp cụ thể: quản lí muốn bạn chạy mộtchiến dịch Marketing cho các khách hàng tiềm năng giữ chức vụ “Quản lí bán hàng” đã được phân cho nhân viên bán hàng tên “Frank”.Với hệ thống CRM, bạn có thể nhanh chóng tạo ra một danh sách phù hợp với các tiêu chuẩn trên chỉ trong vài giây.
Không còn những danh sách Excel trong ổ cứng máy tính, thay vào đó là những danh sách khách hàng được lưu trong một hệ thống mở có thể quản lý và theo dõi bất cứ lúc nào.
2. Quản lí dự án:
Nếu bạn làm quản trị dự án, số lượng mail, các tập hồ sơ và hoạt động liên quan đến dự án là vô cùng lớn.
- Với hệ thống CRM, bạn có thể tạo một hồ sơ dự án, sau đó thêm vào tất cả tài liệu, mail và các hoạt động liên quan. Bạn cũng có thể thêm các thành viên tham gia dự án vào hồ sơ này. Và nếu bạn xếp lịch cho một sự kiện trên CRM, ví dụ như một cuộc họp cập nhật thông tin dự án định kì, bạn cũng có thể gán thông tin dự án này vào nội dung cuộc họp để tất cả những người liên quan có thể truy cập và tìm thấy những tài liệu liên quan để chuẩn bị trước khi tham gia.
- Với công cụ CRM, người quản lí dự án có khả năng nắm được tất cả thông tin liên quan một cách bao quát và có thể truy xuất, quản lý hoạt động của tất cả những thành viên tham gia.
3. Tự động chăm sóc khách hàng:
Với những công cụ phù hợp, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian cho các công việc mang tính hành chính, và thay vào đó đầu tư cho việc theo dõi và nâng cao hiệu quả của các hoạt động Marketing. Hệ thống CRM cho phép bạn truy cập một cách nhanh chóng vào những thông tin về từng khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Đồng thời, những công cụ eMarketing tích hợp cũng giúp bạn dễ dàng quản lí chiến dịch của mình.
Hãy tham khảo quy trình làm việc cụ thể dưới đây:
Các bước tự động chăm sóc khách hàng
Giải thích quy trình:
Bước 1: Lên kế hoạch (Planning)
Xác định nhóm đối tượng khách hàng và quyết định nội dung chủ đề cho chiến dịch của bạn.
Bước 2:Triển khai (Production)
Thêm văn bản/hình ảnh vào công cụ eMarketing và thiết kế mail gửi cho khách hàng. Bạn cũng có thể tạo những Landing Pages (trang đích)cho phần nội dung. Sau đó chọn ra danh sách khách hàng phù hợp để gửi mail.
Bước 3:Theo dõi (Follow-up)
Hệ thống CRM sẽ giúp bạn biết được người nhận thư đã nhấp vào những liên kết nào và họ thích những nội dung nào. Phương pháp này giúp bạn có một tầm nhìn tổng quát về những nội dung được người đọc quan tâm nhất. Và nếu bạn bao gồm cả CTA’s (Call-to-action – Câu kêu gọi hành động) trong những mail đã gửi, bạn có thể thêm/gán hoạt động theo dõi vào nhật kí bán hàng của những nhân viên Sales phù hợp. Với một công cụ eMarketing được tích hợp đầy đủ, bạn cũng có thể tự động hóa nhiều chức năng như thêm những người đã click vào một liên kết trong mail của bạn vào những danh sách hay chiến dịch tiếp cận sẽ được triển khai trong tương lai.
Hệ thống CRM thường được biết đến như một công cụ bán hàng, nhưng thực ra CRM là viết tắt của Customer Relationship Management – Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng, và đó chính xác là những gì chúng ta làm trong Marketing.
Tóm lại, hai công cụ sau là những phương pháp tuyệt vời hãy để nâng cao hiệu quả công việc của bạn:
- Hệ thống CRM: Lưu trữ thông tin của khách hàng trong một cơ sở dữ liệu tập trung, với các chức năng hỗ trợ việc phân khúc, lựa chọn và truyền thông đúng mục tiêu.
- Công cụ emarketing tích hợp: giúp thiết kế những email chuyên nghiệp và đo lường kết quả Marketing.
Tác giả: Camilla Graue | SuperOffice
Tham khảo bài trên diễn đàn giaiphapcrm.vn
Bài viết liên quan marketing:
- CRM: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TỐI ƯU
- NGHỆ THUẬT TRONG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
- CRM có thể giúp gì cho các chiến dịch Marketing?
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai