10 Cách thu thập thông tin khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
Trong kinh doanh, việc hiểu khách hàng là rất quan trọng để đưa ra các chiến lược và sản phẩm phù hợp. Vì vậy, việc thu thập thông tin khách hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp, data thông tin khách hàng được xem là tài sản giá trị của các doanh nghiệp.
Chính vì thế, việc thu thập thông tin khách hàng lại càng quan trọng nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 10 cách thu thập thông tin khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất, giúp bạn tăng cường kiến thức về khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
10 Cách thu thập thông tin khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất
Tạo khảo sát trực tuyến
Khảo sát trực tuyến là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng công nghệ internet để gửi các câu hỏi đến đối tượng mục tiêu và thu thập các câu trả lời của họ thông qua các công cụ. Các công cụ khảo sát phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo bao gồm SurveyMonkey, Google Forms, Typeform, Wufoo, Qualtrics,...
Lợi ích mang lại
Thu thập dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả với số lượng khảo sát lớn.
Tiết kiệm chi phí và thời gian so với thu thập dữ liệu khảo sát thủ công.
Tăng tính chính xác và độ tin cậy vì thông tin cho chính đối tượng mục tiêu chủ động cung cấp.
Dễ dàng quản lý và phân tích lượng dữ liệu đã thu được từ đối tượng mục tiêu.
Các bước tạo một khảo sát trực tuyến hiệu quả
Xác định mục tiêu của khảo sát là gì.
Lựa chọn công cụ khảo sát trực tuyến phù hợp.
Thiết kế câu hỏi rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ.
Thiết lập quy trình khảo sát phù hợp bao gồm việc thiết lập thời gian, phạm vi và cách thức phân phối khảo sát cho đối tượng mục tiêu.
Khi đã thu thập đủ dữ liệu, bạn cần phân tích kết quả khảo sát. Kết quả khảo sát này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định và hành động dựa trên những thông tin được thu thập từ khảo sát của bạn.
Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu
Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu
Google Analytics
Google Analytics là một trong những công cụ phân tích dữ liệu trực tuyến hàng đầu, được cung cấp miễn phí bởi Google.
Để thu thập thông tin khách hàng trên Google Analytics, bạn có thể sử dụng các tính năng sau:
Bạn có thể xem số lượng khách truy cập trang web của bạn, nguồn lưu lượng từ các kênh như tìm kiếm, truy cập trực tiếp hoặc qua các kênh khác.
Các thông tin về hành vi của khách hàng trên trang web, bao gồm thời gian ở lại trang web, số trang đã xem, thao tác trên trang,... sẽ được hiển thị rõ ràng.
Google Analytics cung cấp các thông tin về đối tượng khách hàng, bao gồm độ tuổi, giới tính, địa điểm, sở thích,...
Facebook Analytics
Facebook Analytics là công cụ phân tích dữ liệu trực tuyến của Facebook, giúp bạn đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị trên nền tảng Facebook.
Để thu thập thông tin khách hàng trên Facebook Analytics, bạn có thể sử dụng các tính năng sau:
Theo dõi các hoạt động của người dùng trên trang Facebook: Bạn sẽ xem được thông tin về lượt thích, bình luận, chia sẻ và các hoạt động khác của khách hàng,...
Theo dõi lượng truy cập và nguồn lưu lượng từ các quảng cáo trên Facebook: Số lượng khách truy cập trang web của bạn thông qua các quảng cáo trên Facebook sẽ được đo lường rõ ràng.
Phân tích thông tin về đối tượng khách hàng: Các thông tin về đối tượng khách hàng, bao gồm độ tuổi, giới tính, địa điểm... sẽ được lưu trữ.
Cả Google Analytics và Facebook Analytics đều là những công cụ phân tích dữ liệu trực tuyến được sử dụng phổ biến hiện nay được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến và phát triển kinh doanh.
10 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay cho Sales
Theo dõi hành vi trên website
Google Tag Manager là một công cụ giúp quản lý các đoạn mã theo dõi hành vi và sự kiện trên trang web một cách dễ dàng.Thay vì phải cài đặt từng mã theo dõi một cách riêng biệt, Google Tag Manager cho phép bạn quản lý tất cả các mã theo dõi hành vi và sự kiện trên trang web của mình từ một nơi duy nhất.
Để sử dụng Google Tag Manager, bạn cần:
Tạo tài khoản Google Tag Manager và cài đặt đoạn mã theo dõi của Google Tag Manager trên trang web của mình.
Sau đó, bạn có thể thêm các thẻ (tag) vào trang web của mình bằng cách tạo các trigger (kích hoạt) cho từng thẻ.
Mỗi trigger có thể được định cấu hình để kích hoạt các thẻ trong các trường hợp nhất định, chẳng hạn như khi người dùng nhấp vào nút nào đó hay hoàn thành một hành động trên trang web.
Bộ đôi Google Analytics và Google Tag Manager là 2 công cụ bổ trợ cho nhau một cách vô cùng hiệu quả khi nó có thể cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về khách hàng của mình. Bạn có thể sử dụng các công cụ này để theo dõi và phân tích dữ liệu, giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi người dùng trên trang web của mình một cách toàn diện.
Theo dõi mạng xã hội
Thu thập thông tin khách hàng bằng cách theo dõi mạng xã hội cũng là một cách rất hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh. Dưới đây là một số cách thu thập thông tin khách hàng bằng cách theo dõi mạng xã hội:
Theo dõi hoạt động của khách hàng trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, và LinkedIn,... Bạn có thể biết được những thông tin cá nhân của họ cũng như sở thích, điều họ quan tâm thông qua những điều mà họ chia sẻ trên mạng xã hội đó.
Theo dõi các đánh giá và bình luận của khách hàng để biết thêm thông tin về cảm nhận của khách hàng về một chủ đề nào đó.
Bạn cũng có thể theo dõi các hashtag liên quan đến đối tượng mục tiêu
Sử dụng các công cụ giám sát mạng xã hội như Hootsuite, Brandwatch, Agorapulse, Sprout Social... để theo dõi hoạt động của khách hàng trên mạng xã hội.
Gửi email theo dõi
Gửi email theo dõi
Để tạo email theo dõi, bạn cần thực hiện các bước sau:
Chọn nền tảng email marketing phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
Nền tảng email marketing thường cung cấp nhiều mẫu email khác nhau, bạn có thể tìm kiếm các mẫu email theo dõi hoặc tùy chỉnh mẫu email của riêng mình.
Tạo nội dung email một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Bạn có thể bao gồm các thông tin như tên, địa chỉ email, số điện thoại và các thông tin khác mà bạn muốn thu thập từ khách hàng.
Thêm liên kết theo dõi vào email để theo dõi các hành động của người nhận email. Liên kết này có thể đưa người nhận đến một trang đích hoặc một khảo sát.
Kiểm tra lại nội dung và định dạng của email để đảm bảo rằng nó đáp ứng được yêu cầu. Sau đó, bạn có thể gửi email cho danh sách khách hàng của mình và bắt đầu thu thập thông tin theo dõi.
Các khảo sát gửi cho khách hàng trong email theo dõi có thể là khảo sát thông tin cá nhân khách hàng, khảo sát về sản phẩm, mức độ hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ,... Để có thêm đa dạng thông tin từ phía khách hàng, giúp tăng cao khả năng thấu hiểu khách hàng.
CloudMAIL - Giải pháp tiếp thị email tự động
Quy trình tiếp thị email tự động bằng CloudMAIL
Không chỉ thu thập và lưu trữ dữ liệu hành vi người dùng trên web, thiết bị sử dụng, địa điểm truy cập… giúp cho doanh nghiệp chủ động và sẵn sàng trong việc tối ưu các chiến dịch tiếp thị, mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng kịch bản tiếp thị, chăm sóc, nuôi dưỡng và cập nhật hồ sơ khách hàng tự động
Với CloudMAIL, sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng người đúng thời điểm đúng nội dung. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu được nhiều thời gian cũng như nâng cao hiệu quả các chiến dịch tiếp thị.
Ngoài ra, giải pháp tiếp thị mail tự động còn có nhiều hình thức tiếp thị cho một thông điệp như: email, text message, web push notification…Vì vậy giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa được trải nghiệm khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Để biết thêm chi tiết các tính năng của giải pháp CloudMAIL truy cập: Tại đây
Tham khảo bảng giá của CloudMAIL - Giải pháp tiếp thị email tự động
Sử dụng chatbot
Sử dụng chatbot
Sử dụng chatbot để thu thập thông tin khách hàng là một cách hiệu quả để tương tác với khách hàng một cách tự động. Để có thể ứng dụng chatbot vào công việc, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Chọn một nền tảng chatbot phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
Sau khi chọn nền tảng chatbot, bạn cần thiết lập chatbot với các câu hỏi cụ thể để thu thập thông tin từ khách hàng.
Bạn có thể tùy chỉnh giao diện chatbot để phù hợp với thương hiệu của mình.
Kết nối chatbot với trang web hoặc ứng dụng của mình để khách hàng có thể truy cập chatbot và bắt đầu tương tác.
Chatbot có thể được thiết lập để thu thập thông tin khách hàng như tên, địa chỉ email, số điện thoại và các thông tin khác mà bạn muốn thu thập từ khách hàng.
Sau khi thu thập thông tin từ chatbot, bạn có thể phân tích và đánh giá kết quả để hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.
Điều tra thị trường
Các công ty nghiên cứu thị trường thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập thông tin từ khách hàng và thị trường, bao gồm khảo sát, tập trung nhóm, phỏng vấn và quan sát. Sau khi thu thập dữ liệu, các công ty này sẽ phân tích và tạo ra các báo cáo để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và thị trường của mình, đồng thời đưa ra các đề xuất và giải pháp để cải thiện kinh doanh.
Một số các công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu bạn có thể tham khảo:
Nielsen Vietnam
Kantar TNS Vietnam
Cimigo
GfK Vietnam
Decision Lab Vietnam
Tổ chức các cuộc tập hợp ý kiến
Để tổ chức các cuộc tập hợp ý kiến để thu thập thông tin và phân tích dữ liệu khách hàng, ta có thể thực hiện 6 bước cơ bản sau:
Xác định mục tiêu của cuộc tập hợp ý kiến tìm hiểu ý kiến khách hàng về sản phẩm, đánh giá dịch vụ của công ty, đề xuất ý tưởng mới,...
Lựa chọn hình thức tập hợp ý kiến như khảo sát trực tuyến, điều tra trực tiếp, tập hợp ý kiến qua điện thoại,... sao cho phù hợp.
Thiết kế câu hỏi và nội dung của cuộc tập hợp ý kiến sao cho rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với mục tiêu của cuộc tập hợp ý kiến.
Chọn đối tượng tham gia tập hợp ý kiến sao cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thu thập và phân tích dữ liệu để rút ra các kết luận và đưa ra các giải pháp thích hợp. Có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hỗ trợ trong quá trình này.
Đưa ra các giải pháp và cải thiện dựa trên kết quả phân tích dữ liệu để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng cường doanh số.
Quá trình này có thể được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu thị trường hoặc bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty.
Sử dụng tiếp thị trực tiếp
Sử dụng tiếp thị trực tiếp
Tiếp thị trực tiếp là một phương pháp thu thập thông tin khách hàng bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng thông qua các cuộc hội thoại, thăm dò hoặc các tương tác trực tiếp khác. Đây là một phương pháp hiệu quả để nắm bắt được ý kiến, sở thích, nhu cầu và phản hồi của khách hàng.
Để tổ chức một chiến dịch tiếp thị trực tiếp thành công, bạn có thể làm theo các bước sau:
Xác định mục tiêu của chiến dịch rõ ràng và cụ thể.
Lên kế hoạch và chuẩn bị tài liệu để tiếp cận khách hàng, bao gồm các bài thuyết trình, bảng tóm tắt, bài kiểm tra hoặc các hình thức tương tác khác.
Xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận.
Thực hiện chiến dịch bằng cách tiếp cận khách hàng trực tiếp, chủ động hỏi ý kiến và ghi lại phản hồi của khách hàng.
Phân tích kết quả và đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch.
Sử dụng các công cụ tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện là một cách hiệu quả để thu thập thông tin khách hàng, tạo sự tương tác và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Dưới đây là các bước để tổ chức một sự kiện thành công để thu thập thông tin khách hàng.
Xác định chính xác mục tiêu của sự kiện sẽ giúp bạn lựa chọn các hoạt động phù hợp để thu thập thông tin khách hàng.
Điều quan trọng là bạn cần chọn địa điểm và thời gian phù hợp để thu hút khách hàng đến tham gia sự kiện của bạn.
Bạn nên tạo ra một kế hoạch chi tiết về các hoạt động, trang thiết bị và nhân sự cần thiết để tổ chức sự kiện.
Quảng bá sự kiện là cách để thông báo cho khách hàng về sự kiện của bạn và thu hút họ đến tham gia. Bạn có thể sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads, Google Ads hoặc Email Marketing để quảng bá sự kiện của bạn đến khách hàng tiềm năng.
Tạo ra các hoạt động tương tác để thu thập thông tin khách hàng. Ví dụ, bạn có thể tạo ra các trò chơi, phần thưởng hay các hoạt động liên quan đến sản phẩm của bạn để khách hàng có thể tham gia.
CloudLEAD - Giải pháp CRM thu lead đa kênh
CloudLEAD - Giải pháp thu lead đa kênh giúp thu thập, xử lý, gắn nhãn, phân loại, phân nhóm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho doanh nghiệp.
Với khả năng thu thập dữ liệu đa kênh, đa dạng nguồn, CloudLEAD đã giúp cho doanh nghiệp tổ chức lưu trữ, xử lý và khai thác data lead một cách tập trung, chuyên nghiệp và hiệu quả. Giảm thiểu khả năng thất thoát dữ liệu, thời gian xử lý, phân loại data thủ công do doanh nghiệp có quá nhiều data, nhiều nơi, nhiều nguồn lưu trữ
CloudLEAD - Giải pháp CRM thu lead đa kênh
Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp tính năng chiến dịch tiếp thị đa kênh (SMS, ZNS, Email) để doanh nghiệp có thể chủ động tiếp cận và khai thác các tập khách hàng đã được phân nhóm, phân loại trước đó.
Không những vậy, CloudLEAD con tự động kết nối và đồng bộ thông tin doanh nghiệp mới thành lập từ các trang dữ liệu công khai (theo Luật tiếp cận thông tin 2016) của chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn dữ liệu cập nhật tức thời cho phòng ban kinh doanh mà không tốn thời gian tìm kiếm và xử lý thủ công như trước đây.
Với những tính năng ưu việt của CloudLEAD hy vọng có thể một phần nào đó giải quyết bài toán về khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
Tìm hiểu các phần mềm quản lý và thu thập thông tin khách hàng:
- Phần mềm crm
- Phần mềm chăm sóc khách hàng
- Phần mềm quản lý dự án
- Phần mềm quản lý bán hàng
- Phần mềm quản lý công việc
- Phần mềm chấm công
- Phần mềm quản lý doanh nghiệp
- Tổng đài voip giá rẻ
CloudGO - Giải pháp quản lý tiếp thị, bán hàng
và chăm sóc khách hàng toàn diện
Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai