Chuyển đổi số Chia sẻ về chuyển đổi sốGiai đoạn bứt phá thuận lợi của nền kinh tế số 2024
NĂM 2024 - ĐẨY MẠNH KINH TẾ THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cập nhật lần cuối: 20/02/2024 1.060 lượt xem

Giai đoạn bứt phá thuận lợi của nền kinh tế số 2024

Kết thúc năm 2023 với nhiều biến động và khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng hơn về chuyển đổi số để chuyển mình trong năm mới. Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng và nhận biết được giai đoạn thích hợp để số hóa thì các doanh nghiệp có thể xem qua đề xuất 4 trụ cột ưu tiên trong năm mới 2024.

Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam năm vừa qua

Theo báo cáo của Cisco & IDC về chỉ số tăng trưởng số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại châu Á - Thái Bình Dương, có khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng trong hoạt động kinh doanh. 62% doanh nghiệp đang đặt kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mới. Đáng mừng hơn là 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi bởi nhiều đối thủ cùng ngành và chuyển đổi số đã giúp họ cạnh tranh một cách công bằng hơn.

Qua những con số biết nói ở trên cũng đã thấy được phần nào sự rõ ràng trong nhận thức của nhiều doanh nghiệp về chuyển đổi số.

Thực trạng chuyển đổi số tại Việt NamTuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi chỉ mới có 31% doanh nghiệp ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, 53% đang quan sát và chỉ có 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ và nhân lực số hóa không đạt yêu cầu (17%),thiếu nền tảng công nghệ chuẩn, phù hợp (16,7%),thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)...

Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột ưu tiên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có những phát biểu về chuyển đổi số quốc gia Thủ tướng nêu rõ chủ đề chuyển đổi số năm 2024 là: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột ưu tiên:

  • Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (đây là ngành công nghiệp chủ đạo, cung cấp công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, nội dung số cho phát triển kinh tế số);

  • Ưu tiên số hóa các ngành kinh tế gắn với tăng năng suất lao động xã hội, sản lượng, quản lý và đổi mới sáng tạo (đây là mặt trận chính cho sự phát triển của nền kinh tế số, mở ra không gian phát triển mới);

  • Ưu tiên quản trị số (đảm bảo cho sự phát triển nhanh chóng và lành mạnh của nền kinh tế số);

  • Ưu tiên phát triển dữ liệu số (là yếu tố sản xuất then chốt trong sự phát triển của nền kinh tế số).

Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột ưu tiên

Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột ưu tiên

Cụ thể hơn, "Mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống cần có vốn, lao động, tài nguyên. Chuyển sang phát triển nền kinh tế số, chúng ta phải có vốn mới (công nghệ tài chính),lao động mới (robot thông minh, in 3D…),tài nguyên mới (dữ liệu số, điện toán đám mây, công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, ý tưởng mới như chuỗi khối)", Thủ tướng phân tích.

Tuy nhiên điều đáng mừng trong năm 2023 vừa qua nhân lực tại Việt Nam cũng đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu về lĩnh vực chuyển đổi số để số hóa doanh nghiệp thành công. Không còn quản lý rườm rà thủ công ở nhiều giai đoạn.

Bên cạnh đó, theo thống kê Việt Nam là nước có du học sinh nhiều nhất Đông Nam Á cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam cũng đang từng ngày tiếp thu nhiều kiến thức từ các nước khác. Đây là yếu tố then chốt để chuyển đổi số nhân lực số phải có học vấn và được đào tạo bài bản hơn.

Một báo cáo nữa là hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam thì nhân viên bán hàng (Sales) vẫn dùng điện thoại cá nhân, sổ sách hoặc Excel, và tận dụng não trái để ghi nhớ từng thông tin khách hàng. Tuy nhiên, những công cụ này không phải là những thứ tối ưu để lưu trữ và khai thác thông tin.

Nhiều khi nhớ đó, ghi chú đó nhưng bẳng đi một thời gian thì không còn chú tâm tới nữa. Hoặc có nếu nhớ thì chỉ là đa phần mang tính chất cảm tính, vì không được liên kết và so sánh với nhiều dữ liệu khác. Vậy giai đoạn nào sẽ là thời cơ thuận lợi để thực hiện số hóa doanh nghiệp.

Giai đoạn thích hợp để chuyển đổi số là khi…

Số lượng nhân viên của mỗi công ty và doanh nghiệp sẽ ngày càng được mở rộng dẫn đến việc khó kiểm soát hơn. Một khi dữ liệu và thông tin về khách hàng ngày càng lớn lúc này chuyển đổi số sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần và rủi ro sẽ cao hơn.

Vậy nên thời điểm thích hợp và tối ưu được chi phí chuyển đổi số nhất là giai đoạn khi doanh nghiệp đang ở quy mô vừa và nhỏ (SMEs). Vì chuyển đổi số lúc này đang ở quy mô mẫu thử và chi phí chỉ dừng lại ở mức phù hợp.

Chẳng hạn, sai lệch dữ liệu sẽ làm mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi mà một thông tin khiếu nại của một khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm ghi lại nhưng không khớp với ID mua hàng của khách hàng đó thì dữ liệu ghi nhận giá trị là bằng 0 và ảnh hưởng rất lớn khi hàng loạt khách hàng cùng gặp lỗi tương tự. Nhưng nếu doanh nghiệp SMEs thấy được điều này và hình tượng ra được bức tranh lớn hơn trong tương lai thì có thể ứng dụng chuyển đổi số để phòng tránh lặp lại vấn đề trong tương lai.

Trong năm 2023, CloudGO đã tự tổ chức và đồng hành tư vấn chuyển đổi số không chỉ 11 sự kiện mà còn 50 chương trình tập huấn, thu hút hơn 2.000 người tham dự tại 12 tỉnh thành khắp cả nước. Sứ mệnh của CloudGO không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, mà còn là tạo ra một diễn đàn chân thành để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và thách thức mà họ đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số.

CloudGO tổ chức và tham dự sự kiện về chuyển đổi số

CloudGO tổ chức và tham dự sự kiện về chuyển đổi số

Với tiêu chí Đổi mới - Sáng tạo - Hiệu quả CloudGO đặt mục tiêu sẽ giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng việc chuyển đổi số từ con người đến quy trình vận hành.

Để thích ứng với nền kinh tế mới 2024 nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực như Công nghệ dịch vụ đa phương tiện đã sẵn sàng kế hoạch bứt phá cho năm mới. Sẵn sàng Đổi mới - Sáng tạo để thích ứng là từ khóa mà hầu hết các doanh nghiệp đặt ra cho năm 2024 bởi thị trường khó khăn mà doanh nghiệp vẫn giữ kế hoạch cũ kết quả không thay đổi thì rất khó tồn tại.

Ông Bùi Cao Học Chuyên Gia chuyển đổi số - CEO CloudGO

Ông Bùi Cao Học Chuyên Gia chuyển đổi số - CEO CloudGO

Ông Bùi Cao Học Chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số - CEO & Co-Founder CloudGO chia sẻ :

“Chúng tôi sẽ có những giải pháp điều chỉnh so với năm 2023 để phù hợp hơn với tình hình kinh tế khó khăn, chẳng hạn trước đây chúng tôi bán phần mềm và giải pháp với mức giá cao phần mềm đóng gói cho doanh nghiệp lớn. Thì lúc này 2024, chúng tôi chia nhỏ sản phẩm và cho thuê gói nhỏ để phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

Còn về thực trạng chung về công nghệ tại Việt Nam và cả thế giới đang phát triển rất nhanh xu hướng mới trong năm 2024 sẽ đổi mới sáng tạo như AI, Blockchain, IoT (internet of Things),VR và nhiều công nghệ mới sẽ là một điểm ấn tượng của năm nay.

Để bắt kịp và ứng dụng được hết tất cả loại công nghệ này là một bài toán chi phí rất lớn, thay vào đó hãy đi từng bước chuyển đổi chậm mà chắc qua những giải pháp đã được ứng dụng và chứng minh được hiệu quả từ trước như giải pháp ERP (Quản lý doanh nghiệp),CRM (Quản lý mối quan hệ khách hàng),HRM (Quản lý nguồn nhân lực),...

Nguồn tham khảo:

https://thanhnien.vn/chuyen-doi-so-gan-lien-voi-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-185231227081536731

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nam-2024-tap-trung-phat-trien-kinh-te-so-voi-4-tru-cot-uu-tien-115649.htm

CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu