Chăm sóc Khách hàng Chăm sóc khách hàng đa kênh11+ phương pháp giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng tốt nhất năm 2024
Tâm lý khách hàng là gì? 11 cách "bắt bài" tâm lý khách hàng tốt nhất
Cập nhật lần cuối: 17/11/2022 3.382 lượt xem

11+ phương pháp giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng tốt nhất năm 2024

Tâm lý khách hàng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả. Để đạt được lợi thế kinh doanh trước sự cạnh tranh gay gắt, việc nắm bắt tâm lý không chỉ giúp đáp ứng đúng nhu cầu mà còn làm gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Vậy tâm lý khách hàng là gì? Cùng đồng hành với CloudGO để khám phá sâu hơn qua nội dung bài viết bên dưới đây nhé!

Tâm lý khách hàng là gì?

Tâm lý khách hàng là những yếu tố tâm lý, là những gì mà một nhà kinh doanh sẽ luôn nghĩ đến khi họ muốn khai phá những câu trả lời cho việc “tại sao?” và “lý do nào?” mà khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Doanh nghiệp có biết hay chăng? Ngay cả khi một hành vi mua sắm diễn ra bất chợt, thì nó cũng ẩn chứa một tâm lý mua hàng tiềm tàng.

Ví dụ: Khách hàng có thể đột nhiên cảm thấy muốn ăn đồ ăn nhanh khi họ nhìn thấy một quảng cáo trên TV về một chiếc burger hấp dẫn, và sau đó quyết định đặt hàng ngay lập tức.

Tâm lý khách hàng là gì?

Tâm lý khách hàng là gì?

Chung quy lại, tâm lý khách hàng còn được hiểu như là những nhận thức, niềm tin, cảm xúc và tâm tư của khách hàng mỗi khi thực hiện hành vi mua sắm. Những “bánh răng cảm xúc” đó thường sẽ lay chuyển khi khách hàng bị thuyết phục bởi tác động từ bên yếu tố thứ ba, hay còn được gọi là trải nghiệm khách hàng.

Lý do quan trọng khiến doanh nghiệp cần hiểu rõ tâm lý khách hàng

Là một nhà kinh doanh, mỗi khi nghĩ về việc tạo ra một phương hướng chiến lược trong marketing cho một sản phẩm hay dịch vụ, việc nắm bắt những yếu tố tâm lý sẽ là điều cần thiết. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tìm ra các phương pháp giúp tác động vào hành vi tiêu dùng và quyết định mua hàng của khách hàng.

Lý do quan trọng khiến doanh nghiệp cần hiểu rõ tâm lý khách hàng

Lý do quan trọng khiến doanh nghiệp cần hiểu rõ tâm lý khách hàng

Thêm vào đó, việc thấu hiểu tâm lý khách hàng hoàn toàn có thể giúp nhà kinh doanh thiết kế những thông điệp, thương hiệu và các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Nhận biết và từ đó chuyển hóa những nhu cầu, mong muốn cũng như sự yêu thích thành sự cân nhắc, quyết định mua hàng.

Tóm lại, dù có là ai đi chăng nữa, một nhà tiếp thị, một chủ doanh nghiệp hay chỉ đơn thuần là một người hiếu kỳ về tâm lý con người. Nếu có thể “bỏ túi” được những ý nghĩa cốt lõi của tâm lý khách hàng trong chiến lược marketing, thì đó chắc chắn là một kỹ năng then chốt nhằm tìm kiếm sự thành công.

Khoa học về tâm lý khách hàng

Vào những năm giữa thế kỉ 19, hành vi người tiêu dùng và tâm lý học bắt đầu nổi lên. Cuối những năm 1950, tiếp thị dần chuyển hướng từ kinh tế học sang ngành khoa học hành vi khác như xã hội học, nhân chủng học và đặc biệt là tâm lý học.

Thay đổi này đã tạo ra một cách tiếp cận mới, cũng như quá trình phân tích tâm lý khách hàng thông qua các đặc tính tâm lý có khả năng dẫn đến hành vi mua sắm của họ. Sự góp mặt của hành vi và tâm lý người tiêu dùng đã giúp việc thực hiện marketing trở nên tỉ mỉ hơn, tập trung vào việc phát triển và thử nghiệm các lý thuyết tâm lý khách hàng.

Khoa học về tâm lý khách hàng

Khoa học về tâm lý khách hàng

Hiện nay, hành vi người tiêu dùng được coi là một phần quan trọng của tiếp thị và là một đơn vị nghiên cứu chính trong hầu hết các chương trình marketing cơ bản. Đó không chỉ vì đây là một cách hiệu quả để nghiên cứu hành vi mua sắm mà còn là vì tính đa dạng giúp doanh nghiệp chinh phục được mọi loại khách hàng.

Các loại tâm lý khách hàng thường gặp

Không phải tất cả khách hàng đều giống nhau, mỗi cá nhân đều mang theo mình những nhu cầu, mong muốn, và đặc điểm riêng biệt. Hiểu được sự đa dạng này cùng khả năng phân tích tâm lý khách hàng chính là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp và tối ưu hóa trải nghiệm người tiêu dùng.

Khách hàng đã có am hiểu

Nhóm khách hàng tinh hoa thường có sự am hiểu sâu sắc về sản phẩm mà họ đang quan tâm. Tuy nhiên, do tự tin vào kiến thức của mình, họ thường đặt nhiều câu hỏi và hoài nghi về thông tin do người bán cung cấp. Để giải quyết tình huống này, doanh nghiệp nên duy trì sự bình tĩnh và sử dụng các thuật ngữ chuyên môn khi giới thiệu sản phẩm.

Khách hàng luôn đồng quan điểm

Nhiều người bán hàng thường hiểu nhầm rằng những khách hàng dễ đồng ý sẽ có khả năng mua sản phẩm cao nhất. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nhóm người tiêu dùng này là họ dễ dàng chấp nhận mọi lời khuyên mà không thực sự quan tâm. Ngoài ra, họ thường giữ thái độ trung lập và không bày tỏ rõ ràng nhu cầu của mình, khiến nhân viên bán hàng gặp khó khăn trong việc tư vấn và chốt đơn.

Khách hàng luôn đồng quan điểm

Khách hàng luôn đồng quan điểm

Khách hàng lịch sự

Nhóm khách hàng cư xử lịch sự thường rất dễ chịu trong quá trình mua sắm và giao dịch. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nên cung cấp tư vấn nhiệt tình, để khách hàng tự do đưa ra quyết định mà không cảm thấy bị ép buộc. Quan trọng nhất, hãy thể hiện sự chân thành và nhiệt tâm để xây dựng lòng tin với nhóm khách hàng này.

Khách hàng khó tính

Nhóm khách hàng khó tính thường tỏ ra “gắt gỏng” và “khó chịu” với nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhân viên cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi đối mặt với tình huống này. Trong quá trình tư vấn, hãy giao tiếp một cách khéo léo và xử lý tình huống tinh tế để tránh xảy ra mâu thuẫn.

Khách hàng khó tính

Khách hàng khó tính

Khách hàng đa nghi

Nhóm khách hàng này thường có xu hướng kiểm chứng mọi điều mà doanh nghiệp quảng cáo hoặc tư vấn, chẳng hạn như đọc đánh giá, so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ với nhiều thương hiệu khác (về giá cả, tính năng, chức năng,...) nhằm loại bỏ sự nghi ngờ của mình.

Vì vậy, để giải quyết được nghi vấn từ khách hàng, người bán cần phải tư vấn một cách cẩn trọng, đồng thời kèm theo các dẫn chứng thuyết phục, nổi bật khi giới thiệu từng đặc điểm hoặc tính năng của sản phẩm.

Khách hàng hay mặc cả

Nhóm khách hàng này thường rất nhạy cảm và kỹ lưỡng khi cân nhắc về giá cả. Trước khi quyết định mua, họ thường nghiên cứu kỹ về giá của từng sản phẩm và so sánh với các thương hiệu khác. Những khách hàng thích mặc cả thường có tâm lý muốn giành lợi thế trong quá trình đàm phán giá.

Để thuyết phục nhóm khách hàng này, người bán nên nhấn mạnh sự công bằng trong chính sách giá mà doanh nghiệp áp dụng cho tất cả người tiêu dùng. Đồng thời, hãy cung cấp thêm các ưu đãi như giảm giá hoặc miễn phí vận chuyển. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy họ vẫn nhận được nhiều giá trị khi mua hàng.

>>Đừng bỏ lỡ: Cách phân loại khách hàng

Khách hàng hay mặc cả

Khách hàng hay mặc cả

13 cách "bắt bài" tâm lý khách hàng hiệu quả

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, hiểu rõ tâm lý khách hàng là yếu tố then chốt để xây dựng chiến lược marketing và bán hàng thành công. Khi nhà kinh doanh nắm bắt được suy nghĩ, mong muốn và nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng và nắm được cách chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Đơn điệu hóa quy trình mua hàng

Nếu quy trình mua hàng quá phức tạp, khách hàng có thể cảm thấy bực bội và từ bỏ việc mua sắm. Do đó, việc đơn giản hóa quy trình mua hàng là cần thiết để giúp khách hàng thoải mái hơn và đưa ra quyết định mua nhanh chóng hơn. Một số cách để đơn giản hóa quy trình này bao gồm:

  • Tạo trải nghiệm thanh toán đơn giản và thuận tiện: Chắc hẳn ai cũng sẽ thích một quy trình thanh toán suôn sẻ. Như việc ứng dụng thẻ hay mã QR sẽ là một cách tuyệt vời để rút ngắn thời gian thực hiện thanh toán.

  • Cung cấp hướng dẫn thanh toán rõ ràng và đáng tin cậy: Thanh toán chậm đôi khi đến từ sự đắn đo của khách hàng. Việc lắp đặt một bản hình thức thanh toán được chấp thuận sẽ giúp khách hàng có sự chuẩn bị tốt hơn.

  • Hỗ trợ trong việc lựa chọn đơn vị vận chuyển: Việc hỗ trợ đề xuất đơn vị vận chuyển với lợi ích tối ưu chi phí sẽ giúp quá trình mua sắm của khách hàng được diễn ra thuận tiện hơn mà không phải suy nghĩ nhiều.

Tận dụng tính khan hiếm

Tính khan hiếm đề cập đến việc nếu khách hàng không hành động ngay lập tức thì có khả năng bỏ lỡ “deal hời”. Dễ thấy ở việc nếu ai đó nói với khách hàng rằng họ không thể có thứ gì đó, khả năng cao là tâm lý khách hàng lại càng muốn sở hữu nó.

  • Bán hàng đang kết thúc: Giả dụ doanh nghiệp có thể bán bộ bát đĩa cao cấp và chỉ giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định, để khách hàng cảm thấy cấp bách và cần phải mua hàng trước khi thời gian kết thúc.

  • Thông báo sắp hết hàng: Chẳng hạn như doanh nghiệp sẽ tung ra đợt hàng chăn đệm nhập khẩu cuối cùng trong năm trên landing page của mình với bộ đếm ngược trực tuyến, khiến cho khách hàng vội vã muốn chốt đơn.

Tận dụng tính khan hiếm

Tận dụng tính khan hiếm

Ví dụ: Với Shopee tại thời điểm Flash Sale sẽ được chia rõ ra các khung giờ như 0, 9, 12, 15, 18 và 21 giờ. Và ngoài hiển thị thông tin sản phẩm, Shopee làm nổi bật và cập nhật liên tục số lượng sản phẩm đã được bán ra trong phiên sale (có đếm ngược thời gian kết thúc) bằng nhằm thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng để không bỏ lỡ cơ hội.

Cung cấp sự hài lòng tức thì

Trong mua sắm trực tuyến, khách hàng luôn mong muốn được phản hồi và nhận hàng nhanh chóng. Để nâng cao trải nghiệm mua hàng, nhà kinh doanh có thể khai thác tâm lý này trong các hoạt động marketing và bán hàng.

Ví dụ như: Trong vòng 60 giây đầu kể từ khi khách hàng bắt đầu liên lạc là quãng thời gian tốt nhất để phản hồi (Theo nghiên cứu từ “Trải nghiệm khách hàng trong thời đại số” của John A. Goodman). Doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội đó để tạo sự hài lòng tốt nhất

Chỉ ra sự mất mát

Khi tiếp thị và giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp nên tập trung nhấn mạnh cả hai khía cạnh: "cái mất" và "cái được". Hãy làm rõ những gì khách hàng có thể bỏ lỡ nếu không mua sản phẩm, đồng thời mô tả chi tiết lợi ích mà họ sẽ nhận được khi mua hàng.

Việc cung cấp mẫu dùng thử miễn phí là một cách hiệu quả nhằm mang lại trải nghiệm trực tiếp và tác động vào tâm lý khách hàng khi mua hàng online. Giúp khách hàng cảm nhận rõ ràng những giá trị họ sẽ bỏ lỡ nếu không sở hữu nó.

Ví dụ: Một công ty phát triển phần mềm CRM chỉ ra những vấn đề mà khách hàng gặp phải như khó khăn trong quản lý nhân sự và lợi ích của việc ứng dụng phần mềm. Từ đó cung cấp bản dùng thử miễn phí trong 14 ngày với đầy đủ tính năng để khách hàng có trải nghiệm về sự tiện lợi một cách chân thực nhất.

Cung cấp mẫu dùng thử miễn phí

Cung cấp mẫu dùng thử miễn phí

Linh hoạt giữa trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến

Trên thực tế, đã có nhiều khách hàng muốn đến tận nơi mua sắm nhưng lại thiếu thời gian để lựa chọn tại cửa hàng hoặc lo ngại sản phẩm không phù hợp với mình. Vì vậy, họ thường có xu hướng tìm hiểu thông tin về sản phẩm trên website hoặc các trang thương mại điện tử trước để rút ngắn quá trình mua hàng.

Để tận dụng tâm lý này, doanh nghiệp có thể kết nối trải nghiệm mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến. Ví dụ Apple cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến và tùy chỉnh sản phẩm theo sở thích cá nhân của họ trên website, chẳng hạn như tùy chọn màu sắc hoặc dung lượng trước khi nhận hàng tại cửa hàng.

Tận dụng hiệu ứng đám đông

Linh hoạt giữa trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến

Tận dụng hiệu ứng “đám đông”

Hiệu ứng đám đông là hiện tượng tâm lý khách hàng khi thấy nhiều người sử dụng hoặc yêu thích một sản phẩm nào đó, ta cũng có xu hướng muốn sử dụng hoặc yêu thích sản phẩm đó. Đây là một nguyên lý tâm lý học được gọi là “bằng chứng xã hội”, thông qua phân tích tâm lý khách hàng và cho rằng họ thường tin vào những gì được chứng minh bởi người khác.

Bằng cách hiển thị các bằng chứng xã hội như số lượng người mua, số lượt xem, số lượt đánh giá, theo dõi, chia sẻ hoặc các ý kiến của các chuyên gia, người nổi tiếng hay người dùng thực tế về sản phẩm của doanh nghiệp.

Ví dụ: Nếu bán sách trên mạng, doanh nghiệp có thể hiển thị số lượng sách đã bán, số lượt đọc, số lượt đánh giá, hoặc các bài viết, video trên các trang web, mạng xã hội hoặc kênh truyền thông khác để kích thích mọi người cũng muốn mua hàng.

Tận dụng hiệu ứng đám đông

Tận dụng hiệu ứng đám đông

Khơi gợi cảm giác "có qua có lại"

Nguyên tắc "có qua có lại" trong tâm lý học khách hàng chỉ ra rằng khi ai đó tặng chúng ta một điều gì đó, chúng ta thường cảm thấy có trách nhiệm phải đáp lại bằng một hành động tương tự. Cảm giác buộc phải mua sản phẩm sau khi thử mẫu miễn phí tại siêu thị, đã từng hay chưa từng có trải nghiệm này? Đó chính là minh chứng cho nguyên tắc này trong thực tế.

Khơi gợi cảm giác “có qua có lại”

Khơi gợi cảm giác “có qua có lại”

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, việc trực tiếp trao mẫu thử cho khách hàng là điều khó khăn. Vậy làm thế nào để áp dụng nguyên tắc "có qua có lại" này trong bối cảnh trực tuyến? Hãy cùng nhau khám phá một số phương pháp sau:

  • Tặng quà khi mua hàng: Tâm lý khách hàng thường yêu thích những món quà nhỏ đi kèm với đơn hàng của mình, dù giá trị không lớn, nhưng nó tạo ra sự gắn kết và khơi dậy cảm giác muốn đáp lại từ phía họ.

  • Tiếp thị nội dung hữu ích: Cung cấp những thông tin giá trị qua các bài viết, hướng dẫn, hoặc đánh giá sản phẩm là một cách hiệu quả để doanh nghiệp mang đến giá trị cho khách hàng. Ví dụ, một công ty có thể viết bài so sánh các phần mềm CRM tốt nhất để giúp khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp.

  • Tạo bất ngờ thú vị: Khi tặng quà không được thông báo trước, khách hàng sẽ cảm thấy vui mừng và hài lòng, từ đó không chỉ giúp duy trì lòng trung thành mà còn kích thích họ thử nghiệm những sản phẩm mới mà họ chưa biết đến trước đó.

Ví dụ Khi mua một đôi giày, khách hàng thường nhận được một đôi tất đi kèm. Món quà này tuy nhỏ nhưng thiết thực, tạo cảm giác được quan tâm, khiến khách hàng có thiện cảm với thương hiệu hơn.

Thể hiện ngôn ngữ gần gũi, thân mật

Một bầu không khí thân mật và cởi mở sẽ là bàn đạp hoàn hảo đưa khách hàng đến với sản phẩm một cách hiệu quả hơn. Khách hàng luôn muốn cảm thấy được chăm sóc, và cách người bán tương tác với họ chính là chìa khóa để xây dựng một doanh nghiệp thành công.

Để nắm bắt tâm lý khách hàng, ngôn ngữ của người bán cần mang tính đàm thoại và thân mật. Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và chất lượng cao nhất, tạo cảm giác thoải mái và gần gũi với thương hiệu cho khách hàng.

Chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”

Khách hàng thường không đưa ra quyết định mua hàng ngay lập tức mà cần được tiếp xúc nhiều lần với sản phẩm hoặc thương hiệu trước, đây là một loại hiện tượng tâm lý khách hàng khi mua hàng online, được gọi là "mưa dầm thấm lâu". Theo nguyên lý này, khi khách hàng càng tiếp xúc nhiều lần với một đối tượng, tâm lý khách hàng sẽ càng có xu hướng thích và tin tưởng nó hơn.

Đây chính là lý do tại sao các nhà quảng cáo thường xuyên lặp lại thông điệp và hình ảnh của sản phẩm trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Để áp dụng chiến thuật "mưa dầm thấm lâu" trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể:

  • Tạo ra nhiều nội dung liên quan đến sản phẩm/thương hiệu: Đăng tải nội dung hấp dẫn, có giá trị trên các kênh truyền thông xã hội, blog, email, video, podcast... để khách hàng thường xuyên tiếp xúc và ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp.

  • Sử dụng công cụ re-marketing: Hiển thị lại quảng cáo cho những khách hàng đã từng ghé thăm trang web hoặc xem sản phẩm của doanh nghiệp, tùy chỉnh thông điệp theo sở thích, hành vi hoặc giai đoạn mua hàng của họ để gia tăng khả năng chuyển đổi.

  • Tặng khuyến mãi và ưu đãi: Cung cấp các ưu đãi đặc biệt hoặc quà tặng cho khách hàng trung thành hoặc tiềm năng, thông qua email, tin nhắn hoặc thông báo, để thúc đẩy họ quay lại và thực hiện mua hàng.

  • Cung cấp cơ hội trải nghiệm sản phẩm: Cho phép khách hàng dùng thử miễn phí, cho mượn hoặc thuê sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định, giúp họ cảm nhận được giá trị thực sự của sản phẩm và tăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự.

Ví dụ: Hình thức remarketing dựa trên lịch sử duyệt web cũ của khách hàng nhằm hiển thị quảng cáo về các sản phẩm mà họ đã quan tâm trước đó trong khi sử dụng mạng xã hội. Điều này giúp gợi nhớ và giữ sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu, thúc đẩy họ tiến gần hơn với quyết định mua hàng.

Chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”

Chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”

Thể hiện sự đồng quan điểm với khách hàng

Một trong những kỹ năng quan trọng để nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả là thể hiện sự đồng cảm. Kết nối cảm xúc là yếu tố thiết yếu trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Người bán cần phải trung thực và lắng nghe cẩn thận vấn đề của khách hàng, đồng thời ghi nhớ những chi tiết quan trọng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nét mặt và cử chỉ cũng là cách hiệu quả để thể hiện sự chia sẻ và đồng cảm với khách hàng bởi vì “khi một người thấy bạn vui vẻ như thế nào lúc gặp họ, thì họ cũng không thể ngừng vui vẻ khi gặp lại bạn” (trích “How to win friends and influence people” - Dale Carnegie).

Chiến lược định giá

Mọi người có thể cân nhắc rất nhiều với sản phẩm giá 10.000.000đ hơn là với sản phẩm 10.000đ. Cho thấy, giá cả là một trong những yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy quyết định chốt đơn của khách hàng. Tâm lý khách hàng bị tác động rất nhiều bởi giá cả, vì thế hãy sử dụng một số cách sau để thúc đẩy mua hàng.

  • Giá theo combo: Combo sản phẩm là khi kết hợp hai hay nhiều mặt hàng để bán thành “một sản phẩm”. Ở mỗi combo sản phẩm phải đảm bảo các sản phẩm trong đó liên quan đến nhau (Giả sử: về chăm sóc tóc thì bao gồm dầu xả, dầu gội, gel dưỡng tóc) và nếu mua một combo thì giá sẽ tốt hơn khi mua lẻ.

  • Hiển thị so sánh giá: Khi hiển thị các so sánh mức giá đối với các sản phẩm tương tự (của chính doanh nghiệp hoặc đối thủ) và cho thấy mức giá hiện tại hợp lý hơn sẽ dễ nắm bắt tâm lý khách hàng và khiến họ mua hàng.

Chiến lược định giá

Chiến lược định giá

Khuyến khích việc khách hàng chia sẻ trải nghiệm

Việc xem xét đánh giá trước khi quyết định mua sản phẩm là thói quen phổ biến của nhiều khách hàng hiện nay. Những phản hồi từ người tiêu dùng thực tế về chất lượng sản phẩm có thể giúp tác động vào tâm lý khách hàng khi mua hàng online bằng việc tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu.

Vì vậy, hãy khuyến khích khách hàng để lại bình luận và đánh giá sau khi mua hàng. Doanh nghiệp có thể thúc đẩy hành vi này bằng cách trao cho khách hàng những quyền lợi đặc biệt hoặc ưu đãi khi họ chia sẻ ý kiến của mình.

Đảm bảo doanh nghiệp luôn đáng tin cậy

Khuyến khích việc khách hàng chia sẻ trải nghiệm

Đảm bảo doanh nghiệp luôn đáng tin cậy

Cam kết và nhất quán trong tâm lý khách hàng đang đề cập đến việc doanh nghiệp phải thật trung thực, đồng nhất cả trong lời nói lẫn hành động.

  • Chính sách hoàn trả: Cam kết hoàn trả là một trong những cách hiệu quả để khiến khách hàng an tâm hơn. Như là khách hàng có thể hoàn trả trong vòng 7 ngày sau khi mua hàng nếu sản phẩm không đúng như đã mô tả.

  • Luôn trung thực: Tránh để bị cuốn theo các lý thuyết tâm lý khách hàng mà khiến tính trung thực bị ảnh hưởng nếu nhà kinh doanh không muốn giảm sự uy tín của doanh nghiệp.

Tìm hiểu “phần mềm CRM là gì” mà có thể quản lý được mối quan hệ khách hàng

Đảm bảo doanh nghiệp luôn đáng tin cậy

Đảm bảo doanh nghiệp luôn đáng tin cậy

Tạm kết

Từ cái nhìn tổng quan cũng như cách tác động đến tâm lý khách hàng, việc sử dụng luân phiên và linh hoạt các chiến thuật trên sẽ mang lại hiệu quả và các giá trị vượt trội cho doanh nghiệp. Không sai khi gọi tâm lý khách hàng là “vận khí” mang đến những cơ hội đắt giá mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ và khai thác.

CloudGO - Bộ giải pháp chuyển đổi số tinh gọn

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu