Câu chuyện thành côngBa câu chuyện buồn mà một CEO phải đọc.
Ba câu chuyện buồn mà một CEO phải đọc. - OnlineCRM
Cập nhật lần cuối: 06/11/2018 4.674 lượt xem

Ba câu chuyện buồn mà một CEO phải đọc.

Ba câu chuyện buồn mà một CEO phải đọc.

Từ lúc khởi nghiệp đến khi thành danh bất kỳ CEO nào cũng gặp phải rất nhiều sai lầm và những câu chuyện buồn. Dưới đây là 3 trong số “rất rất” nhiều câu chuyện buồn mà các CEO đã trải qua.

Ba câu chuyện buồn mà một CEO phải đọc.

Câu chuyện thứ nhất:

Ở một công ty nọ, có nhân viên A1 rất xuất sắc và chăm chỉ, anh đã theo một khách hàng lớn (C) trong gần một năm trải qua rất nhiều khó khăn rồi cũng đến ngày anh dần đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng khó tính. Một chuyện bất ngờ đã xảy ra gia đình anh chuyển đến một vùng đất khác anh buộc phải thu xếp công việc đi theo gia đình. Mọi thứ đều phải dừng lại kể cả cái hợp đồng kia. Ít lâu sau nhân viên A2 tiếp quản công việc và do không nắm được nhưng gì A1 đã trao đổi. A2 lại phải làm lại với khách hàng khó tính này và lần này câu chuyện còn buồn hơn. A2 không đủ khả năng thuyết phục vị khách hàng này vì hiện tại C đã có mối quan tâm khác và tạm dừng dự án đã từng trao đổi với A1.

Bài học:

Công ty đã không xây dựng một hệ thống đồng bộ thông tin cơ sở dữ liệu khách hàng. A2 không thể kế thừa thành quả mà A1 đã mất rất nhiều công sức tạo dựng. Đó chính là một lãng phí “ghê gớm” với công ty. Công ty mất đi một hợp đồng lớn mà nhẽ ra họ đủ khả năng để có nó.

Câu chuyện thứ hai:

Một Doanh nghiệp đang ăn nên làm ra thì người Trưởng phòng Kinh doanh xin nghỉ việc mà không rõ lý do. Một thời gian sau xuất hiện một đối thủ cạnh tranh rất mạnh với Doanh nghiệp kể trên. CEO của đối thủ này không ai khác chính là người Trưởng phòng xưa kia. Điều này không có gì lạ và khó hiểu khi người CEO hiểu thị trường hiểu khách hàng nên anh ta kinh doanh cũng lĩnh vực điều đó chẳng có gì xấu. Nhưng có một điều không ai nói ra và đều “ngầm hiểu” đó là việc rò rỉ khách hàng. Khi công ty còn nhỏ chẳng ai quan tâm đến việc phải bảo mật khách hàng, dữ liệu bị vứt lăn lóc ở sổ sách, file excel và bất kỳ ai cũng có quyền xem, copy, …. Nhưng khi công ty lớn lên mỗi một khách hàng tương đương các hợp đồng ngàn USD thậm chí triệu USD. Rò rỉ khách hàng không phải là tổn thất triệu USD sao?

Bài học:

Dữ liệu khách hàng là tài sản quan trọng nhất của Doanh nghiệp. Có thể thay Chủ tịch HĐQT, có thể thay CEO, có thể thay Sale Manager nhưng không thể thay thế khách hàng. Cần có ý thức xây dựng và bảo vệ tài sản ngay từ khi vẫn còn là doanh nghiệp nhỏ

Câu chuyện thứ ba:

Một tập đoàn nọ có rất nhiều khách hàng và dĩ nhiên doanh thu của họ cũng rất tốt. Nhưng không phải lúc nào cũng là mùa xuân. Vào cuối năm đó báo cáo tài chính chỉ ra doanh thu của họ sụt giảm 40% họ đi tìm nguyên nhân và thấy rằng họ đã mất khoảng 20% khách hàng vào tay 2 đối thủ mới tham gia thị trường.

Bài học:

Thị trường ngày càng khốc liệt nếu bạn không thường xuyên tương tác, nói chuyện với khách hàng việc sẽ có một đối thủ khác “nhiệt tình” hơn sẽ không phải là điều gì khó dự đoán.

3 câu chuyện buồn trên là 3 câu chuyện hoàn toàn không đáng có nhưng nó vẫn cứ xảy ra. Phần mềm quản lý khách hàng (Phần mềm CRM) ra đời nhằm giải quyết bớt một số gánh nặng không đáng có để các CEO có thể tập trung thời gian và trí tuệ vào việc hoạch địch những kế hoạch lớn cho doanh nghiệp
Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC
zalo icon

Đặt lịch tư vấn

khao sat yeu cau

Khảo sát yêu cầu